Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 173 - 177)

CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU NHẰM GÓP PHẦN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU HIỆU QUẢ HƠN

5.3. Giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan Việt Nam đối với hàng nông sản nhập khẩu nhằm góp phần quản lý nhập khẩu hiệu quả hơn

5.3.2 Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp phi thuế quan Việt

5.3.2.1 Giải pháp kiểm soát và phòng ngừa rủi ro liên quan đến SPS và TBT Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm các vấn đề gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, môi trường và sức khoẻ động thực vật dựa trên các chứng cứ khoa học, các căn cứ pháp lý và các thông tin biến động thị trường. Hệ thống thông tin trên sẽ cho phép chính phủ, nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, nguời tiêu dùng chủ động và phản ứng nhanh khi phát hiện rủi ro đối với sức khoẻ cộng đồng trong chuỗi thực phẩm và hàng hoá nông sản nhập khẩu. Trên hệ thống cảnh báo sớm cấp quốc gia cần xây dựng

cơ sở dữ liệu thông tin các độc tố, vi chất gây hại cho sức khoẻ con người, giống loài và môi trường, cập nhật các thông tin liên quan đến dịch bệnh mới trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu cần cung cấp thông tin về kết quả từ chối hoặc kết quả kiểm dịch, thông tin các lô hàng từ các đối tác nhập khẩu không đủ điều kiện nhập khẩu hoặc bị thu hồi trên thị trường. Từ đó, đánh giá mức độ tin cậy của các đối tác nhập khẩu và phân loại đối tác.

Chủ động phân loại rủi ro và đánh giá năng lực các doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ trên mức độ rủi ro, mức độ vi phạm. Quá trình phân loại rủi ro và đánh giá doanh nghiệp cần thực hiện từ việc rà soát các lịch sử giao dịch sang chủ động dự báo các khả năng phát sinh rủi ro trong tương lai. Phân loại rủi ro cần xem xét nguy cơ phát sinh trong chuỗi sản xuất của doanh nghiệp từ nguồn nguyên liệu và công đoạn sơ chế đến sản xuất sản phẩm cuối cùng. Phương pháp này phù hợp với không chỉ các đối tượng doanh nghiệp nhập khẩu mà hoàn toàn cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu vật tư nông nghiệp để sản xuất hàng xuất khẩu.

Cuối cùng, cần tăng cường nghiên cứu đánh giá mức độ tác động của các BPPTQ đối với toàn ngành, trong đó đánh giá tác động riêng lẻ đối với các nhóm hàng hoá quan trọng. Đồng thời đánh giá tác động về lợi ích và chi phí đối với các chủ thể kinh tế bao gồm doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp xuất khẩu và người tiêu dùng.

5.3.2.2 Thực hiện thí điểm hình thức bảo lãnh thông quan trong quản lý nhập khẩu Chấm dứt tình trạng mất cân đối cung cầu. Áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro theo cơ chế thị trường như bảo hiểm, xây dựng hệ thống kho tàng, áp dụng đa dạng các hình thức giao dịch hiện đại (đấu giá, giao sau, thương mại điện tử,…) hạn chế đến mức thấp nhất tránh các rủi ro về biến động thị trường.

Chính phủ cần từng bước đưa hình thức bảo lãnh thông quan vào triển khai. Đây là hình thức đã được áp dụng tại nhiều quốc giá phát triển trên thế giới (Ví dụ: Hoa Kỳ). Trong đó, bảo lãnh thông quan là hình thức cam kết bảo lãnh (đảm bảo về mặt tài chính) mà Tổng cục hải quan yêu cầu từ các pháp nhân (doanh nghiệp nhập khẩu) mong muốn tham gia vào quá trình thương mại hải quan. Cam kết bảo lãnh là hợp đồng ba bên trong đó một bên được bảo lãnh (doanh nghiệp nhập khẩu) cam kết với bên thứ hai (Tổng cục hải quan) hay bên nhận bảo lãnh để thanh toán tiền và thực hiện nhập khẩu theo một cách thức nhất định. Bên thứ ba (bên bảo lãnh hay công ty bảo hiểm) đứng ra cam kết thanh toán cho bên nhận bảo lãnh nếu doanh nghiệp nhập khẩu không thanh toán hoặc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bắt buộc. Thực tế, hình thức bảo lãnh thông quan không chỉ giúp bảo vệ nguồn thu ngân sách của chính phủ mà đảm

bảo tính tuân thủ với mọi pháp luật và quy định áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu.

Hệ thống bảo lãnh thông quan giúp giảm đáng kể các trì trệ trong quá trình nhập khẩu bằng cách cho phép chuyển các yêu cầu về kiểm tra chuyên ngành sang cơ chế sau nhập khẩu, thay vì phải hoàn thành các yêu cầu này mới thông quan như hiện nay. Đây là công cụ hữu ích trong việc gia tăng việc tạo thuận lợi thương mại cũng như kiểm soát các hoạt động thương mại nhiều rủi ro có thể dẫn đến xung đột thương mại với các quốc gia xuất khẩu và Việt Nam. Về phía doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam sẽ tiết kiệm được chi phí nhập khẩu nhờ bảo lãnh thông quan mà không cần các chi phí từ chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.

5.3.2.3 Giải pháp thực thi hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu

Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật mới cần thực hiện theo cơ chế hợp tác giữa nhà nước và tư nhân nhằm đảm bảo đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn áp dụng, đồng thời tăng tính trách nhiệm và tự nguyện của doanh nghiệp trong việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn sau khi có chế tài cụ thể. Mô hình hợp tác chính phủ và tư nhân giúp khắc phục tình trạng doanh nghiệp tham gia quá ít hoặc quá muộn hoặc thờ ơ vào quá trình chuẩn hoá trong hoạt động sản xuất. Khuyến khích các tổ chức hiệp hội sản xuất kinh doanh chủ động ban hành và kiểm soát tiêu chuẩn chất lượng vật tư hàng hóa của tổ chức mình.

Quá trình ban hành và hướng dẫn thực thi các quy định, văn bản pháp luật cần được thông tin rộng rãi, đơn giản hoá và dễ hiểu, nhưng nhất quán trong việc áp dụng để tạo thuận lợi cho các cơ quan thực thi và các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện. Tăng cường phối hợp với cơ quan truyền thông tuyên truyền phổ biến thông tin về văn bản pháp luật quy định về các BPPTQ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước nhằm thay đổi hành vi tiêu dùng, đồng thời nâng cao nhận thức về chất lượng và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đối với hàng nông sản sạch, chất lượng cao. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi và tích cực hỗ trợ kỹ thuật cho người sản xuất kinh doanh theo sát lộ trình thực hiện cam kết quốc tế.

Chủ động chuẩn bị cho việc áp dụng cam kết cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hệ thống phân phối hàng hóa, tham gia cung cấp dịch vụ cho nông nghiệp nông thôn.

Củng cố hệ thống tổ chức và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thực thi như hải quan, quản lý thị trường, kiểm dịch động thực vật, kiểm dịch dịch bệnh gây hại để tránh sự chồng chéo trong chức năng nhiệm vụ. Riêng đối với hàng nông sản nhập

khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò chủ chốt trong việc quản lý chuyên ngành kiểm soát dịch bệnh, tuy nhiên cần củng cố và đẩy mạnh hoạt động của các cơ quan trực thuộc bộ là đầu mối trực tiếp thực thi các hoạt động kiểm dịch, phân tích nguy hại, quản lý chất lượng. Tránh tình trạng quản lý hình thức, vai trò chức năng không rõ ràng dẫn đến hoạt động thiếu hiệu quả, chặt chẽ tại cửa khẩu nhưng buông lỏng trong công tác hậu kiểm hay kiểm soát khi phân phối trong thị trường nội địa.

Tổ chức giám sát an toàn thực phẩm đối với hàng nông sản có rủi ro cao, nhu cầu tiêu thụ nhiều; trong đó phát triển hệ thống truy xuất nguồn gốc và các kiểm tra liên ngành, thanh tra các cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp nhập khẩu mới xác lập quan hệ. Các cơ quan chức năng và các Bộ ngành liên quan cần phối hợp điều tra triệu phá các đường dây nhập lậu, cơ sở phân phối trong nước có liên thông với doanh nghiệp nước ngoài trong việc lưu thông, buôn bán các chất cấm/hạn chế trong sản xuất thực phẩm, hàng hoá trong danh mục nhóm 2 (có khả năng gây mất an toàn).

5.3.2.4 Ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc; đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng nông sản nhập khẩu

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ blockchain vào kiểm soát truy xuất nguồn gốc trong chuỗi sản xuất hàng nông sản. So với các các phương pháp truy xuất nguồn gốc hiện nay như sử dụng mã QR, công nghệ blockchain thể hiện tính ưu việt hơn hẳn và đặc biệt là sự minh bạch và độ tin cậy của thông tin. Cụ thể, mỗi công đoạn trong chuỗi sản xuất từ thu hoạch, chế biến, xuất khẩu, làm sạch, đóng gói, phân phối đều được mã hoá thành mã QR cho cùng một tài khoản (ID) duy nhất được thiết lập và mỗi dữ liệu của từng công đoạn được lưu trữ thành một khối (block) và theo trình tự thời gian thành một chuỗi. Bất kỳ thông tin nào được đưa lên phải được sự phê duyệt và đồng thuận của tất cả các bên liên quan (người nông dân thu hoạch, đơn vị chế biến, đóng gói, phân phối…) và khi thông tin đã được xác thực thì không thể gỡ xuống cũng như thay đổi được (chỉ có thể được thêm các thông tin giao dịch). Nhờ vậy, các thông tin đảm bảo tính minh bạch tối đa.

Việc ứng dụng công nghệ này giúp quá trình kiểm soát truy xuất nguồn gốc từ khâu sản xuất đến phân phối nhập khẩu mang tính tự động cao, giảm các chi phí trong vận hành thủ công. Đồng thời, ứng dụng công nghệ blockchain có thể giải quyết được các vấn đề trở ngại trong giao dịch như thủ tục phức tập, chi phí trung gian cho doanh nghiệp, cũng như chi phí quản lý cho các cơ quan nhà nước. Việt Nam đã triển khai thành công công nghệ blockchain trong việc xuất khẩu quả thanh long sang thị trường

Úc, điều này minh chứng khả năng thích ứng và hiệu quả của công nghệ này trong không chỉ thúc đẩy xuất khẩu mà quản lý nhập khẩu hàng nông sản tại Việt Nam theo định hướng đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thương mại và quản lý hiệu quả hơn.

Về việc tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực trong kiểm tra chuyên ngành, chính phủ cần đẩy mạnh đầu tư kết hợp xã hội hoá nhằm nâng cấp các phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng tiêu chuẩn chất lượng trong ngành nông nghiệp cũng như các điểm kiểm tra chuyên ngành tại chỗ, nhằm đảm bảo việc cung cấp kết quả chính xác, xác thực, nhanh chóng và có những phát hiện nhạy bén với các chất nguy hại trong sản phẩm nhập khẩu. Các phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm cần xây dựng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời rà soát và thu hồi các tổ chức dịch vụ đánh giá sự phù hợp có những sai phạm trong kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Hơn nữa, chính phủ cần đầu tư đào tạo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là các cán bộ quản lý thanh tra tại địa phương, nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực đồng bộ tại các tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 173 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)