Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.
Hải Dương có diện tích: 1662 km2. Đây là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía đông giáp Thành phố Hải Phòng, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang. Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng.
Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày.
Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái
33
Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
Hải Dương có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh và 10 huyện: Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Ninh Giang, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Miện, Cẩm Giàng và Bình Giang. Trung tâm hành chính: Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả tỉnh.
Dân số của tỉnh là hơn 1.703.492 người (theo điều tra dân số năm 2009).
Trong đó:
+ Mật độ dân số trung bình: 1.044,26 người/km2; Dân số thành thị: 324.930 người; dân số nông thôn: 1.378.562 người; Nam: 833.459 người;
Nữ: 870.033 người.
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.
Năm 2018 được nhận định là năm có nhiều dấu ấn quan trọng của Chính phủ cũng như của UBND tỉnh trong việc nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho kinh tế xã hội phát triển.
Kinh tế tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP giá 2010) ước tăng 9,1% so với năm 2017 (KH năm tăng 8% trở lên); lĩnh vực văn hóa xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực, các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định; an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Triển khai các Nghị quyết của Trung ương về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giảm biên chế; về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
34
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 9,1% so với năm 2017, cao hơn bình quân cả nước (ước tăng gần 7,0%); thấp hơn một số tỉnh lân cận như Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình; trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLTS) tăng 6,0%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,8% (công nghiệp +11,1%, xây dựng +7,7%); dịch vụ tăng 6,8%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 9,4% - 58,8% - 31,8% (năm 2017 là 9,6% - 57,9% - 32,5%).
Đóng góp vào tăng trưởng chung 9,1%, nhóm ngành NLTS đóng góp 0,6 điểm%; công nghiệp, xây dựng đóng góp 6,4 điểm% (trong đó, công nghiệp đóng góp 6,0 điểm%, xây dựng đóng góp 0,4 điểm%); dịch vụ đóng góp 2,1 điểm%.
Năm 2018, khu vực NLTS có mức tăng trưởng cao (+6,0%); nguyên nhân chính do khu vực trồng trọt có một năm được mùa, cây lúa và nhiều loại cây hàng năm khác cho năng suất cao; đặc biệt sản lượng quả vải cao nhất từ trước đến nay (hơn 66 nghìn tấn, gấp hơn 2,3 lần năm 2017).
Ngành công nghiệp, xây dựng của tỉnh có những sản phẩm chủ yếu như điện, xi măng, ô tô chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 50%) trong giá trị sản xuất ngành, tăng trưởng của ngành này sẽ quyết định tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá 2010) ước đạt 227.467 tỷ đồng, bằng 115,7% kế hoạch năm, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước; tăng cao ở một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như: SX điện tử, máy tính; SX kim loại; SX trang phục, giày dép; trong đó có sự đóng góp chủ yếu của các DN có vốn đầu tư nước ngoài (trong nước chỉ Lilama 69-3; Môi trường xanh An Phát; thép Hòa Phát và năng lượng Hòa Phát là các DN lớn có mức tăng khá).
Trong năm hoạt động xúc tiến thương mại được đẩy mạnh, tổ chức tốt Lễ hội vải thiều Thanh Hà - Hải Dương năm 2018, ký kết hợp đồng tiêu thụ vải thiều và các mặt hàng nông sản với một số địa phương, doanh nghiệp
35
trong và ngoài tỉnh; tổ chức các hội chợ mời gọi các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại năm 2018, gồm 41 hội trợ, triển lãm. Tích cực triển khai các hoạt động kết nối cung cầu, gắn sản xuất với tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất hàng hóa. Triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử Hải Dương” thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2018.
Giá trị hàng hóa xuất khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 6.404 triệu USD, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu chủ yếu từ khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Một số mặt hàng xuất khẩu cơ bản có giá trị tăng so với cùng kỳ năm trước: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện +36,7%; hàng dệt may +20,0%; dây điện và cáp điện +19,3%; đá quý, kim loại quý tăng 14,9%; giầy dép các loại +13,5%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa năm 2018 ước đạt 5.928 triệu USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước.
Một số mặt hàng nhập khẩu cơ bản có kim ngạch tăng khá so với cùng kỳ năm trước: vải các loại tăng 29,2%; nguyên phụ liệu dệt may, da giày tăng 23,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác tăng 22,0%; điện tử và linh kiện điện tử tăng 18,5%.
Trong năm 2018 ước giải quyết việc làm mới cho 37.915 lao động, đạt 100,3% kế hoạch. Thị trường lao động tiếp tục được củng cố và phát triển, đã tổ chức 76 phiên giao dịch việc làm, tổ chức giới thiệu việc làm cho 8.752 người lao động, đạt tỉ lệ 100% so với kế hoạch năm. Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 33.390 triệu đồng, thu hút 795 dự án, hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho 795 lao động.
36
Kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại 24 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trên địa bàn tỉnh, kiến nghị yêu cầu doanh nghiệp khắc phục những tồn tại về pháp luật lao động sau kiểm tra.
Tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân người có công với cách mạng; triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội, trẻ em, bình đẳng giới và phòng chống tệ nạn xã hội góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội; tiếp tục thực hiện tốt việc tiếp nhận, nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Tích cực vận động, huy động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết nguyên đán 2018. Ước thực hiện năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 2,5% . Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đạt kết quả tích cực, tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2018 đạt 88,2%.