Tại khu vực thí điểm, có rất nhiều hộ gia đình, cơ sở kinh doanh/thương mại và cơ quan/tổ chức cũng như các cơ sở sản xuất. Tải lượng ô nhiễm BOD phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh, cơ quan, làng nghề,và cơ sở sản xuất công nghiệp.
Bảng 2-3 trình bày tải lượng BOD phát sinh từ các nguồn khác nhau. Tải lượng BOD từ cơ sở sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 7-11 % tổng tải lượng ở khu vực thí điểm. Điều này có nghĩa là so với nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt góp phần đáng kể hơn vào ô nhiễm môi trường nước trong khu vực.
Bảng 2-3Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các loại nguồn ô nhiễm
Quận/huyện Mục Nước thải
công nghiệp
Nước thải sinh hoạt
Nước thải làng nghề
Tổng tải lượng ô nhiễm
HàĐông BOD (kg/ngày) 135 1,041 19.1 1,195
% 11.3 87.1 1.6 100.0
Từ Liêm BOD (kg/ngày) 493 6,413 175 7,080
% 7.0 90.6 2.5 100.0
Nguồn: ICEM; Báo cáo tổng kết của Nghiên cứu về nguồn ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ/Đáy; tháng 12/ 2007.
(2) Số lượng dự án là các nguồn ô nhiễm
Tại thành phố Hà Nội và tại khu vực thí điểm tương ứng đã xác định được tổng cộng 904và 175 dự án các loại(Hình 2-6).Trong số đó, có tương ứng 724 và 155 dự ánlà các cơ sở công nghiệp phát sinh nước thải công nghiệp.
Đợt khảo sát của nhóm WG-3 tập trung vào các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và lớn thuộc đối tượng được cấp ĐTM (một phần trong đó bao gồm cả Đề án BVMT). Như vậy, ngoài 175 dự án được khảo sát, vẫn còn nhiều cơ sở quy mô nhỏ như làng nghề thủ công đang hoạt động tại Hà Nội.
thành phố Hà Nội) (Khu vực thí điểm)
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2012 và 2013
Hình 2-6 Số lượng dự án là các nguồn ô nhiễm (3) Phân bố địa lý của các dự án nguồn ô nhiễm
Tại thành phố Hà Nội, huyện Mê Linh có số lượng dự án nguồn ô nhiễm nhiều nhất (117dự án có phát sinh nước thải công nghiệp) (Hình 2-7). Huyện Từ Liêm và quận Hà Đông xếp thứ hai và thứ bavề số lượng dự án.
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2012 và 2013
Hình 2-7 Số lượng dự án theo quận, huyện (4) Vị trí của các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm
Vị trí của cơ sở công nghiệp ở Việt Nam được phân bổ trong bốn nhóm sau: khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề và riêng lẻ. Vị trí của các cơ sở công nghiệp là nguồn gây ô nhiễm được trình bày trong Bảng2-4 và Hình 2-8.
Các cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp chiếm khoảng 51% tại thành phố Hà Nội và khu vực thí điểm. Tỷ lệ cơ sở nằm ngoài khu/ cụm CN ở thành phố Hà Nội chiếm 17% và ở khu vực thí điểm chiếm 38%.Kết quả phân tích cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng cơ sở sản xuất nằm trong KCN tại thành phố Hà Nội.
Bảng 2-4 Số lượng dự án theo vị trí cơ sở công nghiệp
Vị trí
Thành phố Hà Nội Khu vực thí điểm
Số lượng dự án Tỷ lệ % dự án
(%) Số lượng dự án Tỷ lệ % dự án (%)
Khu công nghiệp 245 33,9 21 13,6
Cụm công nghiệp 123 17,0 58 37,7
Ngoài khu/ cụm CN
333 46,1 73 47,4
Không có số liệu 23 3,0 3 1.3
Tổng 724 100,0 155 100,0
Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2011 và 2012 của nhóm WG-3
Ghi chú: Các số liệu trên thể hiện số lượng dự án nằm trong các cơ sở/ngành sản xuất
Thành phố Hà Nội (Khu vực thí điểm)
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2012 và 2013
Hình 2-8 Số lượng dự án theo vị trí cơ sở công nghiệp (trong hoặc ngoài khu/ cụm CN) (5) Loại ngành sản xuất
1) Số lượng cơ sở theo loại ngành sản xuất công nghiệp
Như được trình bày trong Hình 2-9, ngành công nghiệp nhẹ chiếm ưu thế tại thành phố Hà Nội nói chung và khu vực thí điểm nói riêng, điển hình là các ngành sản xuất, lắp ráp linh kiện ô tô, thiết bị cơ khí, sơn, sản phẩm dệt ... Kế đến là ngành sản xuất thực phẩm như bia, rượu, chế biến thực phẩm.
(Thành phố Hà Nội)
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2012 và 2013.
(Khu vực thí điểm)
Hình 2-9 Mười loại ngành hàng đầu trong sản xuất công nghiệp 2) Tổng lưu lượng nước thải
Các đợt khảo sát của nhóm WG-3 đã thu thập được số liệu về lưu lượng nước thải của 453 cơ sở tại thành phố Hà Nội với tổng số lượng nước thải là 65.002 m3/ngày. Kết quả đợt khảo sát của nhóm WG-3 về lưu lượng nước thải theo loại ngành sản xuất công nghiệp được thể hiện trong Hình 2-10..
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2012 và 2013
Ghi chú: Hình này chỉ thể hiện số liệu về lưu lượng nước thải từ Bảng nguồn ô nhiễm do nhóm WG-3 xây dựng
Hình 2-10
Tổng lưu lượng nước thải theo loại ngành sản xuất công nghiệp ở thành phố Hà Nội Tại thành phố Hà Nội, các loại ngành sản xuất công nghiệp (theo thứ tự giảm dần) phát sinh nước thải với lưu lượng lớn bao gồm: thực phẩm &chế biến, bia & nước giải khát, thiết bị điện tử, máy móc & thiết bị, ô tô & linh kiện ô tô. .
3) Lưu lượng nước thải tại mỗi cơ sở sản xuất theo loại ngành sản xuất
Hình 2-11 trình bày lưu lượng nước thải tại mỗi cơ sở công nghiệp theo loại ngành sản xuất.
Hình được xây dựng dựa trên kết quả thu thập số liệu về lưu lượng nước thải từ đợt khảo sát của nhóm WG-3.Tại thành phố Hà Nội, loại ngành sản xuất phát sinh nước thải với lưu lượng lớn tại mỗi cơ sở (theo thứ tự giảm dần) gồm có ngành thực phẩm và chế biến, bia & nước giải khát, phân bón, dệt và máy móc & thiết bị.
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2012 và 2013
Hình2-11 Lưu lượng nước thải tại mỗi cơ sở sản xuất ở thành phố Hà Nội (6) Số lượng lao động
1) Số lượng lao động theo quận huyện
Theo kết quả khảo sát, đã thống kê được 10 quận huyện đứng đầu t/p Hà Nội về số lượng công nhân viên trong tổng số 110 ngàn lao động (Hình 2-12). Ba quận huyện: huyện Mê Linh, huyện Đông Anh và quận Long Biên chiếm khoảng 40% trong tổng số lượng công nhân viên tại thành phố Hà Nội.Huyện Từ Liêm tại khu vực thí điểm xếp thứ 4 với số lượng lao động là 8.600 người.
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2011 và 2012
Hình 2-12 Mười quận huyện đứng đầu về số lao động tại thành phố Hà Nội 2) Tổng số lượng lao động theo loại ngành sản xuất
Tổng số lượng lao động theo loại ngành sản xuất tại thành phố Hà Nội được trình bày trong Hình 2-13, dựa theo số liệu đã thu thập về số lượng lao động.
Tại thành phố Hà Nội, loại ngành sản xuất chiếm số lượng lao động lớn (theo thứ tự giảm dần) là linh kiện ô tô, thiết bị điện tử, may mặc, cao su & sản phẩm nhựa, và vật liệu xây dựng.
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2011 và 2012
Hình 2-13 Tổng số lao động theo loại ngành sản xuất tại thành phố Hà Nội 3) Số lượng lao động tại mỗi cơ sở theo loại ngành sản xuất công nghiệp
Hình 2-14 được xây dựng dựa trên số liệu thu được về số lượng lao động từ đợt khảo sát của nhóm WG-3.
Tại thành phố Hà Nội, loại ngành sản xuất có số lượng lao động lớn tại mỗi cơ sở (theo thứ tự giảm dần) bao gồm thiết bị điện tử, giầy, may mặc, kim loại chế tạo và phân bón.
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm2011 và 2012.
Hình 2-14 Số lao động tại mỗi cơ sở theo loại ngành sản xuất ở thành phố Hà Nội (7) Quy mô dự án theo số lượng công nhân viên
Các dự án tại thành phố Hà Nội và khu vực thí điểm có quy mô tương đối nhỏ (xét về số lượng công nhân viên). Số lượng công nhân trung bình của các dự án tại Hà Nội là khoảng 270 người/
dự án và tai khu vực thí điểm là 128người/dự án.
Hình 2-15 cho thấy 3/4 (75 %)các dự án có quy mô nhỏ với số lượng công nhân là 300 và180 người/dự án tại thành phố Hà Nội và khu vực thí điểm.
(thành phố Hà Nội)
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2011 và 2012.
(khu vực thí điểm)
Hình 2-15 Quy mô dự án theo số lượng lao động (8) Quy mô dự án theo lưu lượng nước thải
Xét về lưu lượng nước thải phát sinh, các dự án tại thành phố Hà Nội và khu vực thí điểm có quy mô tương đối nhỏ, như được trình bày trong Hình 2-16. Lưu lượng thải trung bình tương ứng khoảng 150 và 50 m3/ngày/ dự án tại thành phố Hà Nội và khu vực thí điểm.
(thành phố Hà Nội)
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm 2011 và 2012.
(khu vực thí điểm)
Hình 2-16 Quy mô dự án theo lưu lượng nước thải (9) Năm bắt đầu hoạt động
Hình 2-17 cho thấy số lượng các doanh nghiệp bắt đầu hoạt động tại các thời điểm khác nhau.
Khoảng 60% các dự án tại Hà Nội và tại khu vực thí điểm bắt đầu hoạt động sau khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực năm 2006.
Theo như kết quả phân tích của đợt khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện, phần lớn các cơ sở công nghiệp tại thành phố Hà Nội mới bắt đầu hoạt động từ một vài năm trở lại đây, sau khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực năm 2006. Tuy nhiên, cần có đánh giá cụ thể hơn về nội dung này dựa trên các số liệu thu thập thêm vì khi thực hiện các khảo sát thực địa, nhóm WG-3 gặp khó khăn trong việc thu thập số liệu của những năm trước đây.
0 20 40 60 80 100
0 200 400 600 800 1,000 Tỷ lệ phần trăm các dự án (Ít hơnx)
Số lượng lao động/ dự án (người)
(thành phố Hà Nội)
Nguồn: Kết quả khảo sát do nhóm WG-3 thực hiện năm
2011 và 2012. (khu vực thí điểm)