Khung nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 83 - 89)

CHƯƠNG 3: KHUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khung nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu

Cơ s lý thuyết xây dng khung nghiên cu tác động ca bin pháp phi thuế quan đối vi hàng nông sn nhp khu

Khung nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan đối với nhập khẩu hàng nông sản được mô tả như Hình 3.1 .Trong nghiên cứu này, hoạt động nhập khẩu được đặt trong quan hệ thương mại giữa cặp hai quốc gia, do đó, cơ sở lý thuyết để xây dựng khung nghiên cứu dựa trên lý thuyết của thương mại quốc tế. Những lý thuyết thương mại cổ điển và tân cổ điển (Ricardo, 1817; Heckscher, 1919; Ohlin, 1933; Krugman, 1980) chỉ giúp giải thích nguồn gốc của thương mại và sự dịch chuyển của các dòng thương mại giữa các quốc gia với nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiên cứu dòng nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam cho thấy xuất hiện hiện tượng trao đổi thương mại trong nội ngành. Thực tế, Việt Nam có lợi thế so sánh đối với xuất khẩu các mặt hàng nông sản, do vậy, mục đích nhập khẩu hàng nông sản không chỉ xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt của lượng cầu hàng nông sản cho tiêu dùng, mà còn phụ thuộc vào quá trình sản xuất của một số ngành liên quan (như chăn nuôi, công nghiệp chế biến thực phẩm). Do vậy, hàng nông sản nhập khẩu vừa bao gồm hàng hoá cuối cùng và hàng hoá trung gian. Đây chính là biểu hiện mang tính đặc trưng của quá trình trao đổi thương mại nội ngành. Ngoài ra, qua quan sát dòng nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam với các quốc gia khác xuất hiện nhiều giá trị 0, vì vậy, việc bỏ qua các giá trị 0 trong trao đổi thương mại có thể dẫn đến sai lệch trong đánh giá tác động. Quan sát giá trị 0 cần được xem xét trong nghiên cứu như là khả năng tiếp cận thị trường của các nhà xuất khẩu.

Vì vậy, cơ sở của khung nghiên cứu đối với dòng thương mại nông sản (cụ thể là dòng nhập khẩu) dựa trên cơ sở lý thuyết về tác động của biện pháp SPS và TBT đến giá cả và lượng nhập khẩu của Disdier và Marette (2010) và lý thuyết thương mại mới của Melitz (2003) về sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành (firm heterogeneity) trong điều kiện thị trường cạnh tranh độc quyền. Trong lý thuyết của Disdier và Maretter (2010) đã mô tả tác động của biện pháp phi thuế quan (như biện pháp SPS và TBT đến giá cả và lượng nhập khẩu hay hai tác động đồng thời là tác động thúc đẩy cầu và tác động cản trở thương mại. Trong đó, tác động thúc đẩy cầu là kết quả của quá trình dịch chuyển đường cầu do sự thay đổi hành vi tiêu dùng

hay sự minh bạch về thông tin của các sản phẩm có chất lượng và kiểm soát về mức độ an toàn. Nếu các biện pháp phi thuế quan cung cấp đầy đủ thông tin và tạo sự tin cậu về sản phẩm có chất lượng cao được phép nhập khẩu thì cầu nhập khẩu sẽ tăng lên.

Ngược lại, từ góc độ nhà sản xuất, các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định kiểm dịch khắt khe sẽ dẫn đến việc gia tăng các chi phí cố định và chi phí biến đổi của doanh nghiệp.

Chi phí cố định thường liên quan đến việc điều chỉnh các quy trình trong sản xuất để sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, trong khi chi phí biến đổi thường liên quan đến các chi phí gia nhập thị trường, chi phí thông quan theo từng lô hàng tại thời điểm doanh nghiệp xuất khẩu. Sự gia tăng các chi phí nói trên sẽ dẫn đến sự dịch chuyển đường cung và tạo ra tác động cản trở thương mại. Kết hợp với lý thuyết của Melitz (2003) về hành vi của doanh nghiệp xuất khẩu, để gia nhập ngành hay gia nhập thị trường, các doanh nghiệp phải chịu mức chi phí cố định bổ sung (ví như tác động của các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật đến việc thay đổi quy trình sản xuất, công nghệ, phát triển thương hiệu tại thị trường nước ngoài), và chi phí biến đổi như chi phí vận tải, chi phí thuế quan, chi phí từ các rào cản thương mại khác. Khi đó, doanh nghiệp phải xác định mức năng suất hay mức lợi nhuận kỳ vọng có tính đến rủi ro của việc gia nhập để có thể gia nhập ngành và bán sản phẩm tại thị trường nước ngoài. Từ đó dẫn đến quá trình phân bổ lại thị phần từ doanh nghiệp có năng suất thấp sang doanh nghiệp có năng suất cao hơn. Vì vậy, việc phân tích tác động theo hai cấp độ (cấp độ gia nhập ngành và cấp độ mở rộng quy mô thương mại) không chỉ giúp đánh giá mức độ tăng giảm của khối lượng hay giá trị thương mại mà còn giải thích được những tác động đến sự phân bổ thị phần hay sự thay đổi của năng suất ngành.

Gi định ca khung nghiên cu

Khung nghiên cứu dựa trên lý thuyết của Disdier và Marette (2010) về tác động của các BPPTQ thuộc về nhóm kỹ thuật như biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại (TBT) đến thương mại dựa trên một số giả định như sau:

- Giả định 1: Thị trường hàng hoá được giả định là đồng nhất hoặc tương đối đồng nhất nhằm loại trừ các đặc tính có thể gây nguy hại đến người tiêu dùng

- Giả định 2: người tiêu dùng trong nước có thể hoặc không có ý thức đối với các vấn đề gây nguy hại từ sản phẩm

- Giả định 3: hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá trong nước là đồng nhất một cách hoàn hảo và là các hàng hoá thay thế hoàn hảo của nhau

- Giả định 4: Việc dịch chuyển đường cầu là độc lập với việc áp đặt hoặc không áp đặt các quy định hoặc tiêu chuẩn mang tính kỹ thuật

- Giả định 5: Vai trò của các loại hình biện pháp phi thuế quan là giống nhau - Giả định 6: Không tính đến các chi phí ngầm phát sinh trong thương mại hoặc do các trường hợp gian lận thương mại.

- Giả định 7: Hàng nhập khẩu được coi là hàng hoá thay thế hoàn hảo cho hàng hoá sản xuất trong nước.

Trên cơ sở đó, tác động của các biện pháp này có thể tạo ra sự dịch chuyển đường cung và đường cầu trên thị trường. Sự dịch chuyển đường cung do việc doanh nghiệp nước ngoài cần phải mất khoản chi phí đáp ứng các quy định tiêu chuẩn thuộc BPPTQ để gia nhập thị trường, đồng thời các chi phí vượt qua quá trình kiểm dịch các BPPTQ theo từng chuyến hàng để tiếp tục gia tăng lượng cung nhập khẩu. Mặt khác, tác động dịch chuyển cầu được nhìn nhận từ góc độ gia tăng sự tin cậy của người tiêu dùng đối với sản phẩm sau khi giải quyết được vấn đề bất đối xứng thông tin trên thị trường. Tuy nhiên, việc quan sát tác động của biện pháp phi thuế quan từ phía cầu thường khó khăn trong đo lường và định lượng. Trên cơ sở đó, khung nghiên cứu dưới đây, phân tích tác động của các biện pháp SPS và TBT từ phía cung thông qua kênh chi phí sản xuất. Trong đó, các chi phí này có thể tạo ra tác động đến khả năng tiếp cận thị trường và sự biến đổi lượng cung hàng hoá.

Các nhóm nhân t đánh giá tác động ca BPPTQ đối vi nhp khu hàng nông sn

Qua rà soát các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia và các nhân tố ảnh hưởng đến BPPTQ, khung nghiên cứu đưa vào các nhân tố quan trọng nhằm đánh giá tổng thể tác động của BPPTQ đối với dòng nhập khẩu hàng nông sản.

1. Nhóm thứ nhất là nhân tố đại diện cho chính sách thương mại

Chính sách thương mại quốc tế bao gồm những quan điểm, định hướng, mục tiêu và công cụ nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Chính sách thương mại quốc tế được thể hiện đa dạng dưới các công cụ biện pháp khác nhau.

Trong đó, công cụ cơ bản nhất là thuế quan và biện pháp phi thuế quan. Việc áp dụng các công cụ của chính sách thương mại thường diễn ra đồng thời, do đó việc đánh giá tác động của một loại hình công cụ biện pháp của chính sách thương mại thường đặt trong bối cảnh tác động tổng thể của các biện pháp chính sách khác. Vì vậy, trong

nghiên cứu này, tác giả chỉ ra một số nhân tố quan trọng trong quá trình đánh gía tác động của biện pháp phi thuế quan bao gồm thuế quanmức độ hội nhập quốc tế

Cụ thể, nhân tố này có ảnh hưởng tạo ra chi phí biến đổi do chính sách thương mại thường thay đổi theo từng giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia.

- Thuế quan:

Đây là công cụ cơ bản trong chính sách thương mại quốc tế trong đó tác động của thuế quan đến thương mại đã được nêu trong các lý thuyết thương mại quốc tế. Về cơ bản, việc áp đặt thuế quan cao sẽ gây tổn thất đối với lợi ích người tiêu dùng và tổng lợi ích toàn xã hội, hơn nữa, tác động của thuế quan thể hiện rõ tính chất bảo hộ đối với doanh nghiệp sản xuất trong nước và tạo sự phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế. Do vậy, trong các đàm phán và cam kết của quốc tế, thuế quan là biện pháp chủ chốt đầu tiên mà WTO yêu cầu các quốc gia cắt giảm. Vì vậy, theo lý thuyết và thực tiễn, tác động của thuế quan đối với thương mại là tác động tiêu cực.

- Biện pháp phi thuế quan

Trong nhóm các biện pháp phi thuế quan, nghiên cứu lựa chọn hai biện pháp kỹ thuật điển hình là SPS và TBT. Căn cứ theo khung lý thuyết căn bản của Disdier và Marette (2010), BPPTQ là các biện pháp thuộc chính sách ngoài thuế quan và đa dạng theo ngành lĩnh vực, theo cặp quốc gia và các loại hình biện pháp khác nhau. Bởi vậy, tác động của BPPTQ đối với thương mại trong các trường hợp nghiên cứu khác nhau vẫn cần được kiểm định. Việc xem xét tác động của BPPTQ như một biện pháp thuộc về chính sách mà không đặt trong tổng thể tác động của biện pháp thuế quan sẽ không thể đánh giá được tác động một cách đầy đủ. Theo nghiên cứu của Disdier và cộng sự (2010) đã khẳng định rằng không thể phân biệt tác động của BPPTQ đối với thương mại ra khỏi tác động của thuế quan. Đặc biệt, trong trường hợp phân tích hàng nông sản là nhóm hàng hoá có tốc độ cắt giảm thuế quan chậm nhất và thách thức nhất trong các cam kết quốc tế. Chính vì vậy, nghiên cứu đánh giá tác động của BPPTQ đối với mặt hàng nông sản cần xét trong tổng thể quan hệ của các biện pháp khác thuộc chính sách như thuế quan và mức độ hội nhập nhằm so sánh tương quan của BPPTQ và thuế quan đối với thương mại trong điều kiện hội nhập và mở cửa thị trường của các quốc gia.

- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế:

Với xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực, các hiệp định thương mại tự do đang ngày càng gia tăng và trở thành yếu tố quan trọng trong chính sách thương mại quốc tế (Grossman và Helpman, 1993a). Quá trình tự do hoá thương mại, tạo thuận lợi thương mại và cải tiến trong việc giảm thiểu các rào cản thương mại giữa các nước

thường là những nội dung cam kết chính trong các Hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực. Do đó, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã đưa nhân tố đại diện cho mức độ hội nhập kinh tế quốc tế trong việc đánh giá tác động của chính sách thương mại và các kết quả nghiên cứu cũng đã khẳng định mối tương quan chặt chẽ và hướng tác động tích cực của nhân tố này với dòng thương mại (Urata và Kiyota, 2003;

Shujiro và Misa, 2007; Okabe, 2015;Qi và Zhang, 2018). Ngoài ra, trong chiến lược phát triển kinh tế và chính sách thương mại của Việt Nam đã nêu rõ vai trò chủ động tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, liên kết song phương và khu vực nhằm thúc đẩy hoạt động trao đổi thương mại hai chiều. Với những cơ sở nêu trên, tác giả đã đưa biến RTA – đại diện cho mức độ hội nhập quốc tế vào khung nghiên cứu tác động của biện pháp phi thuế quan đối với thương mại. Nhân tố này được thể hiện dưới dạng biến nhị phân thể hiện việc có hoặc không tồn tại các liên kết song phương hoặc khu vực giữa Việt Nam và đối tác thương mại.

2. Nhóm thứ hai là các nhân tố thuộc về sự khác biệt giữa cặp quốc gia như khoảng cách địa lý, quy mô kinh tế, văn hoá lịch sử

Theo nghiên cứu của Anderson& Van Wincoop (2003), sự khác biệt trên tạo ra chi phí thương mại tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại giữa hai quốc gia. Những nhân tố này thường mang tính chất cố hữu và do đó có tác động trực tiếp đến chi phí cố định của các doanh nghiệp xuất khẩu khi lựa chọn thị trường mục tiêu.

- Nhân tố đại diện cho khác biệt về quy mô kinh tế

Các nhân tố nêu trên là những nhân tố kiểm soát cơ bản trong mô hình trọng lực hấp dẫn. Trong đó, sự khác biệt về quy mô kinh tế giữa cặp quốc gia thường được cụ thể bởi biến GDP hoặc GDP bình quân đầu người. Đây là nhân tố quan trọng thể hiện cho quy mô kinh tế cũng như khả năng sản xuất của các nước. Nhân tố này thường có mối tương quan tích cực đối với hoạt động thương mại. Quy mô kinh tế của nước xuất khẩu thường tỉ lệ thuận với lượng cung hàng hoá, điều này tạo ra mức dư thừa đối với hàng hoá đó và gia tăng cơ hội xuất khẩu. Vì vậy, để phản ánh rõ về quy mô kinh tế, các nghiên cứu gần đây thường áp dụng mức thu nhập bình quân đầu người trong việc đo lường mối tương quan giữa quy mô kinh tế và mức cung hàng hoá của một quốc gia.

- Nhân tố đại diện cho sự khác biệt về khoảng cách địa lý

Nhân tố về khoảng cách địa lý là nhân tố cơ bản trong mô hình trọng lực hấp dẫn.

Các nghiên cứu sơ khai sử dụng mô hình trọng lực hấp dẫn cũng như nghiên cứu thực nghiệm sau này đều khẳng định xu hướng các quốc gia ưa thích trao đổi thương mại với các nước láng giềng thay vì các bạn hàng có khoảng cách địa lý xa hơn nguyên

nhân là do chi phí vận tải cao ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá. Vì vậy, thông thường hướng tác động của biến khoảng cách địa lý thường ngược chiều với giá trị trao đổi thương mại.

- Nhân tố đại diện cho sự khác biệt về xã hội, lịch sử

Các nhân tố khác như sử dụng chung ngôn ngữ, có chung đường biên giới, cùng chung hệ thống thuộc địa trong lịch sử được đưa vào trong mô hình trọng lực hấp dẫn theo nghiên cứu của (Anderson & van Wincoop, 2003). Kết quả nghiên cứu thường chỉ ra tác động tích cực của các nhân tố này đến việc mở rộng quy mô thương mại hay gia tăng giá trị thương mại. Ví dụ, hai nước có chung ngôn ngữ giúp gia tăng trao đổi thương mại trực tiếp thêm 44% (Egger và Lassmann, 2012). Các nhân tố này thường được thể hiện dưới dạng biến nhị phân (hai quốc gia có hay không cùng chung ngôn ngữ, chung đường biên giới hoặc chung hệ thống thuộc địa).

3. Nhóm thứ ba là các nhân tố ảnh hưởng đến sự co giãn cung cầu trên thị trường hàng nông sản

Theo nghiên cứu của Morrison (1984), các nhân tố ảnh hưởng đến sự co giãn cung cầu trên thị trường nông sản bao gồm thu nhập bình quân đầu người, mức độ tập trung dân cư trên diện tích đất nông nghiệp, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp, giá tương đối của hàng nông sản, sản lượng hàng nông sản. Các nhân tố này đều được biểu hiện từ hai phía nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Trong nhiều trường hợp, hai cặp quốc gia đều có thể có lợi thế đối với các sản phẩm nông nghiệp nhưng vẫn diễn ra hoạt động trao đổi thương mại dựa trên sự đa dạng hoá các sản phẩm hoặc sự khác biệt về chất lượng của sản phẩm.

Trong phạm vi nghiên cứu và số liệu được tổng hợp, tác giả lựa chọn biến thu nhập bình quân đầu người để đại diện cho sự co giãn cung cầu trên thị trường hàng nông sản.

- Thu nhập bình quân đầu người

Qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng mức thu nhập bình quân đầu người càng cao thì xu hướng nhập khẩu hàng nông sản càng lớn. Thực tế, thu nhập bình quân đầu người gia tăng cho thấy tầng lớp trung lưu càng nhiều và dẫn đến tăng nhu cầu tiêu dùng cũng như tăng khả năng sản xuất của quốc gia đó. Tuy nhiên, lượng cầu nhập khẩu của một quốc gia còn phụ thuộc vào mức thiết yếu của mặt hàng nhập khẩu. Do nông sản thuộc nhóm hàng thiết yếu, đồng thời cũng là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, do đó, độ co giãn hay mối tương quan giữa thu nhập bình quân đầu người với cầu nhập khẩu hàng nông sản tại Việt Nam chưa thể xác định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)