Theo xếp hạng IWCR, điểm xếp hạng “1” có nghĩa là cơ sở chưa thực hiện bất kỳ biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp nào nhằm đáp ứng/tuân thủ các yêu cầu về môi trường và do vậy, cơ sở được đánh giá là ”không tuân thủ”. Theo kết quả xếp hạng IWCR, có một số lượng lớn các dự án không tuân thủ theo 6 hạng mục: cấp phép môi trường, lắp đặt công trình XLNT, phí nước thải, v.v… Hình 5-11 biểu thị phần trăm các cơ sở không tuân thủ các yêu cầu/quy định, ví dụ như tỷ lệ các cơ sở có điểm số xếp hạng “1” theo từng hạng mục yêu cầu (trong số các cơ sở được điều tra ở khu vực thí điểm (155 cơ sở) và thành phố Hà Nội (724 cơ sở)).
Nguồn: do WG-3 xây dựng
Ghi chú: Biểu đồ trên biểu thị tỷ lệ các dự án có điểm số xếp hạng “1” trong tổng số các dự án .
Hình 5-11 Tỷ lệ các dự án không tuân thủ môi trường Kết quả trên cho thấy, các dự án không tuân thủ môi trường ở những hạng mục sau:
Nhiều cơ sở (62 – 74 %) không thực hiện nghĩa vụ trả phí nước thải và đăng ký giấy phép xả nước thải.
Một số cơ sở (24 – 30 %) cần phải thực hiện các biện pháp phù hợp nhằm đáp ứng các nhu cầu về môi trường về lắp đặt công trình XLNT, chất lượng dòng thải và tự giám sát.
Mặc dù phần lớn các cơ sở có giấy phép môi trường cần thiết (như ĐTM, Đề án BVMT,
…), vẫn còn một số ít các cơ sở chưa được cấp loại giấy phép này (14 %).
WG-3 đã xác định được các nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ bằng cách kiểm tra và phân tích các câu trả lời của các cơ sở công nghiệp trong các cuộc phỏng vấn (xem Bảng 5-10).
Bảng 5-10 Các nguyên nhân dẫn đến việc thiếu tuân thủ
Nguyên nhân Số lượng cơ sở trả lời
1. Thiếu khả năng tài chính 7
2. Nhận thức thấp và/ hoặc thiếu động lực 52 3. Tổ chức kém, thiếu công nghệ và/ hoặc nguồn
nhân lực 13
4. Thiếu diện tích đất 7
Nguồn: do WG-3 xây dựng dựa trên các câu trả lời thu được từ đợt khảo sát thực địa lần thứ nhất và lần thứ hai.
Cơ cấu các vấn đề dẫn đến việc áp dụng chưa đầy đủ các biện pháp nước thải công nghiệp được xây dựng dựa trên các phân tích ở trên (Hình 5-12).
Bên cạnh phương pháp tiếp cận “cuối đường ống”, các biện pháp nước thải công nghiệp bao gồm giảm ô nhiễm thông qua ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất.
Nguồn: Nhóm WG-3xây dựng
Hình 5-12
Cơ cấu các vấn đề dẫn đến việc áp dụng chưa đầy đủ các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp tại các cơ sở
2) Nhận thức và động lực
Nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến sự trì hoãn thực hiện các biện pháp kiểm soát nước thải là người điều hành cơ sở công nghiệp còn hạn chế về nhận thức môi trường và thiếu động lực tuân thủ môi trường. Để cải thiện tình trạng này, Sở TNMT cần tích cực đưa các hoạt động nâng cao nhận thức môi trường, nâng cao kiến thức về các quy định, nguyên tắc về môi trường v.v. vào các chương trình của Sở. Các biện pháp xử phạt nghiêm ngặt hơn đối với các hành vi vi phạm về môi trường cũng là một trong những yếu tố để thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nâng cao nhận thức và động lực.
Ngoài ra, nâng cao nhận thức môi trường của dân chúng cũng là một cách tiếp cận hiệu quả để thúc đẩy sự tuân thủ môi trường của các cơ sở công nghiệp
3) Khả năng tài chính
Nhiều cơ sở công nghiệp cần được hỗ trợ về tài chính để tiến hành các biện pháp kiểm soát nước thải công nghiệp. Sở TNMT có thể hỗ trợ các cơ sở công nghiệp này bằng cách hướng dẫn họ tiếp cận Quỹ BVMT Hà Nội –nơi hỗ trợ cho vay ưu đãi đối với các dự án đầu tư về biện pháp kiểm soát nước thải. Đồng thời, hệ thống quản lý phí nước thải công nghiệp cần phải được tăng cường để tăng vốn điều lệ của Quỹ BVMT Hà Nội.
thải (QCVN) vẫn được các cơ sở CN xả vào vực nước
Các cơ sở xử lý nước thải không được lắp đặt và/ hoặc không
được vận hành đúng cách.
Việc cải thiện dây chuyền sản xuất để giảm bớt thải lượng ô
nhiễm vẫn không tiến triển.
Nhân thức môi trườn của người điều hành doanh nghiệp thấp.
Năng lực tài chính của các cơ sở CN
còn yếu kém
Thiếu chỗ lwaps đặt nhà máy/ thiết bị xử
lý nước thải.
Tổ chức và công nghệ đối với các biện pháp nước thải công nghiệp
vẫn chưa hoàn chỉnh
.
4) Thiếu diện tích đất
Nói chung, để xây dựng lắp đặt hệ thống XLNT cần phải có một diện tích đất nhất định. Do đó, một số cơ sở công nghiệp, đặc biệt là những cơ sở nằm trong khu vực trung tâm đô thị cũ với mật độ dân cư cao, có thể gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm không gian đất để lắp đặt hệ thống XLNT. Trong trường hợp đó, việc UBND tp Hà Nội chỉ định di dời các cơ sở công nghiệp vào một cụm công nghiệplà một biện pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề này. Cùng với kế hoạch di dời này, cũng cần thúc đẩy việc xây dựng, lắp đặt hệ thống XLNT tập trung.
Tương tự việc di dời các cơ sở công nghiệp đến một điểm công nghiệp tập trung cũng có hiệu quả cho số lượng lớn các hộ gia đình ở các làng nghề.5) Thiếu sự tổ chức, thiếu nguồn nhân lực và công nghệ
Đây là vấn đề liên quan đến kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết để lập kế hoạch, xây dựng và vận hành hệ thống XLNT. Đặc biệt là các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ thường thiếu nhân lực về lĩnh vực này. Cách giải quyết là Sở TNMT có thể cung cấp cho các cơ sở công nghiệp các hướng dẫn về công nghệvà hướng dẫn vận hành công nghệ kiểm soát nước thải, đồng thời, có thể giới thiệu cho các cơ sở này những công ty dịch vụ môi trường có chuyên môn xây lắp và vận hành hệ thống XLNT công nghiệp.