Mục tiêu: Công bố tình hình tuân thủ nước thải công nghiệp sau khi phát triển hướng dẫn lựa chọn các cơ sở tuân thủ tốt hoặc các cơ sở tuân thủ kém..
Nội dung: Theo kết quả khảo sát thực địa tại khu vực thí điểm, sự thiếu nhận thức về môi trường của các nhà điều hành cơ sở công nghiệp là lý do chính của sự không tuân thủ các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp.
Cụ thể, đã xác định được nhiều cơ sở công nghiệp không có hệ thống XLNT hoặc không vận hành hệ thống phù hợp, và việc cải thiện dây chuyền sản xuất để giảm tải lượng ô nhiễm phát sinh bị trì hoãn do người điều hành tại cơ sở công nghiệp thiếu nhận thức và thiếu động lực về kiểm soát ô nhiễm.
Để thay đổi nhận thức kém về tuân thủ môi trường, việc tuyên truyền hiện trạng cho những người điều hành cơ sở là rất quan trọng thông qua trang web của UBND thành phố, Sở TNMT và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Hành động này thúc đẩy sự quan tâm của công chúng đối với các vấn đè về môi trường do nước thải gây ra.
Hành động này nhằm xây dựng hướng dẫn lựa chọn các cơ sở tuân thủ tốt và các cơ sở kém tuân thủ môi trường và để công bố tình hình tuân thủ môi trường của các cơ sở.
Các hoạt động thành phần:
1) Xây dựng hướng dẫn lựa chọn các cơ sở tuân thủ tuân thủ tốt và các cơ sở tuân thủ kém
Sở TNMT xây dựng hướng dẫn lựa chọn các cơ sở công nghiệptuân thủ tốt hoặc tuân thủ kém Có thể lấy ví dụ về cách sử dụng điểm IWCR để lựa chọn như sau:
Khi lựa chọn các cơ sở công nghiệp xuất sắc, có thể sử dụng IWCR để bước đầu đề cử các cơ sở nằm trong “nhóm tuân thủ toàn diện”. Tiếp đó, để chính thức được tuyên dương, ngoài điểm IWCR, các cơ sở trong nhóm này sẽ tiếp tục được đánh giá theo các tiêu chí khác nữa như:
Mức độ tác động tiêu cực, trong trường hợp không có các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp,
Các hành động để làm giảm tải lượng ô nhiễm phát sinh từ dây chuyền sản xuất bằng cách áp dụng sản xuất sạch hơn,
Ý thức và các hành vi về môi trường đối với các lĩnh vực môi trường khác và
Hồ sơ về các vi phạm môi trường trước đây
Đối với các cơ sở kém tuân thủ, cũng có thể sử dụng điểm xếp hạng đề cử những cơ sở này (lựa chọn các cơ sở nằm trong “Nhóm tuân thủ kém nhất”).
Đặc biệt, cần đánh giá cẩn thận các chỉ tiêu khác nữa để xác định danh sách các cơ sở kém tuân thủ, cân nhắc các hậu quả về mặt xã hội khi công bố danh sách này. Việc công bố các doanh nghiệp kém tuân thủ môi trường nhằm gia tăng áp lực cộng đồng để tăng nhận thức môi trường của người điều hành cơ sở công nghiệp.
2) Định kỳ công bố tình hình tuân thủ các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp.
Sở TNMT công bố định kỳ (ví dụ như công bố hàng năm) tình hình tuân thủ các quy định về nước thải công nghiệp trên trang web của UBND thành phố hoặc của Sở TNMT hay trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Để tiến hành được việc này thì Sở TNMT phải xây dựng báo cáo hiện trạng tuân thủ quy định về nước thải công nghiệp và đánh giá mức tuân thủ của các cơ sở theo IWCR (Hành động 1-2).
Báo cáo hiện trạng cần công bố các cơ sở tuân thủ tốt và các cơ sở kém tuân thủ về môi trường để nâng cao nhận thức của các cơ sở và của người dân về môi trường.
- “Các cơ sở tuân thủ tốt”: để khuyến khích các cơ sở này tăng cường các biện pháp kiểm soát nước thải bằng cách khen ngợi
- “Các cơ sở kém tuân thủ”: hạn chế các hành vi không tuân thủ bằng cách công bố, phơi bày thái độ kém tuân thủ của doanh nghiệp cho người dân biết Cơ quan chủ
trì:
Chi cục BVMT Hà Nội
(2) Tuyên truyền về các nguy cơ của ô nhiễm nước thải công nghiệp (Hoạt động 2-2)
Mục tiêu: Thực hiện tuyên truyền về các nguy cơ của ô nhiễm nước thải công nghiệp, mời những người điều hành cơ sở công nghiệp và công chúng tham gia.
Nội dung: Các đợt khảo sát thực địa tại khu vực thí điểm cho thấy rằng sự thiếu nhận thức về môi trường của các nhà điều hành cơ sở công nghiệp là nguyên nhân chính dẫn đến việc không tuân thủ các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp.
Nhiều cơ sở công nghiệp không xây dựng, lắp đặt hệ thống XLNT hoặc vận hành hệ thống không phù hợp, và chưa thực hiện cải tiến dây chuyền sản xuất để giảm tải lượng ô nhiễm phát sinh là do nhận thức thấp và thiếu động lực thực hiện.
Mặc dù việc tăng cường nâng cao nhận thức môi trường có thể thực hiện thông qua các phương pháp tiếp cận đa dạng như giáo dục về môi trường, sự tham gia của người dân nói chung v.v, tuy nhiên, bây giờ là thời điểm mà Sở TNMT cần tiến hành các hành động theo từng bước.
Trong khuôn khổ Dự án, một số các hành động thuộc Hoạt động 2-1 đã được thực hiện dưới hình thức thử nghiệm như: truyền thông về rủi ro do nước thải công nghiệp gây ra, xây dựng sách hướng dẫn quản lý nước thải công nghiệp v.v. Những hoạt động này được nên được sử dụng là kinh nghiệm cho các hoạt động thực tế.
Tại thành phố Hà Nội, việc tôn vinh các cơ sở đã được các dự án nước ngoài thử nghiệm trước đây, nhưng gần đây không còn được tiếp tục. Việc tôn vinh các cơ sở tuân thủ tốt giúp ích cho việc nâng cao nhận thức về môi
chúng tại TP. Hà Nội tham gia.
Sở TNMT chuẩn bị và tổ chức hội nghị thường niên tuyên truyền về các nguy cơ của ô nhiễm nước thải công nghiệp. Chương trình hội nghị quy định như sau:
Gải thích về các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp và sự tuân thủ
Gải thích về các quy định và luật lệ về môi trường (gồm các sửa đổi, nếu có), sử dụng sách hướng dẫn quản lý nước thải công nghiệp,
Giới thiệu và/ hoặc giảng về công nghệ hay kinh nghiệm từ các chuyên gia trong lĩnh vực xử lý nước thải công nghiệp, công nghệ sản xuất sạch hơn,
Lễ trao giải thưởng cho các cơ sở công nghiệp tuân thủ tốt nhất, Trao đổi thông tin và giới thiệu các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến
môi trường (như công ty tư vấn, phòng thí nghiệm,công ty kỹ thuật, xây dựng v.v)
Cơ quan chủ trì:
Sở TNMT, Chi cục BVMT Hà Nội