TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Một phần của tài liệu giao an mon ngu van 7 HKII theo cong van 5512 (Trang 20 - 29)

Bài 18 Tiết 75: Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện: Nghiên cứu tình huống

- Sản phẩm hoạt động: Trình bày được các lí do bạn Nam đi học muộn - Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: GV đưa tình huống Trong giờ sinh hoạt các bạn tranh cãi sôi nổi quanh việc có bầu Nam là học sinh ưu tú trong học kì I hay không. Vấn đề là có đôi lần Nam đã đi học muộn. Là bạn thân của Nam hiểu rõ lí do vì sao Nam đi

muộn hãy chứng minh Giúp để Nam được bình chọn - Phương án thực hiện:

+HS hoạt động cá nhân + Thời gian: 2 phút

- Dự kiến sản phẩm: Các cách xử lí tình huống của học sinh 2. Thực hiện nhiệm vụ:

-. Học sinh : Hoạt động cá nhân-> trình bày

-Giáo viên quan sát, động viên ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả:

- GV gọi 1->2 học sinh trả lời.Các em khác bổ sung(nếu cần) 4. Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá:

=> Vào bài: Trong đời sống, đôi khi ta kể lại một câu chuyện, miêu tả một sự vật, sự việc hay bộc bạch những tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của mình qua các thể loại kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm. Người ta thường bàn bạc, trao đổi những vấn đề có tính chất phân tích, giới thiệu hay nhận định. Đó là nhu cầu cần thiết của văn nghị luận. Vậy thế nào là văn nghị luận? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với thể loại này.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động của GV và HS Nội dung

HĐ 1: Nhu cầu nghị luận?

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu nhu cầu nghị luận là vô cùng cần thiết trong cuộc sống

I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Phương thức thực hiện:Hoạt động cặp đôi - Sản phẩm hoạt động:

+ Câu trả lời của học sinh - Phương án kiểm tra, đánh giá + Học sinh tự đánh giá.

+ Học sinh đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Em hiểu "nghị luận" là gì?

Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như dưới đây không? (- Vì sao em đi học?

Vì sao con người cần phải có bạn? Theo em như thế nào là sống đẹp? Trẻ em hút thuốc lá là tốt hay xấu, lợi hay hại? 1) Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? ) Để trả lời các câu hỏi đó cần sử dụng kiểu văn nào?

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: suy nghĩ, trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên, lắng nghe học sinh

1. Nhu cầu nghị luận:

trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

+Nghị luận: bàn bạc, trao đổi, thảo luận

+Trong đời sống ta vẫn thường gặp những vấn đề như đã nêu trên, không thể trả lời bằng văn miêu tả hay tự sự

+Các câu hỏi phải trả lời bằng lí lẽ, phù hợp => sử dụng văn nghị luận

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình - Học sinh khác bổ sung

4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện . Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật . Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm đều không có sức thuyết phục . Để trả lời những câu hỏi như thế, hàng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, ta thường gặp những kiểu văn bản : Xã luận, bình luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, tạp chí văn học, bài phát biểu ý

- Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.

kiến trên báo chí,...…)

HĐ 2: Khái niệm văn nghị luận

HS đọc văn bản: Chống nạn thất học.

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu thế nào là văn nghị luận .

- Phương pháp: Dạy học theo nhóm - Phương thức thực hiện:Thảo luận nhóm - Sản phẩm hoạt động:

+ Câu trả lời của học sinh trên giấy khổ lớn - Phương án kiểm tra, đánh giá

+ Học sinh tự đánh giá.

+ Các nhóm đánh giá lẫn nhau.

+ Giáo viên đánh giá.

- Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Bác Hồ viết bài này để nhằm mục đích gì? Cụ thể Bác kêu gọi nhân dân làm gì?

Xác định luận đề? Luận điểm,lí lẽ, dẫn chứng của văn bản? Những luận điểm Bác đưa ra có rõ ràng và thuyết phục hay không? Bài phát biểu của Bác nhằm xác lập cho người đọc, người nghe những tư tưởng, quan điểm nào ?Từ đó em hãy rút ra đặc điểm văn nghị luận?

⇒Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng các ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí,...

2. Thế nào là văn nghị luận:

a. Ví dụ:

Văn bản: Chống nạn thất học.

- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện

2.Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:Hoạt động cá nhân->thảo luận nhóm

trình bày

- Giáo viên: Quan sát, động viên,giúp đỡ, lắng nghe học sinh trình bày

- Dự kiến sản phẩm:

*Mục đích:chỉ ra tình trạng thất học .Kêu gọi, thuyết phục nhân dân chống nạn thất học

* Luận đề : Chống nạn thất học.

*Luận điểm:

+ Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình là phải có kiến thức

+ Có kiến thức mới có thể tham gia vào công việc xây dựng nước nhà.

+ Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ.

* Lí lẽ:

+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước CM/8 do Đế quốc gây nên.

+ Điều kiện trước hết cần phải có là nhân dân phải biết đọc, biết viết mới thanh toán được nạn dốt nát, lạc hậu.

+ Việc “chống nạn thất học” có thể thực hiện được vì nhân dân ta rất yêu nước và hiếu học.

*Tư tưởng, quan điểm: Bằng mọi cách phải chống nạn thất học để xây dựng nước nhà, giúp đất nước tiến bộ, phát triển.

3. Báo cáo kết quả:

- Học sinh trình bày ý kiến của mình trên giấy khổ lớn

- Học sinh nhóm khác bổ sung 4. Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung - Giáo viên nhận xét, đánh giá

-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng Hs tự ghi vở

- GV bổ sung, nhấn mạnh:

Văn bản” Chống nạn thất học”Bác đã nêu ra một thực trạng là Pháp cai trị tiến hành chính sách ngu dân khiến 95% Người Việt Nam mù chữ … Nay dành được độc lập phải nâng cao dân trí. Việc chống nạn mù chữ sẽ thực hiện được vì (Người biết chữ dạy cho người không biết. Người chưa biết gắng sức học. Người giàu có mở lớp học ở tư gia. Phụ nữ cần phải học để theo kịp nam giới. ) . Vấn đề này không thể thực hiện bằng văn tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vậy vấn đề này cần phải thực hiện bằng kiểu văn bản nghị luận.

- Luận đề : Chống nạn thất học.

- Luận điểm:

+ Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình là phải có kiến thức + Có kiến thức mới có thể

Em hiểu thế nào là văn nghị luận?

Yêu cầu HS đọc ghi nhớ

tham gia vào công việc xây dựng nước nhà.

+ Biết đọc, viết, truyền bá chữ quốc ngữ, giúp đồng bào thoát nạn mù chữ.

-> Lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

b. Kết luận:

- Văn nghị luận: là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục..

3. Ghi nhớ (sgk) HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG

Mục tiêu:Học sinh kể được một số tình huống trong đời sống cần dùng văn nghị luận

Phương pháp: Học sinh hoạt động cá nhân Sản phẩm: Các tình huống họ sinh nêu ra Tiến trình

1.GV chuyển giao nhiệm vụ

-GV nêu yêu cầu: Tìm một số tình huống trong đời sống cần vận dụng văn nghị luận?

-HS lắng nghe tiếp nhận yêu cầu 2.Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ ,tìm tòi - GV lắng nghe

Dự kiến sản phẩm:

- Bàn tác hại của việc ô nhiễm môi trường?

- Làm thế nào để giảm thiểu ách tắc giao thông?

- Thế nào là học tốt?

3.Báo cáo sản phẩm - GV gọi HS trình bày - HS nhận xét bổ sung - GV nhận xét

4.Đánh giá kết quả

-Giáo viên nhận xét, cho điểm

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

Mục tiêu:Học sinh tiếp tục tìm các tình huống,chuẩn bị câu hỏi tiết 2 Phương pháp: Học sinh chuẩn bị ở nhà

Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh vào tiết sau Tiến trình

1.GV chuyển giao nhiệm vụ

-GV nêu yêu cầu:Em hãy tiếp tục tìm các tình huống trong cuộc sống cần phải dùng văn nghị luận?

- Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiết 2) 2. Thực hiện hiệm vụ

-HS về nhà học bài, sưu tầm

-Dự kiến sản phẩm:Các tình huống học sinh sưu tầm được 3.Báo cáo sản phẩm

- GV yêu cầu HS trình bày vào tiết học sau - HS về nhà sưu tầm

4.Đánh giá kết quả

-Giáo viên nhắc nhở, hướng dẫn IV. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Bài 18 – Tiết 76: Tập làm văn

Một phần của tài liệu giao an mon ngu van 7 HKII theo cong van 5512 (Trang 20 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(621 trang)
w