Bối cảnh trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến biện pháp phi thuế quan và hàng nông sản nhập khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 164 - 167)

CHƯƠNG 5: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU NHẰM GÓP PHẦN QUẢN LÝ NHẬP KHẨU HIỆU QUẢ HƠN

5.1 Bối cảnh trong và ngoài nước có ảnh hưởng đến biện pháp phi thuế quan và hàng nông sản nhập khẩu

5.1.1 Bi cnh quc tế

Về tiêu dùng, cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản trên thế giới có xu hướng tiếp tục tăng lên đến năm 2025 theo dự báo của OECD và FAO. Sức tăng tiêu dùng mạnh nhất đối với các mặt hàng ngũ cốc, dầu chiết xuất từ hạt, bông và các sản phẩm gia súc từ các nước có thu nhập thấp đến trung bình. Động lực cơ bản thúc đẩy lượng cầu hàng nông sản trên thế giới là sự tăng trưởng dân số và thu nhập, cũng như quá trình đô thị hoá và sự đa dạng trong chế độ ăn uống. Xu hướng mới về sở thích ăn uống của người dân sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm thịt và sữa, cùng với ngũ cốc dạng thô và các bữa ăn có hàm lượng protein cao. Ngoài ra, các yếu tố khác như sự cải thiện về cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận dễ dàng hơn và đa dạng hơn với nhiều thị trường thực phẩm khác nhau.

Về sản xuất nông nghiệp, sản xuất các mặt hàng nông sản toàn cầu được dự báo tăng lên và nhanh hơn so với tốc độ tăng dân số (theo Báo cáo của USDA). Dự báo này dựa trên kỳ vọng về sự cải thiện năng suất nông nghiệp toàn cầu do kết quả của quá trình cải tiến khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Mặt khác nguồn tài nguyên sẵn có như nước, đất đai phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sẽ là thách thức đối với các nước thuộc khu vực Nam Mỹ nhưng không ảnh hưởng quá lớn đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, thập kỷ tiếp theo sẽ chứng kiến giảm nhiệt đầu tư vào các khu trang trại quy mô lớn, cũng như sự biến động về giá nông sản cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư.

Về thương mại hàng nông sản, mặc dù thương mại hàng nông sản đã tăng trưởng trong suốt 50 năm qua nhưng với tốc độ xấp xỉ tốc độ sản xuất toàn cầu, do đó dự báo tốc độ tăng trưởng trong trao đổi thương mại hàng nông sản sẽ có xu hướng giảm xuống. Đồng thời, nguồn xuất khẩu nông sản của thị trường thế giới sẽ dần thu hẹp, trong khi đó, nhập khẩu nông sản sẽ có xu hướng phân tán thị trường.

Cán cân thương mại nông sản trên thế giới có sự thay đổi rất rõ rệt, một số nước kém phát triển (LDCs) và đang phát triển sẽ trở thành các nhà nhập khẩu nông sản

ròng. Trong năm 1961 – 1963 các nước đang và kém phát triển đạt thặng dư trong thương mại nông sản lên đến 6,7 tỷ USD, nhưng mức thặng dư này dần dần mất đi, đến cuối năm 1990, thương mại nông sản có những dấu hiệu thâm hụt. Dự báo đến năm 2030, 49 nước đang và kém phát triển có xu hướng thâm hụt thương mại sâu hơn và trong đó nhập khẩu sẽ tăng lên khoảng 50 tỷ USD, còn các nước đang phát triển có thể thâm hụt thương mại nông sản lên đến 35 tỷ USD. Một trong những thay đổi quan trọng dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại nông sản tại các nước đang phát triển là việc gia tăng nhập khẩu các mặt hàng nông sản thuộc vùng ôn đới như lúa mì, ngũ cốc thô và các sản phẩm chăn nuôi).

Về cơ cấu hàng nông sản trên thị trường thế giới được phân thành 3 nhóm, nhóm 1 gồm các mặt hàng nông sản thuộc vùng ôn đới như ngũ cốc và thịt gia súc tập trung sản xuất ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi tăng rất nhanh. Nhóm 2 gồm các mặt hàng cạnh tranh như rau quả, dầu tức được sản xuất ở cả các nước phía bắc và phía nam bán cầu dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về thị phần xuất khẩu trên thế giới. Trợ cấp tại các nước phát triển OECD thường bù đắp lợi thế so sánh của các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Tuy nhiên, các nước đang phát triển thường có lợi thế hơn trong sản xuất nhóm hàng hoá này nhờ thâm dụng lao động và nhờ điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới thuận lợi. Vì vậy, các nước đang phát triển có xu hướng xuất khẩu ròng đối với nhóm hàng này. Nhóm thứ ba bao gồm các mặt hàng nhiệt đới chủ yếu sản xuất tại các nước đang phát triển nhưng tiêu thụ bởi các nước phát triển OECD (ví dụ như: cà phê, ca cao, cao su…). Sản lượng của nhóm hàng này đang tăng lên nhưng xu hướng tiêu dùng đang ngày càng bão hoà, cầu hàng hoá không co giãn và giá cả giảm liên tục.

Về chính sách thương mại các quốc gia, khi kết thúc vòng đàm phán thương mại đa phương Uruguay, Hiệp định nông nghiệp được coi là bước đầu tiên quan trọng đối với cải cách cơ bản hệ thống thương mại quốc tế cho nông nghiệp, nhưng đến nay, nhiều quốc gia đã thất vọng vì những lợi ích khiêm tốn thu được. Mặc dù xu hướng cắt giảm thuế quan theo các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại tự do vẫn diễn ra nhưng tốc độ giảm thuế quan trong nhóm hàng nông sản vẫn ở mức rất cao và tốc độ cắt giảm chậm hơn rất nhiều so với nhóm hàng phi nông nghiệp. Tuy nhiên, các diễn biến khó lường của các cuộc chiến tranh thương mại với vũ khí chính là thuế quan vẫn chưa có chiều hướng căng thẳng. Do đó, tác động của thuế quan và các chính sách hỗ trợ trong nước đối với ngành nông nghiệp tại các nước phát triển và đang phát

triển sẽ ngày càng thúc đẩy nhanh định hướng chính sách thương mại của các nước theo mô hình thay thế nhập khẩu.

Quá trình toàn cầu hoá sẽ đòi hỏi một khung pháp lý nhất quán, trong đó các quy định có mức độ tương thích cao với các cam kết quy định quốc tế, hay nói cách khác việc cải cách các biện pháp thuộc về chính sách đặc biệt là các biện pháp SPS hay TBT cần giảm phạm vi xung động chính sách thương mại quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, các áp lực chính trị và thủ tục quan liêu trong nước thường là phức tạp hoá các BPPTQ và dẫn đến sự xung động. Giải quyết mức độ hài hoà giữa các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật là xu hướng cần thiết. Trong bối cảnh, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, nhu cầu về an toàn thực phẩm, môi trường ngày càng cao thì những khác biệt sản phẩm và sự minh bạch thông tin sản phẩm cũng tăng lên nhanh chóng giữa các quốc gia đã và đang phát triển.

5.1.2 Bi cnh trong nước

Trong 10 đến 20 năm tới, xu hướng nhân khẩu học và cơ cấu kinh tế xã hội của Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng nền kinh tế công nghiệp. Cơ cấu dân số Việt Nam đang có xu hướng già hoá, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dân số Việt Nam. Dự báo số lượng người trong tuổi lao động đạt đỉnh vào giữa những năm 2030. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hoá tiếp tục tăng lên, từ năm 1980 đến 2015, dân số ở khu vực đô thị của Việt Nam đã tăng gấp 2 lần từ 13 đến 30 triệu người (chiếm 1/3 dân số). Dự báo con số này sẽ tăng lên 50 triệu người, chiếm một nửa tổng dân số. Trong đó tầng lớp trung lưu mở rộng với mức tiêu thụ từ 10 USD trở lên/ngày. Như vậy, những thay đổi về nhân khẩu học đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực, và mang đến tiềm năng lớn cho thị trường nội địa, bao gồm cả động lực tăng trưởng trong nông nghiệp.

Xu hướng thay đổi trong sở thích tiêu dùng lương thực của Việt Nam được dự báo sẽ đa dạng hoá nhanh chóng và tổng mức tiêu thụ sẽ gia tăng do dân số ngày càng tăng, tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân tăng và quá trình đô thị hoá. Tại Việt Nam, dự báo tiêu thụ bình quân tăng từ 2690 calo/ngày trong năm 2009 lên 2895 calo/ngày trong năm 2030. Tuy nhiên thành phần thực phẩm có sự thay đổi nhẹ, cụ thể thị phần lúa gạo dự kiến tiếp tục giảm xuống, các sản phẩm động vật, thuỷ hải sản cũng giảm nhẹ; trong khi các sản phẩm tử thực vật như trái cây và rau quả, đường và các loại thực phẩm chế biến khác có xu hướng tăng. Hơn nữa, mức tiêu thụ sữa dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng.

Nếu cơ cấu tiêu dùng như trên diễn ra sẽ đem lại những ý nghĩa kinh tế quan trọng. Trong đó, các sản phẩm chăn nuôi và hải sản tăng mạnh sẽ kéo theo nhiều cơ hội thị trường cho ngô và các loại cây trồng khác làm thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, nếu năng suất các cây trồng này không được tăng lên đáng kể qua việc cải tiến giống, hệ thống thoát nước, phương thức canh tác thì nhu cầu nhập khẩu các thành phần thức ăn chăn nuôi tiếp túc tăng mạnh và khả năng thâm hụt thương mại nếu Việt Nam bảo hộ ngành chăn nuôi phát triển. Bên cạnh đó, một lỗ hổng quan trọng mà chăn nuôi Việt Nam có thể phải đối mặt là sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thức ăn nhập khẩu (tức là, hạt thô, bột đậu nành) và tăng cạnh tranh từ nhập khẩu sản phẩm thịt theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Quá trình biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ gia tăng mức độ nghiêm trọng và biến động, Việt Nam đang và sẽ chịu tác động nặng nề của các vấn đề như nhiệt động và mực nước biển tăng, ngập mặn, dịch bệnh cây trồng vật nuôi. Đây vừa là cơ hội và thách thức thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành nông nghiệp của Việt Nam cũng như thay đổi về địa lý, tự nhiên và chất lượng sản xuất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động biện pháp phi thuế quan của việt nam đối với hàng nông sản nhập khẩu (Trang 164 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(239 trang)