Mục đích và thách thức của Kế hoạch cải thiện kiểm soát ô nhiễm nước

Một phần của tài liệu DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI TP HÀ NỘI (Trang 100 - 103)

1) Mục đích

Dựa trên kết quảphân tíchvấnđề, WG-3 đã thảo luận vàxem xétlàmthếnàođể sử dụng phương pháp phân tích mục tiêu theo quan hệ “biện pháp” và “kết quả” để cải thiệncông tác kiểm soátô nhiễm nướccủaSở TNMT. Theo đó, mục đích củaviệc cải thiện nàyđã đượcxây dựngdựatrêncác

Mục đích cải thiện: “Tăng cường chức năng kiểm soát ô nhiễm nước của Sở TNMT thông qua việc thúc đẩy các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp của các cơ sở nhẳm giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Mục đích cải thiện cho thấy rằng kiểm soát ô nhiễm nước được tăng cường bằng cách cải thiện hệ thống quản lý (gồm cả thanh tra, kiểm tra môi trường và các hệ thống khác) và quy trình thủ tục của hệ thống, cũng như mở rộng, nâng cấp nguồn lực quản lý (xây dựng hệ thống thông tintíchhợp, xây dựngkhả năngchuyên ngành môi trường, v.v ). Mục đích cải thiện có nghĩa là tăng cường kiểm soát ô nhiễm nước của Sở TNMT trong việc thúc đẩy các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp của các cơ sở công nghiệp, dẫn đến sự cải thiện về tuân thủ môi trường.

Bằng cách theo đuổi mục đích này, Sở TNMT có thể đảm bảo xóa bỏ hiện tượng quản lý không đồng đều về

nước thải công nghiệp.

2) Mục tiêu

Mục tiêu cần được phản ánh qua các con số (càng nhiều càng tốt) để các cán bộ tham gia có thể dễ dàng nhận thấy thực trạng thông qua các con số này. Mục tiêu này có thể đạt được dựa trên điểm số xếp hạng IWCR. Hiện tại không thể thiết lập mục tiêu cụ thể cho toàn thành phố Hà Nội.

Bảng 6-2 trình bày một ví dụ về mục tiêu cải thiện cho khu vực thí điểm. Mẫu này cho thấy rằng kế hoạch cải thiện sẽ được thựcc hiện, nhằm làm tăng điểm số từ 2,4-4,1 đến 4,0-4,5- đây là mục tiêu ngắn hạn bên cạnh mục tiêu dài hạn với điểm số lên đến 5.

Bảng 6-2 Ví dụ (1) về Mục tiêu cải thiện ở khu vực thí điểm

Hạng mục tuân thủ Điểm số xếp hạng tuân thủ hiện tại

Điểm số xếp hạng mục tiêu

(ví dụ)

Cấp phép môi trường 4,1 4,5

Lắp đặt công trình XLNT công nghiệp 3,5 4,5

Chất lượng dòng thải đạt tiêu chuẩn 3,4 4,5

Tự giám sát 3,2 4,5

Phí nước thải công nghiệp 2,5 4,0

Giấy phép xả nước thải 2,4 4,0

Tổng điểm 3,2 4,3

Nguồn: doWG-3 xây dựng

Bảng 6-3 trình bày một ví dụ khác về xác định mục tiêu cụ thể bằng con số cho hạng mục lắp đặt công trình XLNT. Hiện tại, khu vực thí điểm phát sinh khoảng 630kg/ngày tải lượng ô nhiễm vào môi trường.

Bảng 6-3 Ví dụ (2) về mục tiêu cải thiện tại khu vực thí điểm

Tải lượng phát thải hiện tại Tải lượng cho phép Tải lượng mục tiêu Điểm xếp

hạng

Tải lượng BOD (kg/ngày)

Điểm xếp hạng

Tải lượng BOD (kg/ngày)

Điểm xếp hạng

Tải lượng BOD (kg/ngày) Điểm số xếp

hạng về lắp đặt công trình XLNT

3,5 630 5,0 270 4,5 Khoảng

370 Nguồn: do WG-3 xây dựng

Nhằm giảm tải lượng ô nhiễm xuống còn 370 kg/ngày – một con số mục tiêu tạm thời, điểm số

Nguồn: WG-3

Hình 6-2 Tải lượng BOD mục tiêu trong Kế hoạch cải thiện ở khu vực thí điểm (2) Các thách thức

Theo kết quả phân tích mục tiêu, WG-3 đã xác định bốn (4)thách thức cần vượt qua để đạt được mục đích cải thiện như sau:

Tăng cường, củng cố công tác thanh tra, kiểm tra môi trường để thúc đẩy sự tuân thủ môi trường của các cơ sở công nghiệp (Nhiệm vụ 1).

Nâng cao nhận thức của các nhà điều hành cơ sở công nghiệp về tuân thủ môi trường (Nhiệm vụ 2).

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ để thúc đẩy các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp(Nhiệm vụ ức 3).

Hợp lý hóa hệ thống quy định về kiểm soát ô nhiễm nước (Nhiệm vụ 4).

a) Thách thức 1: Tăng cường, củng cố công tác thanh tra, kiểm tra môi trường để thúc đẩy sự tuân thủ môi trường của các cơ sở công nghiệp

Thanh tra và kiểm tra môi trường là những nhiệm vụ quản lý cơ bản do Sở TNMT thực thi để kiểm soát ô nhiễm nước. Việc tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra môi trường là rất cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp thực thi các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp. Với một số lượng lớn các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố thì nhân sự của Sở TNMT còn nhiều hạn chế, vì thế công tác thanh tra và kiểm tra môi trường phải được tính toán sao cho hiệu quả và hữu hiệu nhất. Như vậy, thách thức 1 nhằm xây dựng và sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin tích hợp về các nguồn ô nhiễm và có cách giám sát các cơ sở khác nhau, tùy thuộc vào điểm tuân thủ theo thang xếp hạng IWCR. Thử thách này bao gồm cả các hành động khác nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả thanh tra/ kiểm tra môi trường, cả về thực tế áp dụng hệ thống quản lý và chất lượng nguồn nhân lực

b) Thách thức 2: Nâng cao nhận thức của các nhà điều hành cơ sở công nghiệp và công chúng về tuân thủ môi trường

Theo “nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP)", các cơ sở công nghiệp là bên trực tiếp phải thực hiện các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các nhà điều

nhận thức môi trường của các nhà điều hành cơ sở công nghiệp thông qua việc phổ biến thông tin hiện trạng tuân thủ và các yêu cầu pháp lý và khuyến khích cải thiện tuân thủ môi trường thông qua việc thông tin, liên lạc thường xuyên với cơ sở cả dân chúng.

c) Thách thức 3:Tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ để thúc đẩy các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp.

Các cơ sở công nghiệp, đặc biệt là các cơ sở quy mô nhỏ (gồm cả quy mô hộ gia đình ở các làng nghề) cần được Chính phủ hỗ trợ về tài chính và đất đai để xây dựng, lắp đặthệ thống XLNT.

Thách thức 3 là nhằm tăng cường các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ để đẩy mạnh các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp.

d) Thách thức 4: Hợp lý hóa hệ thống quy định về kiểm soát ô nhiễm nước của Sở TNMT.

Một số hệ thống quy định yêu cầu Sở TNMT phải thực thi nhiệm vụ quản lý của Sở đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, bất kể mức độ tác động môi trường mà các cơ sở công nghiệp này có thể gây ra. Xem xét nguồn nhân lực hiện có, Sở TNMT sẽ gặp khó khăn trong việc thực thi đầy đủ nhiệm vụ của mình, và như thế có thể gây ra sự không đồng đều trong quản lý các cơ sở công nghiệp theo Luật BVMT sửa đổi. Thách thức 4 là phải xây dựng các quy định về quy mô doanh nghiệp tối thiểu phải chịu sự quản lý môi trường, nhằm đảm bảo hiệu quả hành chính trong công tác quản lý của Sở TNMT. Bằng cách hoàn thành nhiệm vụ của mình, Sở TNMT có thể đảm bảo sẽ giải quyết được tình hình “không đồng đều” trong thực thi kiểm soát ô nhiễm nước theo luật BVMT sửa đổi.

(3) Hiệu quả cải thiện môi trường nước

Một khi các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp được đẩy mạnh, việc lắp đặt và vận hành hệ thống XLNT cũng được thúc đẩy. Kết quả là tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các cơ sở công nghiệp sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, thực tế cải thiện môi trường nước như sông, hồ … phụ thuộc rất nhiều vào tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh thương mại và cơ quan/tổ chức.

Như đã nêu trong Chương 4, hiện nay tải lượng ô nhiễm BOD từ khu vực thí điểm chỉ chiếm khoảng 5.7% tổngtải lượng ô nhiễm.Rõ ràng làphần lớntải lượng ô nhiễm đếntừnước thải sinh hoạtchưa qua xử lýcủacáchộgiađìnhvà các cơ sởthương mại và các cơ quan khác, vì hệ thống thoát nước của khu vực thí điểm chưa có nhà máy xử lý nước thải.

Như vậy, ngaycả khi đã áp dụng các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệptiên tiến, thì chất lượng nướccủa các con sôngchảyqua khu vựcthí điểm chưa chắc sẽ được cải thiệnđáng kể. Việc cải thiệnchất lượng nướctrongcác lưu vực nướcxung quanhcòn phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống thoát nướccó hệ thống xử lýnước thải sinh hoạt.

Do vậy, cần có sự hợp tác tăng cường giữa các đơn vị/ngành nghề liên quan (như DOC, DOH, DARD và các tổ chức khác) nhằm cải thiện chất lượng môi trường nước. Do đó, Sở TN&MT cần đóng vai trò hàng đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên ngành như vậy.

Một phần của tài liệu DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI TP HÀ NỘI (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)