SỰ CHUYỂN ĐỘNG CÁC DÒNG BIỂN TRONG ĐẠI DƯƠNG

Một phần của tài liệu giao an dia ly 6 kns (Trang 79 - 85)

- Xác định vị trí hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên bđ.

- Rút ra nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên bản đồ thế giới.

- Nêu được mối quan hệ giữa dòng biển nóng lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy ra.

Kể tên những dòng biển chính.

II) CHUẨN BỊ:

-GV: Bản đồ các dòng biển trong đại dương.

Hình 65 sgk phóng to.

PP: Phân tích, vấn đáp.

- HS: Tham khảo trước nội dung bài thực hành.

III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:

1) Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

2) Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Vì sao độ muối của các biển và đại dương không giống nhau?

3) Bài mới:(34’)

Hướng dẫn học sinh thực hành.

1) Xác định các dòng biển nóng, lạnh trong hai đại dương: TBD, ĐTD. (Dòng nóng màu đỏ, lạnh màu xanh).

? Các dòng biển nóng, lạnh ở hai nữa cầu xuất phát từ đâu? Hướng chảy?

Bắc bán cầu Nam bán cầu.

Hải lưu Vị trí hướng chảy Tên Vị trí hướng chảy.

THÁI BÌNH DƯƠNG

Nóng Cư ro si ô Từ xđ đến Đông Bắc.

Đông Úc Từ xích đạo về đông Nam.

Lạnh Caripe

Ri Na 400B về xích đạo. Phê Ru (Tây

Nam Mỹ) Từ phía Nam 600N chảy lên xích đạo.

ĐẠI TÂY

DƯƠNG Nóng

Guy An Gơn Xtrin.

Bắc xích đạođến 300B chí tuyến Bắc – Bắc Âu đông Bắc Mỹ.

Bra xin Xích đạo đến Nam.

Lạnh La Bra đo

Ca nari Bắc - 400B

400B - 300B Ben Ghê La

Tây Nam Phi. Phía Nam xích đạo.

* Kết luận: a) Hầu hết dòng biển nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ thấp (khí hậu nhiệt đới) chảy lên vùng vĩ độ cao (khí hậu ôn đới).

b) Các dòng bỉên lạnh ở hai bán cầu đều xuất phát từ vùng vĩ độ cao (vùng cực) chảy về vùng vĩ độ thấp (khí hậu ôn đới + nhiệt đới).

2) Dựa vào lược đồ hình 65 sgk trả lời câu hỏi sau:

- Vị trí 4 điểm: A, B, C, D nằm ở vĩ độ nào? (600B) - Đánh dấu 4 Địa điểm từ phải sang trái: 1, 2, 3, 4, 5.

- Địa điểm nào gần dòng biển nóng: C, D có nhiệt độ là: + 30C và + 20C.

- Địa điểm nào gần dòng biển lạnh: A, B có nhiệt độ là: - 190C và - 80C => + Dòng biển nóng làm cho nhiệt độ cá vùng ven biển cao hơn.

+ Dòng biển lạnh làm cho nhiệt độ cá vùng ven biển thấp hơn.

- Nắm vững quy luật của hải lưu có ý nghĩa to lớn trong việc vận tải biển, phát triển nghề cá, cũng cố quốc phòng.

- Nơi gặp gỡ giữa dòng biển nóng và lạnh thường hình thành ngư trường nổi tiếng thế giới.

4) Củng cố: (5’) - Nhận xét chung hướng chảy củ các dòng biển nóng, lạnh trên thế giới.

- Mối quan hệ giữa các dòng biển nóng, lạnh với khí hậu của nơi chúng chảy qua.

5)Hoạt động nối tiếp: (1’) - Nghiên cứu trước bài 26.

TUẦN 33

Tiết 32 Ngày soạn: 22/4/11 Ngày dạy: 23/4/11

BÀI 26

ĐẤT - CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT.

I) MỤC TIÊU:

- Cho học sinh biết được khái niệm về đất (hay thổ nhưỡng).

+ Biết được các thành phần của đất cũng như các nhân tố hình thành nên đất.

+ Hiểu tầm quan trọng, độ phì của đất tăng hay giảm.

- Phân tích hình ảnh sgk.

- Có ý thức trong việc sữ dụng đất hợp lý.

II) CHUẨN BỊ:

- GV: Bản đồ đất Việt Nam.

PP: Phân tích.

-HS: Bảng phụ, đồ dung học tập.

III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:

1) Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.

2) Kiểm tra bài củ: ( không) 3) Bài mới:

* Giới thiệu bài: (1’) SGK

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH

* Hoạt động 1: (8’)

- Giáo viên giải thích: Khái niệm về đất (thổ nhưỡng), thổ là đất, nhưỡng là lớp đất mềm xốp.

? Đất trồng là gì?

? Quan sát H66 nhận xét về màu sắc, độ dày của các lớp đất khác nhau.

? Tầng A có giá trị gì đối với sự sống của thực vật?

* Hoạt động 2: (20’)

1) Lớp đất trên bề mặt các lục Địa : - Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục Địa gọi là lớp đất hay thổ nhưỡng.

2) Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng :

? Đất gồm có những thành phần nào?

? Cho biết nguồn gốc của thành phần khoáng trong đất.

? Tại sao chất hữu cơ chiếm tỷ lệ nhỏ trong đất lại có vai trò lớn đối với thực vật?

? Thành phần hữu cơ của đất có nguồn gốc từ đâu?

? Tại sao chất mùn lại có thành phần quan trọng nhất của chất hữu cơ.

? Đất và đá giống nhau ở chổ nào?

( Có tính chất, chế độ nước, tính thấm khí, độ chua)

? Đất khác đá? ( Đất có độ phì nhiêu).

? Độ phì nhiêu là gì?

* Hoạt động 3: (10’) - Các nhân tố hình thành nên đất:

(Đá mẹ, khí hậu, thời gian và con người. Sinh vật, Địa hình).

* Trong ba nhõn tố quan trọng nhất là đỏ mẹ, sinh võùt và khí hậu.

? Tại sao đá mẹ là quan trọng nhất?

(Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất)

? Sinh Vật có vai trò quan trọng như thế nào?

(Sinh vật là nguồn gốc tạo ra thành phần hữu cơ).

? Khí hậu có vai trò gì trong quá trình hình thành nên đất?

(Nhiệt độ, lượng mưa làm phân huỷ khoáng chất và chất hữu cơ trong đất.)

a) Thành phần của thổ nhưỡng:

- Thành phần khoáng: Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

+ Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đá gốc.

- Thành phần chất hữu cơ:

+ Chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất.

+ Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động thực vật bị biến đổi do các sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn.

+ Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển.

b) Đặc điểm của thổ nhưỡng:

- Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật: Nước, không khí, chất dinh dưỡng, nhiệt độ để thực vật sinh trưởng và phát triển.

3) Các nhân tố hình thành nên đất:

- Các nhân tố hình thành nên đất là: Đá mẹ, sinh vật và khí hậu. Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của điạ hình và thời gian.

4) Củng cố: (5’) ? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?

? Chất mùn có vai trò quan trọng như thế nào?

* Trắc nghiệm: 1) Thành phần khoáng trong đất được hình thành do :

a) Đá bị vỡ vụn. b) Các khoáng chất như phốt phát.

c) Câu a sai, câu b đúng. d) Cả hai câu đều đúng.

2) Loại đất đá ở Tây Nguyên ta có nguồn gốc từ đá mẹ:

a) Gra nít. b) Ba zan.

c) Đá vôi. d) Tất cả đều sai.

5)Hoạt động nối tiếp: (1’) - Học tập và sưu tầm tranh ảnh về thực vật, động vật ở các đới khí hậu trên Trái Đất.

TUẦN 34

Tiết: 33 Ngày soạn: 25/4/11

Ngày dạy: 27/4/11

BÀI 27

LỚP VỎ SINH VẬT-CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC-ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT.

I) MỤC TIÊU:

- HS cần nắm được khái niệm lớp vỏ sinh vật.

Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái Đất và mối quan hệ giữa chúng.

Ý thức vai trò của con người trong việc phân bố động, thực vật.

- Phân tích tranh ảnh.

- Giúp các em hiểu biết hơn thực tế.

II) CHUẨN BỊ:

- GV: BĐ Đ Bảng phụ.

- HS: Bảng phụ. Dụng cụ học tập.

III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG : 1) Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 2) Kiểm tra bài cũ : (5’)

? Đất là gì? Đất gồm có những thành phần nào?

3) Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH

* Hoạt động 1: (9’) HS đọc mục 1 sgk.

- SV có mặt từ bao giờ trên Trái Đất?

- SV tồn tại và phát triển ở những đâu trên bề mặt Trái Đất?

(Các sv sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sinh vật, sv xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển).

* Hoạt động 2: (15’)

GV treo tranh ảnh thực vật điển hình cho 3 đới khí hậu:

hoang mạc, nhiệt đới, ôn đới.

Giới thiệu H67:

- Rừng mưa nhiệt đới nằm trong đới khí hậu nào, đặc điểm thực vật ra sao?

- Có nhận xét gì về sự khác biệt 3 cảnh quan tự nhiên trên? Nêu nguyên nhân của sự khác biệt đó?

(Đặc điểm rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm, nhiều trần, rừng ôn đới rụng lá mùa đông, hàn đới thực vật nghèo nàn)

- Quan sát H67,68 cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự phát triển của cảnh quan thực vật?

1) Lớp vỏ sinh vật:

- Các sv sống trên bề mặt TĐ tạo thành lớp vỏ sv.

- SV xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển.

2) Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật: : a. Đối với thực vật :

- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật.

(Lượng mưa và nhiệt độ)

- Nhận xét sự thay đổi từng loại rừng theo độ cao. Tại sao có sự thay đổi loại rừng như vậy? (Càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên thực vật thay đổi theo)

- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vcật không?

- Địa phương em có cây trồng gì đặc sản?

- Quan sát H69,70 cho biết mỗi loại động vật trong mỗi miền tại sao lại có sự khác nhau? (Khí hậu, Địa hình mỗi miền ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển giống loài).

- Hãy cho VD về mối quan hệ giữa ĐV, TV. (Rừng nhiệt đới phát triển nhiều tầng thì có nhiều động vật sinh sống)

* Hoạt động 3: (10’)

- Tại sao con người ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới sự phân bố thực vật, động vật trên Trái Đất?

(+ Tích cực: Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sợ phân bố. Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao).

(+ Tiêu cực: Phá rừng bừa bãi- Tiêu cực TV,ĐV mất nơi cư trú sinh sống. Ô nhiểm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số dẩn đến thu hẹp môi trường).

- Ảnh hưởng của Địa hình tới sự phân bố thực vật:

+ Thực vật chân núi: Rừng lá rộng.

+ Thực vật sườn núi: Rừng lá hổn hợp.

+ Thực vật núi cao gần đỉnh: Lá kim.

- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố tv, các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.

b. Động vật:

- Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.

- Động vật chịu nảnh hưởng của khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển được.

c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật:

- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.

- Thành phần, mức độ tập trung của tv ảnh hưởng tới sự phân bố các loaì động vật.

3) Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất:

a. Tích cực:

- Mang giống cây trồng từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.

- Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có hệu quả kinh tế cao.

b. Tiêu cực:

- Phá rừng bừa bãi: tv,đv mất nơi cư trú.

- Ô nhiểm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số: thu hẹp môi trường sống của sinh vật.

4. Củng cố: Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất.

5. Hoạt động nối tiếp: làm bài tập cuối bài. Chuẩn bị ôn tập học kì 2.

TUẦN 34

Tiết: 34 Ngày soạn: 27/4/11 Ngày dạy: 29/4/11

Một phần của tài liệu giao an dia ly 6 kns (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w