QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI

Một phần của tài liệu QH TỔNG THỂ TL TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030 (Trang 54 - 57)

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI

5.1. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI

- Trước năm 1945: Thời kỳ này do pháp cai trị, người pháp đã tiến hành đo vẽ địa hình, đặt các trạm đo đạc thủy văn, khí tượng và nghiên cứu khai thác nguồn nước trên sông Mã để cấp cho nông nghiệp. Thời kỳ này đã xây dựng đƣợc hệ thống Bái Thượng với nhiệm vụ tưới cho 49.630ha.

- Giai đoạn 1945-1975 đã nghiên cứu một số quy hoạch nhƣ: Quy hoạch vùng Hà Trung, quy hoạch vùng Bắc sông Mã, quy hoạch vùng Nam sông Chu, quy hoạch các huyện miền núi Thanh Hóa. Trong các quy hoạch giai đoạn này đã nghiên cứu, đề xuất các công trình thủy lợi phục vụ tưới, tiêu như:

+ Trạm bơm Hoằng Khánh huyện Hoằng Hóa, dựng xây dựng từ năm 1964 đến năm 1971 đưa vào vận hành, quy mô 7 máy x 8000m3/h, có nhiệm vụ cấp nước tưới cho 18.568ha của 2 huyện Hoằng Hóa (11.839ha) và Hậu Lộc (6.729ha).

+ Trạm Nam sông Mã xây dựng năm 1960, hoàn thành 1962, có nhiệm vụ tưới cho 18.000ha của 3 huyện Yên Định, Thiệu Hóa và Thọ Xuân. Ngoài ra còn có các công trình tưới tiêu kết hợp như Trạm bơm Xa Loan huyện Nga Sơn, trạm bơm Hoằng Vinh I huyện Hoằng Hóa,...và các trạm bơm nhỏ, hồ chứa đập dâng nhỏ trên các nhánh sông suối.

+ Cống tiêu thoát nhƣ: Cống Bái Trung, cống Nguyễn, cống sông Đơ, cống tiêu Yên Quý,... và hàng loạt công trình tiêu nhỏ nội đồng.

- Giai đoạn 1975-1990 là giai đoạn các hệ thống thủy lợi đƣợc phát triển nhanh chóng. Giai đoạn này đƣợc đầu tƣ xây dựng khá nhiều công trình thủy lợi điển hình là 3 trạm bơm tưới tiêu kết hợp với diện tích tưới lớn hơn 1.000ha là trạm bơm Hoằng Ngọc - Hoằng Hóa, Đại Lộc - Hậu Lộc, Vực Bà - Nga Sơn, trạm bơm Cống Phủ - Hà Trung được xây dựng để bổ sung năng lực tưới cho các hệ thống thủy nông Bắc sông Mã. Giai đoạn này phần đầu mối Hoằng Khánh, Xa Loan đã bắt đầu biểu hiện không đủ năng lực phục vụ và hệ thống kênh mương xuống cấp nên khả năng chuyển nước về vùng tưới cuối kênh thường gặp rất nhiều khó khăn.

Từ năm 1972 đến 1980 là thời kỳ hoàn chỉnh thuỷ nông và các hệ thống tiêu lớn đƣợc xây dựng nhƣ hệ thống tiêu sông Lý, Quảng Châu,... Thời kỳ này các trạm bơm tiêu cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, 6 trạm bơm tiêu lớn có diện tích tiêu trên 1.000 ha như Tượng Văn, Trường Minh, Trường Trung - Nông Cống; Cầu Mư - Vĩnh Lộc; Hà Hải - Hà Trung và gần 30 trạm bơm tiêu có quy mô nhỏ để tiêu cho các vùng úng trọng điểm của các huyện Hà trung, Nông Cống và một số huyện khác cũng đã đƣợc xây dựng. Các trạm bơm tiêu hiện vẫn đang phát huy tác dụng.

- Giai đoạn 1975-2000 đã nghiên cứu các quy hoạch: Quy hoạch vùng Bắc sông Mã, quy hoạch vùng Hà Trung-Nga Sơn, bổ sung quy hoạch Nam sông Chu, quy hoạch sông Bưởi, nghiên cứu tổng quan khai thác dòng chính sông Mã. Trong các quy hoạch giai đoạn này đã nghiên cứu, đề xuất nhiều công trình thủy lợi nhƣ:

+ Hồ Thung Bằng, hồ Cống Khê, hồ Đồng Ngƣ, hồ sông Mực, … các công trình nhỏ phần thượng nguồn sông Mã, các trạm bơm lấy nước dọc các sông.

+ Nghiên cứu, đề xuất các hệ thống tiêu thoát vùng Bỉm Sơn, Quảng Xương, Thọ Xuân, …

- Giai đoạn 2001 đến nay đã có các nghiên cứu:

+ Tổng quan thủy lợi sông Mã (2001-2002): Nghiên cứu khai thác bậc thang Cửa Đạt và Hủa Na trên nhánh sông Chu, với nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du với dung tích 600x106m3 đảm bảo cho đê sông Chu hiện tại chống được lũ với tần suất 0,6% và tưới cho trên 80.000ha Nam Bắc sông Chu, cấp nước cho các ngành khác và phát điện.

Phía sông Mã nghiên cứu khai thác 5 công trình bậc thang: Pa Ma, Huổi Tạo, Thác Quýt, La Hán, Cẩm Ngọc có nhiệm vụ cắt lũ cho hạ du 700x106m3, bổ sung nước cho hạ du sông Mã trong mùa kiệt và phát điện.

+ Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Mã, mục tiêu nghiên cứu khai thác các công trình lợi dụng tổng hợp trên dòng chính, nghiên cứu các phương án cấp nước cho: khoảng 403.000ha đất nông nghiệp, cấp nước công nghiệp và dân sinh khoảng 16-17m3/s, nuôi trồng thủy sản; Nghiên cứu phương án tiêu thoát cho vùng hạ du; Nghiên cứu các phương án chống lũ giai đoạn 2006-2020.

+ Rà soát quy hoạch các xã ven đường Hồ Chí Minh (2005-2008), quy hoạch các xã biên giới Việt Nam-Lào (2006-2008). Các quy hoạch này nghiên cứu đề xuất các giải pháp cấp nước nhằm đáp ứng phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo khu vực vùng biên giới.

+ Năm 1997-1999 nghiên cứu cân bằng nước Tĩnh Gia - Thanh Hóa. Nghiên cứu chủ yếu vùng Nam sông Yên và sông Bạng về các giải pháp cấp nước. Trong nghiên cứu này đã đề xuất các phương án cấp nước cho khu công nghiệp Nghi Sơn, đề xuất một số hạng mục công trình cấp nước sinh hoạt và tưới như: hồ Bột Dột, hồ Xuân Hòa, hồ Hao Hao, …

+ Năm 2001 nghiên cứu quy hoạch nguồn nước sông Bạng, nghiên cứu này tập trung nghiên cứu các phương án ngăn mặn, phát triển nguồn nước phục vụ cho các vùng khó khăn về nước ngọt.

+ Quy hoạch thủy lợi vùng trung du miền núi tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020 do Đoàn Quy hoạch Thủy lợi Thanh Hoá lập và đƣợc phê duyệt năm 2008.

+ Quy hoạch tiêu úng lưu vực sông Nhơm do Đoàn Quy hoạch Thủy lợi Thanh Hoá lập năm 2008.

+ Quy hoạch tiêu úng hệ thống sông Hoàng - Thọ Xuân, do Đoàn Quy hoạch Thủy lợi Thanh Hoá lập năm 2001.

+ Năm 2009-2010 đã có nghiên cứu quy hoạch tổng thể thủy lợi đƣợc xem xét trong quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Bắc Trung Bộ trong điều kiện BĐKH - NBD.

5.2. KẾT QUẢ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN THỦY LỢI.

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và phát triển đƣợc một hệ thống công trình thuỷ lợi trên toàn tỉnh nhằm giảm nhẹ thiên tai, đẩy mạnh sản xuất cải thiện đời sống bằng nhiều nguồn vốn (Ngân sách TW, địa phương đầu tư, nhân dân đóng góp, viện

trợ Quốc tế...) đã đầu tƣ xây dựng đƣợc trên 2.000 công trình (kể cả hệ thống kênh mương) công trình thuỷ lợi lớn nhỏ.

Công tác phát triển thuỷ lợi trong những năm qua đã tạo đƣợc động lực tích cực trong việc tăng trưởng kinh tế nông nghiệp:

- Tạo thêm nguồn nước để khai thác phục vụ sinh hoạt cho nhân dân các huyện thị, và hàng chục vạn dân sinh sống trong vùng có công trình thuỷ lợi.

- Tham gia cải tạo môi sinh, môi trường cho vùng khí hậu khắc nghiệt.

Về kết quả đầu tư phát triển thủy lợi:

- Từ những năm trước 1945 người pháp đã cho tiến hành nghiên cứu xây dựng các công trình thủy lợi cấp nước cho nông nghiệp và các thị xã, thị trấn. Điển hình năm 1918 xây dựng đập Bái Thượng lấy nước với lưu lượng thiết kế 45 m3/s tưới cho cánh đồng Nam sông Chu 49.630ha bằng hệ thống kênh tự chảy và cấp nước cho thị xã Thanh Hóa 0,5m3/s, công trình đƣợc đƣa vào sử dụng năm 1928.

- Từ 1945-1975 trên lưu vực sông Mã nhiều công trình phục vụ tưới tiêu đã đƣợc xây dựng:

+ Về tưới: Xây dựng trạm bơm Hoàng Khánh thiết kế tưới cho 17.300ha; trạm bơm Kiểu tưới 19.500ha; trạm bơm Yên Tôn tưới 2.500ha; nhiều công trình hồ đập nhỏ vùng thượng nguồn sông Mã như Mường Lát, Quan Hoá, Bá Thước;... phục vụ công tác cấp nước cho các ngành kinh tế cho các địa phương.

+ Về tiêu úng: Đã xây dựng đƣợc các hệ thống tiêu nhƣ cống tiêu Bái Trung, cống Nguyễn, âu Nhƣ Lăng, cống sông Đơ, cống Chấn Long,... và một loạt công trình nhỏ nội đồng đƣợc xây dựng.

Trong thời kỳ này đã huy động nhân dân xây dựng được một mạng lưới kênh, mương tưới tiêu nội đồng.

+ Về chống Lũ: Củng cố hệ thống đê sông Mã, sông Chu sau trận lũ 1962 theo cao độ mực nước lũ trên sông Chu đắp với mực nước lũ 1962 và sông Mã đắp với mực nước lũ 1927.

- Giai đoạn từ 1975 đến nay: Trong giai đoạn này nhiều công trình đƣợc ra đời phục vụ tưới tiêu như hồ Thung Bằng, hồ Tây Trác, Đồng Ngư, Cống Khê, Bai Manh, Bai Lim, Minh Sơn, Sông Mực, Yên M ... và đầu tƣ nâng cấp nhiều công trình đầu mối, kênh mương xuống cấp đã h trợ đắc lực cho phát triển nông nghiệp.

Đặc biệt năm 2004 hồ Cửa Đạt là công trình lợi dụng tổng hợp trên nhánh sông Chu đƣợc khởi công xây dựng và hoàn thành cuối năm 2009, với nhiệm vụ:

+ Giảm lũ với tần suất 0,6%, bảo đảm mực nước tại Xuân Khánh không vượt quá 13,71m (lũ lịch sử năm 1962).

+ Cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt với lưu lượng 7,715m3/s.

+ Tạo nguồn nước tưới ổn định cho 86.862 ha đất canh tác cho vùng Nam sông Chu và vùng Bắc sông Chu-Nam sông Mã.

+ Kết hợp phát điện với công suất lắp máy Nlm=(88 - 97)MW.

+ Bổ sung nước mùa kiệt cho hạ du để đẩy mặn, cải tạo môi trường sinh thái với lưu lượng Q = 30,42 m3/s.

Đến nay trên lưu vực sông Mã và vùng hưởng lợi của nguồn nước sông Mã đã có trên hai nghìn công trình hồ đập, trạm bơm được xây dựng đảm bảo tưới cho trên 151.000ha đất canh tác. Một số hệ thống công trình lớn nhƣ: Trạm bơm Hoàng Khánh, trạm bơm Kiểu, hệ thống Bái Thƣợng, Yên M , sông Mực,...

Một phần của tài liệu QH TỔNG THỂ TL TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020 & ĐỊNH HƢỚNG ĐẾN 2030 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)