SỰ CHUYỂN ĐỘNG CUẢ TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI

Một phần của tài liệu giao an dia ly 6 kns (Trang 25 - 30)

I) MỤC TIÊU:

- Học sinh hiểu được cơ chế của sự chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời. (Quỹ đạo) Thời gian chuyển động và tính chất của hệ chuyển động.

+ Nhớ vị trí xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí trên quỹ đạo Trái Đất.

- Biết sữ dụng quả Địa cầu để lặp lại các hiện tượng chuyển động tịnh tiến của Trái Đất trên quỹ đạo và chứng minh hiện tượng các mùa .

- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ của con người trong mùa đông và mùa hè.

*TRỌNG TÂM: - Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

II) CHUẨN BỊ:

GV: Tranh vẽ sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Quả Địa cầu.

PP: Giảng giải, nêu vấn đề.

HS: Đồ dùng học tập.

III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

- Trái Đất chuyển động theo hướng nào?

- Thời gian Trái Đất quay 1 vòng quanh trục là mấy giờ?

- Trái Đấtõ quay quanh trục đã sinh ra hiện tượng gì?

- Gọi học sinh lên xác định hướng tự quay của Trái Đất.

3. Bài mới :

Trái Đất có 2 sự vận động chính. Bài trước đã nói về sự vận động tự quay quanh trục . bài này sẽ đề cõùp tới sự chuyển động của Trỏi Đất quanh Mặt Trời và những hệ quả của nú. Đú là hệ quả gỡ?

Hoạt động của GV và HS * Hoạt động 1: (20’) GV: Hướng dẫn giải thích H.23 SGK.

- Theo dõi chiều mũi tên trên quỹ đạo và trên Trái Đất của Trái Đất thì Trái Đất cùng lúc tham gia mấy chuyển động?

- Hướng các vận động trên?

- Nhận xét độ nghiêng và hướng của trục trấi đất ở các vị trí: “ xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí”.

- Sự chuyển động đó gọi là gì?

- Thời gian Trái Đất chuyển động trọn vẹn 1 vòng trên quỹ đạo là bao nhiêu ?

* Chuyển ý: Sự chuyển động cuả Trỏi Đất quanhọ Mặt Trời đã sinh ra hiện tượng gì?

* Hoạt động 2: (13’)

- Dựa vào H23 khi chuyển động trên quỹ đạo trục nghiêng và hướng tự quay của Trái Đất có thay đổi không?

- Quan sát H 24 cho biết: Ngaỳ 22/6 nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời?

- Ngaỳ 22/12 nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời?

Nội dung chính

1) Sự chuyển động tự quay của Trái Đất quanh Mặt Trời:

- Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời từ tây sang đông. Trên quỹ đạo có hình e líp (gần tròn).

- Thời gian Trái Đất chuyển động trọn 1 vòng trên quỹ đạo là 365 ngày 6 giờ.

2) Hiện tượng các mùa :

- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục của Trái Đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi hướng về 1 phía.

 Sinh ra hiện tượng gì?

- Em có nhận xét gì về sự bố phân nhiệt, ánh sáng ở 2 nửa cầu?

- Trái Đất hướng đều cả 2 nửa cầu Bắc và Nam về phía Mặt Trời như nhau vào các ngày nào? Đó là mùa gì?

- Hai nửa cầu luân phiên nhau ngã gần và chếch xa Mặt Trời sinh ra các mùa.

- Sự phân bố ánh sáng và lượng nhiệt các mùa ở 2 nửa cầu hoàn toàn trái ngược nhau.

- Vào ngày 21/3 và 23/9 hai nửa cầu ngã về phía Mặt Trời như nhau. Đó là mùa xuân và mùa thu.

4) Cũng cố (5’)

- Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra 2 thời kỳ nóng và lạnh luân phiên nhau ở 2 nửa cầu trong năm?

- Vào những ngày nào trong năm cả 2 nửa cầu Bắc và Nam đều nhận được những lượng nhiệt như nhau ?

5) Hoạt động nối tiếp: (1’)

- Đọc phần ghi nhớ.

- Đọc bài đọc thêm - Làmứ bài tập 3 SGK.

TUẦN 11

Tiết : 11 Ngày soạn: 31/11/09 Ngày dạy: 2/11/09

Bài 9

HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA

I) MỤC TIÊU:

- Cho học sinh biết được hiờùn tượng ngày, đờm chờnh lệch giữa cỏc mựa là hệ quả cuả sự vận động Trái Đất quanh Mặt Trời .

+ Có khái niệm các đường chí tuyến bắc, chí tuyến nam, vùng cực bắc, nam .

- Biết dùng quả Địa cầu và ngọn đèn để giả thích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau.

- Giáo dục học sinh ý thức tìm tòi các hiện tượng Địa lý.

* TRỌNG TÂM: Mục 1: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

II) CHUẨN BỊ:

GV: Sơ đồ 24; 25 sgk.

Quả Địa cầu .

PP: Đặt vấn đề, gợi mở.

HS: Tìm tài liệu về hiện tượng ngày đêm, Đồ dùng học tập.

III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ : (5’)

Tại sao có 2 thời kì nóng lạnh ở 2 nửa cầu trong năm?

3. Bài mới : * Giới thiệu bài: (1’)

Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa là hệ quả quan trọng thứ hai của sự vận động quanh Mặt Trời của Trái Đất. Hiện tượng này biểu hiện ở các vĩ độ khác nhau, thay đổi thế nào? Biểu hiện ở số ngày có ngày đêm dài suốt 24 giờ ở hai miền cực thay đổi theo mùa ra sao? Những hiện tượng Địa Lý trên có ảnh hưởng tới cuộc sống và sản xuất của con người không? Chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS

* Hoạt động 1: (20’)

- Dựa vào H.24 SGK hãy cho biết vì sao đường biểu hiện trục Bắc _ Nam và đường phân chia sáng tối không trùng nhau?

(Vì đường sáng tối thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo còn đường bắc nam lại nghiêng với mặt phẳng 1 góc 66033’).

- Sự không trùng nhau sinh ra hiện tượng gì?

- Vào ngày hạ chí (22/6) nửa cầu nào ngã về phía Mặt Trời ?

GV dùng quả Địa cầu để chứng minh.

- Vào ngày đó tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến bao nhiêu? (23027’)

- Vĩ tuyến đó gọi là gì? (Chí tuyến bắc)

- Vào ngày đông chí (22/12) ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu?

(23027’)

- Vĩ tuyến đó gọi la chí tuyến gì? (Chí tuyeán nam) - Dựa vào H.25 SGK hãy cho biết:

+ sự khác nhau về độ dài ngày đêm của các địa điểm A,B, ở nửa cầu bắc và các địa đỉêm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu nam vào các ngày 21/6 và 22/12?

+ Độ dài của ngày đêm trong ngày 22/6 và 22/12 ở địa điểm trên đường xích đạo?

Nội dung chính

1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên trái đất:

- Do đường phân chia sáng tôí không trùng với trục trái đất nên sinh hiện tượng ngaỳ đêm dài ngắn khác nhau ở 2 nửa cầu.

- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm lúc nào cũng có ngày,

Chuyển ý: Ở 2 miền cực ngày, đêm dài ngắn như thế nào ta vào phần 2.

* Hoạt động 2: (13’)

- Quan sát H.25 cho biết: Mọi địa điểm từ vĩ tuyến 66033’B chỉ có ngày mà không có đêm:Vĩ tuyến đó là đường gì? ( Vòng cực bắc )

- Các ngày 21/3 và 23/9 độ dài ngày, đêm ở cực Bắc sẽ như thế nào? ( Ngày, đêm dài bằng nhau)

- Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày đêm của địa đỉêm D và D/ ở vĩ tuyến 66033’B và Nam ở 2 nửa cầu sẽ như thế nào ?

đêm dài ngắn như nhau.

2. Ở 2 miền cực số ngaỳ có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo muứa:

- Vào ngày 22/6 và 22/12các địa đỉêm ở vĩ tuyến 66033’B và N có ngày hoặc đêm dài suốt 24 giờ . - Các địa điểm nằm ở cực Bắc và nam có ngày, đêm dài suốt 6 tháng.

3) C ủng côÁ : (5’)

? Dựa vào H.24 sgk phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12.

* Trắc nghiệm : 1/ Đường biểu hiện trục Trái Đất Bắc -Nam và đường phân chia ánh sáng tối làm thành 1 góc :

a) 66033’ b) 23027’

c) 33066’ d) 27023’

2/ Vào các ngày nào sau đây ở khắp mọi nơi trên Trái Đất có ngày đêm dài ngắn như nhau:

a) 21/3và 22/6. b) 22/6 và 23/9

c) 23/9 và 22/12 d) 21/3 và 23/9

5) Hoạt động nối tiếp: (1’) Về nhà đoc phần ghi nhớ.

Làm BT 2+3 SGK.

Chuẩn bị bài tiếp theo.

TUẦN 12

Tiết : 12 Ngày soạn: 8/11/09 Ngày dạy: 11/11/09

Bài 10:

Một phần của tài liệu giao an dia ly 6 kns (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w