Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TẠI CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2. Khái quát thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương
2.3.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế
Thứ nhất, hiện vẫn chưa có sự phân định rõ ràng giữa chức năng, nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng với chính quyền trong quản lý CBCC nói chung và quản lý công chức nói riêng. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp, tại nhiều địa phương, không riêng gì Hải Dương vẫn còn tình trạng chồng chéo giữa các quy định của các cấp ủy Đảng với các quy định trong các văn bản của các cơ quan HCNN. Từ đó, dẫn đến việc hiểu và vận dụng các quy định chưa có sự thống nhất, thậm chí có trường hợp, một số cơ quan viện dẫn và áp dụng
“linh hoạt” một trong hai loại văn bản của Đảng và của Nhà nước nên dẫn đến tình trạng không thống nhất.
Thứ hai, việc quy định về thẩm quyền và tổ chức thực hiện pháp luật về phân công, phân cấp quản lý công chức giữa các cấp chính quyền địa phương nói riêng và giữa trung ương với địa phương nói chung còn chưa thực sự được thể hiện rõ và mạnh mẽ. Bởi hiện nay, các thẩm quyền liên quan tới quản lý công chức chủ yếu vẫn tập trung ở cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, vẫn chưa có quy định cụ thể về việc đảm bảo sự tự chủ thực sự cho các cơ quan trực tiếp sử dụng công chức trên các nội dung, như:
tuyển dụng, bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý hay đánh giá công chức thuộc quyền quản lý,... mặc dù trong những năm gần đây, các cơ quan HCNN đã được quyền tự chủ nhiều hơn trong quản lý nhân sự của mình. Nhưng trên
70
thực tế, các cơ quan sử dụng công chức vẫn chưa được quyền quyết định việc tuyển dụng thêm người mới dựa trên nhu cầu công việc nếu không được phân bổ chỉ tiêu biên chế, không có nhiều quyền trong xác định tiêu chuẩn tuyển dụng cũng như không có quyền chủ động lựa chọn hình thức và nội dung thi tuyển. Chính nguyên nhân này dẫn tới thực trạng nội dung thi tuyển hiện nay dù đã có nhiều cải tiến, song vẫn chưa thực sự phù hợp với từng loại công chức, ở từng ngành, từng lĩnh vực khác nhau.
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng vẫn chưa có nhiều thẩm quyền trong việc quyết định tới quá trình bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý thuộc quyền mình quản lý. Còn đối với hoạt động đánh giá công chức, việc quy định thẩm quyền quyết định về chủ thể, tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá do vẫn thuộc về các cơ quan trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ) nên các cơ quan trực tiếp sử dụng công chức chưa có thực quyền nhiều trong nội dung này.
71
Tiểu kết chương 2
Có thể thấy, quản lý CBCC nói chung và thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nói riêng đang là vấn đề mang tính chiến lược của tiến trình cải cách nền HCNN và gắn liền với việc nâng cao hiệu quả của QLNN. Qua phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở Hải Dương có thể thấy, tuy mới chỉ là những kết quả bước đầu, song việc thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở tỉnh Hải Dương thời gian qua đã có những chuyển biến đáng kể, góp phần từng bước đổi mới công tác quản lý công chức, tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ này, đồng thời lựa chọn và sử dụng công chức phù hợp với thực tế quản lý ở địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình thực hiện pháp luật về quản lý công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh ở Hải Dương vẫn còn những khiếm khuyết nhất định trong từng nội dung cụ thể, như: tuyển dụng, bổ nhiệm, ĐTBD và đánh giá công chức. Những hạn chế đó một phần do những bất cập trong cơ chế về quản lý CBCC ở nước ta nói chung, một phần cũng do tỉnh Hải Dương chưa thực sự chú trọng đẩy mạnh phân cấp quản lý cũng như triển khai việc thực hiện các văn bản về quản lý công chức cho các cấp chính quyền ở địa phương nói riêng.
Những nội dung liên quan đến việc đổi mới phân cấp quản lý công chức theo Luật CBCC và nhiều văn bản hướng dẫn đã được ban hành, song cho đến thời điểm hiện tại, trong khi nhiều địa phương trong cả nước đã ban hành quy định mới về phân cấp quản lý CBCC, UBND tỉnh Hải Dương vẫn chưa ban hành được quyết định thay thế Quyết định cũ quy định về phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy – cán bộ, công chức, viên chức – lao động vốn căn cứ theo những quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003.
72 Chương 3