Chương 4:THIẾT KẾ HÌNH CẮT DỌC

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐƯỜNG BỘ THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG AB PHẠM MINH TUẤN (Trang 32 - 34)

- Các điểm chi tiết trên đường cong cĩ thể xác định bằng phương pháp

Chương 4:THIẾT KẾ HÌNH CẮT DỌC

Ï š & œ Ị

Trong các yếu tố hình học cĩ thể nĩi hình cắt dọc cĩ ảnh hưỡng lớn đến nhiều chỉ tiêu khai thác cơ bản nhất của đường như tốc độ, thời gian, năng lực thơng xe, an tồn xe chạy, mức tiêu hao nhiên liệu, giá thành vận doanh . . . Vì vậy khi thiết kế hình cắt dọc cần tuân thủ các yêu cầu sau:

• Đảm bảo tuyến hài hịa ít thay đổi, nên dùng độ dốc bé. Chỉ trong trường hợp khĩ khăn mới dùng đến giá trị giới hạn: iMax.

• Khi thiết kế hình cắt dọc phải phối hợp với thiết kế bình đồ và thiết kế hình cắt ngang.

• Đảm bảo yêu cầu các điểm khống chế suốt dọc tuyến đường. Thốt nước tốt cho nền đường và khu vực hai bên đường đảm bảo nền đường luơn khơ ráo. Đảm bảo thốt nước tốt cho rãnh dọc, trong đường đào và đường đắp thấp độ dốc dọc khơng được nhỏ hơn 0.5% trong điều kiện đặt biệt cĩ thể làm độ dốc dọc lớn hơn hoặc bằng 0.3%. Độ dốc của rãnh dọc thường lấy bằng độ dốc của đường đỏ và phải đảm bảo nước chảy thơng suốt.

• Để khối lượng đào đắp nhỏ và đảm bảo cho nền đường ổn định cố gắng cho đường đỏ đi gần hoặc song song với đường đen.

• Để thốt nước tốt cho rãnh dọc, đồng thới chống lắng đọng và cỏ mọc trong rãnh dọc. Ơû những nơi đường đắp thấp và đường đào nên bố trí đường đỏ cĩ độ dốc dọc tối thiểu là 0.5%. Cá biệt ở những nơi khĩ khăn cĩ thể bố trí dốc dọc 0.3%.

• Đường ở địa hình khĩ khăn cĩ độ dốc dọc lớn hơn 5% thì cứ 2000m phải bố trí một đoạn chêm cĩ chiều dài khơng nhỏ hơn 150m và độ dốc dọc khơng lớn hơn 2.5%.

• Ơû những nơi thay đổi độ dốc dọc mà tổng đại số hai độ dốc kề nhau lớn hơn hoặc bằng1%(cấp đường 80km/h) thì phải bố trí đường cong nối dốc đứng.

• Ngồi ra khi thiết kế hình cắt dọc cần phải bảo đảm các yêu cầu sau: + Tránh đào trên đồng bằng.

+ Tránh đắp trên sườn dốc.

+ Tránh nước của nền đường đắp chảy vào nền đường đào.

+ Đổi dốc trong đường cong chỉ nên đổi dốc ở những vị trí điểm P hoặc bằng ¼ đường cong tính từ điểm P.

+ Khi nền đắp lớn hơn 0.5m cĩ thể thiết kế độ dốc dọc 0%.

• Từ những điểm nêu trên cĩ phương án thiết kế trắc dọc như sau:

+ Sau khi lên cao độ đường đen cần kết hợp bình đồ và đường đen để vẽ hình cắt ngang của tất cả các cọc trên tuyến, đây là hình cắt ngang hiện trạng

+ Xác định các điểm cao độ khống chế trên tuyến. Dựa vào hình cắt ngang và cao độ các điểm khống chế cĩ thể xác định hình cắt ngang là nền đào hồn tồn, đào chữ L, nữa đào nữa đắp hay nền đắp.

Với cách vẽ trên vẽ được phương án tuyến cĩ đặc điểm sau:

Trên tồn tuyến cĩ độ dốc dọc lớn nhất là 5.8% nhỏ nhất là 0%. Độ dốc bình quân trên tồn tuyến tương đối nhỏ. Phương án này đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật quy định trong tiêu chuẩn thiết kế đường TCVN 4054-98. Trong phương án này cĩ số lượng cống như sau:

Phương án 1: Cống địa hình : 2 cống đơi ∅ 2.0m. Cống cấu tạo : 11 cống ∅ 1.0m. Phương án 2: Cống địa hình: 2 cống đơi ∅ 2.0m. 1 cống ∅ 2.0m và 1 cống ∅ 1.0m. Cống cấu tạo: 9 cống ∅ 1.0m.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ ĐƯỜNG BỘ THIẾT KẾ TUYẾN ĐƯỜNG AB PHẠM MINH TUẤN (Trang 32 - 34)