Quan điểm, định hướng và mục tiêu của việc quản lý hàng nông sản nhập khẩu bằng biện pháp phi thuế quan của Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 167 - 170)

CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU NHẰM GÓP PHẦN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU HIỆU QUẢ HƠN

5.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu của việc quản lý hàng nông sản nhập khẩu bằng biện pháp phi thuế quan của Việt Nam

5.2.1 Quan đim

Căn cứ theo Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 (CV số 3310/BNN-KH ngày 12 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng đã nhấn mạnh với quan điểm “Vấn đề an ninh lương thực quốc gia phải nằm trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”. Do đó, Chính phủ cần xác định một số quan điểm phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và quản lý nhập khẩu nông sản bằng BPPTQ nói riêng như sau:

1. Hàng nông sản nhập khẩu được quản lý theo cơ chế thị trường, khai thác hiệu quả lợi thế trong hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo cơ hội tiếp cận thị trường như nhau với tất cả các nước đối tác, đảm bảo mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước và các vấn đề an ninh lương thực quốc gia trong chiến lược tổng thể phát triển xuất nhập khẩu.

2. Khuyến khích nhập khẩu hàng nông sản mà Việt Nam bất lợi thế và có nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, kiểm soát hợp lý nhập khẩu vật tư nông nghiệp cho các ngành chăn nuôi, sản xuất chế biến.

3. Hàng nông sản nhập khẩu nâng cao về chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng trong tiêu dùng, không ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp trong nước và nên kinh tế Việt Nam

4. Tăng cường quản lý hàng nông sản nhập khẩu dựa trên cơ sở hệ thống văn bản pháp lý quy định về các BPPTQ phù hợp theo cam kết quốc tế và trong các cam kêt của hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

5.2.2 Mc tiêu

Mục tiêu tổng quát

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BPPTQ toàn diện theo hướng hiện đại, phù hợp với các cam kết khu vực và quốc tế, đảm bảo quản lý chặt chẽ về chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia.

- Tăng cường áp dụng hiệu quả các BPPTQ phù hợp với mục đích áp dụng và các nhóm hàng hoá riêng biệt nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, môi trường, vật nuôi cây trồng. Rà soát, điều chỉnh bổ sung các BPPTQ theo lộ trình và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cụ thể

- Hoàn thiện bộ công cụ BPPTQ quản lý hàng nông sản nhập khẩu nâng mức hài hoà hoá so với các BPPTQ trong khu vực và quốc tế.

- Giảm thiểu các BPPTQ mang tính trùng lắp, chồng chéo; Đơn giản hoá, minh bạch hoá, tăng tính ổn định và tính dự báo trong quá trình thực thi các BPPTQ quản lý nhập khẩu hàng nông sản.

- Quản lý hàng nông sản nhập khẩu theo từng giai đoạn và nhóm hàng hoá đảm bảo mục tiêu đề ra theo Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hoá đến năm 2030, trong đó tốc độ nhập khẩu hàng nông sản bình quân dưới 10%/năm và đảm bảo thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng nông sản. Ưu tiên nhập khẩu hàng vật tư nông nghiệp phục vụ phát triển ngành chăn nuôi và ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu và nhóm hàng nông sản Việt Nam bất lợi thế trong sản xuất.

- Tăng cường hiệu quả sử dụng các BPPTQ đối với hàng nông sản nhập khẩu, tăng mức độ tác động của các BPPTQ lên trung bình 3 – 4%, đặc biệt tăng cường áp dụng biện pháp SPS và TBT để kiểm dịch, kiểm tra hàng nông sản nhập khẩu tại biên giới, và tiếp tục theo dõi đánh giá hiệu quả các biện pháp sau biên giới.

5.2.3. Định hướng qun lý hàng nông sn nhp khu bng bin pháp phi thuế quan

- Tăng cường sử dụng các BPPTQ được phép áp dụng theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới và các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Sử dụng có hiệu quả, nhất quán các biện pháp về kiểm dịch động thực vật (SPS) và các quy định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) trong quản lý hàng nông sản trong nước và nhập khẩu.

- Điều chỉnh cơ cấu nhập khẩu hàng nông sản phù hợp, hiệu quả theo xu hướng biến đổi của nhu cầu tiêu dùng, bù đắp các thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu hợp lý phục vụ các ngành sản xuất chế biến trong nước, đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực cho mức dân số ổn định tương lai. Xác định mức độ nhập khẩu cần thiết những sản phẩm mà Việt Nam bất lợi thế (sữa, bò, gà, sản phẩm chăn nuôi ôn đới,…) để tập trung đầu tư và phát triển công nghiệp chế biến.

- Quản lý nông sản nhập khẩu theo hướng bền vững, cụ thể tập trung kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp đảm bảo điều kiện cho sản xuất chế biến và tiêu dùng, kiểm soát phòng ngừa rủi ro và cảnh báo sớm các vấn đề nguy hại trong hàng nông sản nhập khẩu ảnh hưởng đến sức khoẻ động thực vật, sức khoẻ con người và các vấn đề bảo vệ môi trường. Định hướng nhập khẩu hàng nông sản hữu cơ hoặc có quy trình sản xuất sạch, sử dụng công nghệ hiện đại, không gây hại đến môi trường.

- Áp dụng các BPPTQ quản lý hàng nông sản nhập khẩu một cách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến thông tin, theo dõi đánh giá mức độ rủi ro và cảnh báo sớm, và đánh giá hiệu quả thực hiện biện pháp. Trong đó, các khâu cần được minh bạch hoá thông tin cho nhà sản xuất trong nước, nhà sản xuất nước ngoài và người tiêu dùng.

- Rà soát, bổ sung và cập nhật thường xuyên các dịch bệnh mới xuất hiện, các chất gây hại đến vật nuôi và cây trồng để sửa đổi và bãi bỏ những quy định không phù hợp nhằm đảm bảo tính linh hoạt và tính dự báo của hệ thống BPPTQ đối với an ninh quốc gia, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

- Cải tiến đồng bộ hệ thống BPPTQ theo hướng tiệm cận với hệ thống biện pháp và tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế công nhận, hướng đến việc thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường quốc tế chính. Đồng thời cải cách thủ tục hành chính và quy trình thực thi các BPPTQ nhằm tạo môi trường minh bạch và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 167 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)