Thuỷ triều và xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu QH TỔNG THỂ TL TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030 (Trang 28 - 31)

ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƢỢNG THỦY VĂN

2.2. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN NGUỒN NƯỚC

2.2.1.5. Thuỷ triều và xâm nhập mặn

Thuỷ triều ở vùng cửa lưu vực sông Mã thuộc chế độ nhật triều không đều với chu kỳ triều trên 24h trong ngày. Trong một kỳ triều, còn có ngày xuất hiện bán nhật triều. Thời gian triều lên ngắn 7-8h, những ngày triều cường thời gian triều lên 8-9h, thời gian triều rút 15-16h trong ngày.

Biên độ triều lớn nhất tại Hoàng Tân cửa sông Mã: 3,19m, tại Giàng 2,46m, 2,58m tại Lạch Sung, 2,2m tại Cụ Thôn. Biên độ triều trung bình trên sông Hoạt là 1,3m, sông Lèn 1,53m tại Lạch Sung, sông Mã tại Hoàng Tân là 1,58m.

Mực nước đỉnh triều cao nhất đạt 2,9m tại Hoàng Tân cửa sông Mã và thấp nhất đạt -1,81m lúc chân triều; Tại Giàng, mực nước chân triều thấp nhất vào tháng kiệt III, IV đạt -1,42m; Tại Lạch Sung cửa sông Lèn mực nước cao nhất là 2,32m vào tháng VIII/1971 khi có lũ và mƣa bão, đạt thấp nhất -0,97m vào tháng IV/1970. Càng vào sâu nội địa, biên độ mực nước triều càng giảm.

b m n:

Thanh Hóa có đường bờ biển dài 102km trong đó có 6 cửa sông đổ ra biển, đồng thời là nơi tiếp nhận dòng triều - mặn từ biển xâm nhập vào đất liền ở 4 hệ thống sông chính gồm hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Càn và sông Bạng. Tổng lƣợng dòng chảy trung bình hàng năm khoảng 23 tỷ m3 nhƣng phân phối rất không đều trong năm, lƣợng dòng chảy mùa lũ chiếm khoảng 75%; mùa kiệt khoảng 25%.

Trong mùa kiệt lượng dòng chảy trên sông nhỏ, mực nước sông hạ thấp nên dòng triều xâm nhập sâu vào đất liền tạo nên vùng ảnh hưởng triều - mặn bao gồm phần lớn diện tích các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Hà Trung, Hoằng Hóa, Nông Cống, Quảng Xương và Tĩnh Gia.

Diễn biến triều - mặn trong sông rất phức tạp do chịu chi phối của nhiều yếu tố tự nhiên và tác động của con người. Việc đánh giá diễn biến triều - mặn trong mùa kiệt năm 2012 được Sở tài nguyên và môi trường phối hợp với trung tâm khí tượng thủy văn Thanh Hóa thực hiện điều tra tại vùng hạ lưu hệ thống sông Mã từ ngày 11/III đến 23/III và vùng hạ lưu hệ thống sông Yên, sông Lạch Bạng từ 24/II đến 6/IV năm 2012.

- Hệ thống sông Mã, sông Hoạt - sông Càn:

+ Mực nước:

Bảng -14: Mực nước triều lớn nhất, nhỏ nhất thực đo từ 11÷23 tháng 3 năm 2012 Trạm Sông Hmax(cm) Ngày Hmin(cm) Ngày Hmax(cm) Ngày

Giàng Mã 134 12/III -104 16/III 229 16/III

Hàm Rồng Mã 133 12/III -105 16/III 227 16/III

Nguyệt Viên Mã 130 12/III -106 16/III 224 15,16/III Quảng Châu Mã 129 12/III -107 16/III 222 15,16/III Cầu Tào L.Trường 148 12/III -99 16/III 236 16/III

Cự Đà L.Trường 137 12/III -109 16/III 232 14/III

Vạn Ninh L.Trường 132 12/III -110 16/III 229 14/III Hoàng Hà L.Trường 116 12/III -113 16/III 218 14/III Phong Mục L.Trường 194 12/III -51 16/III 236 16/III

Cụ Thôn Lèn 185 12/III -53 16/III 222 16/III

Yên Ổn Lèn 174 12/III -54 16/III 219 16/III

Phà Thắm Lèn 163 12/III -57 16/III 215 16/III

Lạch Sung Lèn 139 12/III -71 16/III 198 16/III

Cầu De Kênh De 162 12/III -70 16/III 227 15/III

Nam Huân Kênh De 130 12/III -98 16/III 214 15/III Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa năm 2012

+ Nồng độ mặn: Kết quả đo đạc và tính toán cho thấy diễn biến độ mặn vùng cửa sông phù hợp với diễn biến của thủy triều. Độ mặn lớn nhất và nhỏ nhất thường xuất hiện cùng lúc hoặc chậm đi một ít so với đỉnh chân triều (riêng tại trạm Cự Đà thuộc khu vực giao thoa triều từ 2 phía: ảnh hưởng triều từ phía sông Mã và từ cửa Lạch Trường nên diễn biến độ mặn có những biểu hiện bất thường so với quy luật chung, cụ thể trong một số con triều diễn biến mặn bị lệch pha so với diễn biến triều), và càng về phía thượng lưu sông độ mặn càng giảm nhỏ.

Bảng -15: Nồng độ mặn lớn nhất, nhỏ nhất (từ ngày 11÷23 tháng III năm 2012) Trạm Sông KC tới biển( m) Smax(‰) Ngày Smin(%O) Ngày

Giàng Mã 24 0.2 nhiều ngày 0.1 Cả đợt

Hàm Rồng Mã 18.6 5.6 16/III 0.1 nhiều ngày

Nguyệt Viên Mã 14 10.2 14/III 0.1 12/III(2)

Quảng Châu Mã 5.3 25 15/III 0.7 12/III(2)

Cầu Tào L.Trường 24.6 3.7 17/III 0.1 nhiều ngày

Cự Đà L.Trường 20.9 3.4 17/III 0.1 11/III(3)

Vạn Ninh L.Trường 17 8.6 18/III 0.1 11/III(3)

Hoàng Hà L.Trường 11.2 24.6 14/III 0.7 12/III

Cụ Thôn Lèn 19 0.7 15/III 0.1 nhiều ngày

Yên Ổn Lèn 13 7.6 17/III 0.2 nhiều ngày

Phà Thắm Lèn 9 13.8 14/III 0.2 11/III(2)

Lạch Sung Lèn 2 24.4 12/III 0.6 11/III(3)

Cầu De Kênh De 11.9 26.2 13/III 0.3 11/III

Nam Huân Kênh De 2.4 26.7 12/III 5.1 15/III

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa năm 2012 - Hệ thống sông Yên và sông Bạng:

+ Mực nước:

Bảng -16: Mực nước triều lớn nhất, nhỏ nhất từ 24/3÷06/4 năm 2012 Trạm Sông Hmax(cm) Ngày Hmin(cm) Ngày max(cm) Ngày

Quảng Long Hoàng 94 3/IV -81 29/III 161 28,29/III

Bến Mắn Yên 100 3/IV -70 29/III 160 28/III

Cầu Lạc Nhơm 84 3/IV -79 29/III 150 29/III

Quảng Vọng Hoàng 80 3/IV -99 29/III 167 29/III

Ngọc Trà Yên 82 3/IV -95 29/III 166 29/III

Sơn Thắng Bạng 84 26/IV -4 29/III 90 26/III

Khoa Trường - -44 26/IV -239 29/III 182 27,29/III

Cầu Dừa Bạng 24 26/IV -156 29/III 169 27,29/III

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa năm 2012

+ Độ mặn: Tại 8 trạm điều tra trên hệ thống sông Yên và sông Lạch Bạng đã thực hiện 728 lần quan trắc độ mặn, với số mẫu nước là 2.184 mẫu.

Bảng -17: Độ mặn lớn nhất, nhỏ nhất các trạm hệ thống sông Yên và sông Bạng Trạm Sông KC tới biển (km) Smax(%O) Ngày Smin(‰) Ngày

Ngọc Trà Yên 12 24.9 27/III 0.3 25/III(2)

Bến Mắn Yên 25 0.4 29/III 0.1 Cả đợt

Quảng Vọng Hoàng 17 6.1 29/III 0.1 nhiều ngày

Quảng Long Hoàng 27 0.1 Cả đợt 0.1 Cả đợt

Cầu Lạc Nhơm 23 0.1 Cả đợt 0.1 Cả đợt

Cầu Dừa Bạng 3.1 30.6 25/III 22.6 01/IV

Khoa Trường Bạng 8.4 26 27/III 12.7 24/III

Sơn Thắng Bạng 8.9 19.4 27/III 2.9 04/IV

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa năm 2012

Bảng -18: Đặc trưng độ mặn ( ) trên sông mã, sông lạch trường, sông Lèn, sông Yên, sông Lạch Bạng trong thời kỳ điều tra năm 2011, 2012 và TBNN Trạm Smax/min N m 11 N m 1 TBNN Cao Nhất N m

Giàng Smax 0.7 0.2 1.4 6.1 2010

Smin 0.1 0.1 0.1 0.12 1990

Hàm Rồng Smax 6.5 5.6 5.9 13.5 1999

Smin 0.1 0.1 0.1 0.3 1999

Nguyệt Viên Smax 9.8 10.2 10.1 17.5 2010

Smin 0.1 0.1 0.3 2.5 1999

Quảng Châu Smax 24 25

Smin 0.3 0.7

Cầu Tào Smax 4.5 3.7 3.7 9.4 2010

Smin 0.1 0.1 0.1 0.3 1999

Cự Đà Smax 3.6 3.4 2.5 7.4 2010

Smin 0.1 0.1 0.7 4 2008

Hoàng Hà Smax 16.2 24.6 20.7 28.1 1998

Smin 0.6 0.7 1.6 6.2 2008

Vạn Ninh Smax 7.5 8.6

Smin 0.2 0.1

Đặc trƣng độ mặn tại các trạm vùng sông Lèn

Yên Ổn Smax 10.6 7.6 4.2 17.8 2010

Smin 0.2 0.2 0.2 1.6 2010

Thắm Smax 16.3 13.8 9.2 22.7 2010

Smin 0.2 0.2 0.3 3.6 2010

Lạch Sung Smax 25.7 24.4 22.8 28.3 2010

Smin 0.2 0.6 1.8 10 2010

Trạm Smax/min N m 11 N m 1 TBNN Cao Nhất N m

Cụ Thôn Smax 2 0.7

Smin 0.1 0.1

Cầu De Smax 25.5 26.2 22.7 27.9 2010

Smin 0.6 0.3 0.8 6.5 2010

Nam Huân Smax 28.6 26.7

Smin 6.8 5.1

Đặc trƣng độ mặn tại các trạm vùng sông Yên

Ngọc Trà Smax 26.3 24.9 24.6 28.5 2002

Smin 0.4 0.3 1.2 4.3 1981

Bến Mắm Smax 0.2 0.4 1.2 6.4 1981

Smin 0.1 0.1 0.1 0.1 Nhiều năm

Cầu Lạc Smax 0.1 0.1 0.1 0.5 1999

Smin 0.1 0.1 0.1 0.1 Nhiều năm

Quảng Vọng Smax 4.6 6.1 7.8 16.1 1981

Smin 0.1 0.1 0.1 0.15 1993

Quảng Long Smax 0.1 0.1 0.2 0.6 1999

Smin 0.1 0.1 0.1 0.1 Nhiều năm

Đặc trƣng độ mặn tại các trạm vùng sông Bạng

Khoa Trường Smax 28.5 30.6

Smin 21.6 22.6

Cầu Dừa Smax 24.8 26

Smin 13.3 12.7

Sơn Thắng Smax 21.3 19.4

Smin 2.6 2.9

Nguồn: Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa năm 2012

Diễn biến độ mặn: Qua kết quả đo đạc cho thấy trong một con triều, độ mặn lớn nhất thường xảy ra cùng lúc hoặc chậm hơn 1-2 giờ so với đỉnh triều. Độ mặn nhỏ nhất xuất hiện cùng lúc với chân triều. Theo độ sâu thủy trực lấy mẫu, độ mặn biến đổi theo quy luật tăng dần, từ mặt xuống đáy. Theo chiều dọc sông về phía thượng lưu, khả năng xâm nhập mặn giảm dần.

Nhận xét Nếu lấy độ mặn 1 là giới hạn và tính từ cửa biển về phía thƣợng lưu, độ mặn xâm nhập vào các sông trong đợt điều tra năm 2012 như sau: Trên dòng chính sông Mã mặn xâm nhập vào sâu tới 23km, sông Lèn tới 18,5km, sông Lạch Trường, Lạch Bạng và kênh De xâm nhập mặn trên toàn tuyến sông; vùng sông Yên từ 22÷25km. So với những năm có số liệu thì năm 2012 xâm nhập mặn vùng cửa sông ven biển ở mức độ trung bình. Mức độ xâm nhập mặn vùng sông Mã có phần thấp so với cùng kỳ năm 2011; vùng sông Yên, sông Bạng ở mức xấp xỉ đến cao hơn một ít so với cùng kỳ năm 2011.

Một phần của tài liệu QH TỔNG THỂ TL TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)