Kiểm tra và thanh tra môi trường

Một phần của tài liệu DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI TP HÀ NỘI (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC CỦA SỞ TN&MT CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC CỦA SỞ TN&MT

3.6 Kiểm tra và thanh tra môi trường

Tại Việt Nam, “thanh tra”, “kiểm tra” và các từ liên quan khác (như “đánh giá”, “giám sát”) thường được sử dụng mà không có định nghĩa rõ ràng, do đó gây ra một số nhầm lẫn. Trong báo cáo này, sau khi xem xét các hoạt động thực tế do Chi cục BVMT, Thanh tra Sở và các đơn vị khác thuộc Sở TNMT tiến hành, chúng tôi đã sử dụng một số định nghĩa dưới đây:

“Kiểm tra môi trường” là các hoạt động giám sát và đánh giá do Chi cục BVMT thực hiện căn cứ theo Luật BVMT sửa đổi, và

do Thanh tra Sở (chính xác là chánh thanh tra và các thanh tra viên) và các đơn vị khác đưa ra căn cứ theo Luật Thanh tra và các quy định pháp luật khác,

(2) Chức năng của công tác kiểm tra và thanh tra môi trường

Công tác kiểm tra và thanh tra môi trường do cơ quan quản lý nhà nước đảm nhiệm nhằm kiểm tra tình hình tuân thủ các quy định/yêu cầu về môi trường. Công tác kiểm tra và thanh tra môi trường được thực hiện sau khi cấp phép môi trường; các nhiệm vụ này không chỉ diễn ra trong giai đoạn hoạt động, mà còn trong giai đoạn thiết kế, thi công xây dựng và bắt đầu hoạt động của dự án (Hình 3-4). Trong quá trình thanh kiểm tra môi trường, chủ đầu tư sẽ nhận xử phạt hành chính khi có các sai phạm trong việcthực thi các yêu cầu mà các cơ quan có thẩm quyền đã đưa ra từ trước hay cả những vi phạm khác.

Với vai trò là một công cụ quản lý chủ yếu ở Việt Nam, thì quản lý bằng pháp quy (bao gồm cả chứng nhận và tuân thủ môi trường) không thể bỏ qua tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra hành chính (bao gồm cả xử phạt hành chính). Tuy nhiên, thực tế là công cụ này hiện chưa đáp ứng được mục tiêu hành chính đặt ra; điều này có thể thấy qua nhiều báo cáo và thông tin về việc các cơ sở vi phạm tiêu chuẩn chất lượng dòng thải, không có hệ thống xử lý phù hợp hoặc phớt lờ/không thực hiện nhiệm vụ tự quan trắc ...

Nguồn: WG-3.

Hình3-5 Thời điểm thực hiện công tác kiểm tra và thanh tra tại hiện trường (3) Công tác kiểm tra môi trường do Chi cục BVMT tiến hành

1) Chức năng của công tác kiểm tra

Chi cục BVMT phụ trách các công tác kiểm tra môi trường trong thực tế. Kiểm tra môi trường nhằm mục đích giám sát (hay đánh giá) các biện pháp BVMT của các dự án nguồn ô nhiễm được quy định trong Luật BVMT sửa đổi và theo các quy định/yêu cầu khác. Nếu phát hiện thấy

Xây dựng báo cáo ĐTM hoặc Cam kết BVMT

Thiết kế, xây dựng và khởi công

Hoạt động và giám sát Chứng nhận môi trường

(Phê duyệt ĐTM hoặc đăng ký Cam kết BVMT)

Thanh tra và xử phạt (nếu cần)

Thanh tra và xử phạt (nếu cần)

Báo cáo quan trắc

Cơ quan quản lý môi trường Nguồn phát sinh ô nhiễm

ứng đối với các doanh nghiệp yêu cầu họ thực hiện các biện pháp khắc phục. Hướng dẫn hành chính không mang tính “xử phạt” mà mang tính “đề xuất”. Chi cục BVMT không có thẩm quyền đưa ra xử phạt hành chính. Thanh tra Sở có thể sử dụng kết quả kiểm tra làm tài liệu giải thích về những vi phạmđể đưa ra chế tài xử phạt cuối cùng.

2) Thực tế công tác kiểm tra

Công tác kiểm tra môi trường do Chi cục BVMT chủ trì với sự tham gia của nhiều đơn vị khác có liên quan, tùy theo chủ đề/nội dung dự án. Đó là Thanh tra Sở TN&MT, Phòng QL TNN&

KTTV, Sở Công thương (DOIT), Sở Y tế, Phòng Tài nguyên khoáng sản, Phòng TN&MT quận/huyện và các đơn vị khác. Ngoài ra, Cảnh sát môi trường đôi khi cũng tham gia vào công tác kiểm tra. Sự tham gia của Thanh tra Sở và Cảnh sát môi trường có ý nghĩa quan trọng vì Chi cục BVMT không có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các vi phạm. Ngay cả trong quá trình kiểm tra môi trường, không phải là thanh tra do Thanh Tra Sở chủ trì, thanh tra viên là thành viên của đoàn kiểm tra môi trường có thể đưa ra chế tài xử phạt hành chính đối với các vi phạm với điều kiện là đưa ra được những bằng chứng cụ thể bằng văn bản. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, cảnh sát môi trường có thẩm quyền xử phạt cả đối với các vi phạm mang tính chất hình sự.

Chi cục BVMT có nghĩa vụ tiến hành kiểm tra môi trường dựa trên kế hoạch thực hiện được xây dựng hàng năm. Báo cáo kiểm tra môi trường có rất nhiều nội dung liên quan đến các hoạt động quản lý môi trường tại hiện trường: ví dụ như hồ sơ cấp phép, trả phí BVMT, xây dựng và vận hành nhà máy/hệ thống xử lý nước thải...

Chi cục BVMT Hà Nội đã thực hiện kiểm tra môi trường đối với 112 cơ sở vào năm 2008, 216 cơ sở năm 2009 và 256 cơ sở năm 2010. Dựa trên kết quả đánh giá tại hiện trường, Đoàn kiểm tra đã áp dụng công cụ hành chính: hướng dẫn hành chính của Chi cục BVMT - yêu cầu các cơ sở gây ô nhiễm triển khai các biện pháp khắc phục phù hợp. Theo nguồn tin đưa ra, vì không có quy định pháp lý về các chế tài xử phạt đối với các trường hợp không tuân thủ nên trên thực tế, các yêu cầu/hướng dẫn này có vẻ như bị các cơ sở vi phạm bỏ qua.

(4) Công tác thanh tra môi trường do Thanh tra Sở thực hiện 1) Chức năng của công tác thanh tra và thực tếtriển khai

Thanh tra môi trường do Thanh tra Sở thực hiện nhằm mục đích đánh giá tính phù hợp của các biện pháp BVMT của các dự án nguồn ô nhiễm theo quy định của Luật BVMT sửa đổi cũng như các quy định/yêu cầu khác. Nếu phát hiện thấy vi phạm, Thanh tra Sở sẽ đưa ra các chế tài xử phạt hành chính tương ứng phù hợp với Luật Thanh tra và các quy định liên quan khác.

Về cơ bản,công tác thanh tra môi trường được thực hiện theo Sổ tay hướng dẫn thanh tra của Bộ TN&MT. Hình 3-6 chỉ ra quy trình cơ bản về thanh tra môi trường: bao gồm công tác chuẩn bị, thanh tra tại hiện trường và giai đoạn hậu thanh tra. Trước khi tiến hành thanh tra tại hiện trường, kế hoạch thanh tra cụ thể được xây dựng nhằm xác định chi tiết nội dung cũng như thông tin cụ thể về các dự án nguồn ô nhiễm.

Nguồn: Nhóm công tác WG-3

Hình 3-6 Quy trình thanh tra môi trường 2) Xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính được áp dụng dựa trên Nghị định số 117/2009/ND-CP. Chánh thanh tra và thanh tra viên của Sở TNMT có thẩm quyền xử phạt. Theo nghị định này, không chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà còn có thể áp dụng nhiều hình thức phạt khác (Khung 3-2) như cho ngừng hoạt động, áp dụng biện pháp khắc phục, ...). Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, cho đến nay chưa bao giờ áp dụng hình thức cho ngừng và cấm cơ sở gây ô nhiễm hoạt động. Ngoài chánh thanh tra và thanh tra viên, chủ tịch cấp xã, huyện và tỉnh cũng có thẩm quyền xử phạt hành chính.

Giai đoạn sau khi tiến hành thanh tra

1.Hoàn thiện báo cáo kết quả thanh tra 2.Hoàn chỉnh kết luận thanh tra 3.Lưu biên bản thanh tra

Một phần của tài liệu DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG NƯỚC TẠI VIỆT NAM ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH CẢI THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM NƯỚC TẠI TP HÀ NỘI (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)