I) MỤC TIÊU:
- Cho học sinh biết được độ muối của nước biển và nguyên nhân làm cho nước biển và đại dương có muối.
Biết được các hình thức vận động của biển và đại dương (sóng, thuỷ triều, dòng biển) và nguyên nhân của chúng.
- Quan sát bản đồ, lược đồ, nhận biết 4 đại dương lớn trên thế giới.
- Có ý thức giữ gìn, không làm ô nhiễm nước biển và đại dương.
II) CHUẨN BỊ:
- GV: Bản đồ tự nhiên thế giới, bđ các dòng biển.
Tranh vẽ về sóng, thuỷ triều.
pp : so sánh, vấn đáp.
- HS: Bảng phụ, dụng cụ học tập.
III) DỰ KIẾN CÁC HOẠT ĐỘNG:
1) Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Sông và hồ khác nhau như thế nào?
3) Bài mới:
* Giới thiệu bài: (1’) SGK
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
* Hoạt động1: (13’)
- Học sinh xác định, chứng minh trên bản đồ tự nhiên thế
1) Độ muối của nước biển và đaị dương:
giới 4 đại dương thông với nhau.
? Độ mặn của nước biển và đại dương là?
(35% có ý nghĩa là 1000gr nước biển thu được 35gr muối, trong đó 27,3gr muối ăn).
? Độ muối của biển nước ta là?
? Tại sao nước biển lại có vị mặn?
(Vì nước biển hoà tan nhiều loại muối)
? Độ muối do đâu mà có?
? Độ muối của nước biển và đại dương có giống nhau không? Vì sao?
(Không giống nhau, vì mật độ sông suối đổ ra biển, độ bốc hơi.)
? Tại sao nước biển ở vùng chí tuyến lại mặn hơn ở vùng khác? (Nhiệt độ cao mà mưa lại hiếm).
? Vì sao độ muối nước ta thấp?
( Lượng mưa trung bình lớn)
* Hoạt động 2: (20’)
? Quan sát H61 sgk nhận biết và mô tả hiện tượng sóng biển?
* Sóng từng đợt dào dạt xô vào bờ chỉ là ảo giác.
Thực ra sóng là sự vận động tại chổ của các hạt nước.
? Vậy sóng là gì?
? Nguyên nhân tạo ra sóng? (Gió, động đất, núi lửa) Gió càng to - sóng càng lớn.
Gọi hocù sinh đọc sỏch giỏo khoa phần a.
? Sức phá hoại của sóng thần, sóng biển khi có bão lớn?
- Qs H62, H63 sgk nhận xét sự thay đổi của ngấn nước ven bờ biển?
? Diện tích bãi biển H62, H63? Tại sao bãi biển có lúc rộng ra? Thu hẹp lại?
* Kết luận: Nước biển có lúc dâng lên, lúc lùi xa - gọi là nước triều.
? Vậy thuỷ triều là gì?
? Thuỷ triều có mấy loại? (3 loại)
+ Loại 1: Đúng quy luật: Bán nhật triều (2 lần/ ngày) + Loại 2: Không đúng quy luật: Nhật triều (1 lần/ 1ngày) + Loại 3: Không đúng quy luật: Thuỷ triều không đều (1 lần /1 ngày, 2 lần/ 1ngày).
- Các biển và đại dương đều thông với nhau.
- Độ mặn trung bình nước biển, đại dương là 35%o.
- Độ muối của biển nước ta là: 33%0
- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất đá trong lục Địa đưa ra.
2) Sự vận động của nước biển và đại dương:
a) Sóng biển :
- Là sự chuyển động của các hạt nước biển theo những vòng lên xuống theo chiều thẳng đứng. Đó là sự chuyển động tại chỏ của hạt nước biển.
b) Thuỷ triều:
- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ.
? Ngày triều cường vào thời giam nào?
(Đầu tháng, giữa tháng).
? Ngày triều kém vào thời gian nào?
(Trăng lưỡi liềm, đầu tháng, cuối tháng - thuỷ triều xuống thấp, gọi là ngày triều kém.)
? Nguyên nhân của triều cường?
(Do sức hút của mặt trăng và Mặt Trời lớn nhất)
? Nguyên nhân của triều kém?
(Do sức hút của mặt trăng và Mặt Trời nhỏ nhất).
=> Kết luận: Như vậy vòng quay của mặt trăng quanh Trái Đất có quan hệ chặt chẽ với thuỷ triều.
? Nguyên nhân nào sinh ra thuỷ triều?
Giáo viên bổ sung: Việc ngiên cứu và nắm quy luật của thuỷ triều phục vụ cho nền kinh tế như đánh cá, sản xuất muối, sữ dụng năng lượng thuỷ triều bảo vệ tổ quốc: 3 lần chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng.
* Trên Biển và đại dương ngoài vận động sóng còn có những dòng nước như dòng sông trên lục Địa - gọi là dòng biển hay hải lưu.
? Vậy dòng biển là gì?
- GV: Giải thích H64: Mũi tên đỏ - dòng biển nóng.
Mũi tên xanh - dòng biển lạnh.
? Quan sát H64 đọc tên các dòng biển nóng, lạnh, nhận xét sự phân bố.
? Dựa vào đâu chia ra dòng biển nóng, lạnh?
(Nhiệt độ dòng biển chênh lệch với nhiệt độ khối nước xung quanh nơi xuất phát các dòng biển)
? Em hãy nêu vai trò của các dòng biển?
( Điều hoà khí hậu, giao thông, đánh bắt hải sản.)
- Sức hút của mặt trăng và 1 phần Mặt Trời làm nước biển và đại dương vận động lên xuống gọi là thuỷ triều.
c) Dòng biển:
- Trong các biển và đại dương có những dòng nước chảy như những dòng sông trên lục Địa đó là dòng biển.
- Các dòng biển có ảnh hưởng đến khí hậu các vùng ven biển mà chúng chảy qua.
4) Củng cố: (5’) 1) Vì sao độ muối của các biển và đại dương không giống nhau?
(Vì phụ thuộc vào mật độ sông suối đổ ra biển, độ bốc hơi.) 2) Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất?
* Trắc nghiệm: 1/ Nguyên nhân chính của thuỷ triều:
A/ sức hút của mặt trăng, Mặt Trời. B/ Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất.
C/ Động đất, núi lửa dưới biển. D/ Các nguyên nhân trên.
2/ Độ mặn của nước biển sẽ thay đổi tuỳ theo:
A/ Nhiệt độ cao hay thấp. B/ Gió nhiều hay ít.
C/ Mưa to hay nhỏ. D/ Tất cả đều đúng.
5) Hoạt động nối tiếp: (1’) - Tìm hiểu những khu vực có dòng biển nóng, lạnh chảy qua thì khí hậu như thế nào?
TUẦN 32
Tiết 31 Ngày soạn: 10/4/11 Ngày dạy: 11/4/11