3.1. TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Tổ chức hành chính
Vùng nghiên cứu nằm trong địa giới hành chính của tỉnh Thanh Hóa với 27 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã: Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn và Bỉm Sơn và 24 huyện; 637 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn; Dưới cấp cấp là thôn, xóm, bản. Quyền lực xã hội do dân bầu theo UBND các cấp và theo chế độ hành chính của Nhà nước.
Bảng 3-1: Bảng thống kê số đơn vị hành chính năm 2012
STT Đơn vị hành chính Phường Thị trấn Xã
1 TP. Thanh Hóa 14 23
2 TX. Bỉm Sơn 6 2
3 TX. Sầm Sơn 4 1
4 Bá Thước 1 22
5 Cẩm Thủy 1 19
6 Đông Sơn 1 15
7 Hà Trung 1 24
8 Hậu Lộc 1 26
9 Hoằng Hóa 1 42
10 Lang Chánh 1 10
11 Mường Lát 1 8
12 Nga Sơn 1 26
13 Ngọc Lặc 1 21
14 Nhƣ Thanh 1 16
15 Nhƣ Xuân 1 17
16 Nông Cống 1 32
17 Quan Hóa 1 17
18 Quan Sơn 1 12
19 Quảng Xương 1 35
20 Thạch Thành 2 26
21 Thiệu Hóa 1 27
22 Thọ Xuân 3 38
23 Thường Xuân 1 16
24 Tĩnh Gia 1 33
25 Triệu Sơn 1 35
26 Vĩnh Lộc 1 15
27 Yên Định 2 27
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2011 và (Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 29/2/2012).
3.2. D N CƢ VÀ LAO ĐỘNG
Theo kết quả điều tra dân số tính đến cuối năm 2011, tổng dân số toàn tỉnh là 3.412.566 người. Trong đó, Nam giới 1.686,3 nghìn người, nữ giới có 1.726,3 nghìn người, dân số thành thị là 380,4 nghìn người, nông thôn 3.032,2 nghìn người.
Mật độ dân số là 307 người/km² (năm 2011). Cơ cấu dân số: Thành thị chiếm 11,1%, nông thôn chiếm 88,9%.
Kết quả điều tra dân số năm 2011, diện tích tại các thành phố huyện thị toàn tỉnh Thanh Hóa đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3-2: Cơ cấu diện tích, dân số vùng nghiên cứu.
TT Vùng Diện tích
(km²)
Dân số 11 (người) Trong đó
Tổng Nam Nữ Thành
thị Nông thôn 1 TP. Thanh Hóa 146.77 393.294 187.28 206.0 327.7 65.5
2 TX. Sầm Sơn 17.89 54.346 26.9 27.4 46.2 8.1
3 TX. Bỉm Sơn 67.01 54.442 27.9 27 46.8 7.6
4 Thọ Xuân 293.18 212.903 105.1 107.9 15.8 197.1
5 Đông Sơn 82.4 74.217 33.735 40.4 6.2 68.0
6 Nông Cống 286.53 183.268 92.3 91.1 3.6 179.8
7 Triệu Sơn 289.64 195.452 95.9 99.6 6.7 188.8
8 Quảng Xương 198.2 227.971 103.6 124.3 2.4 225.6
9 Hà Trung 244.5 108.004 52.5 55.5 5.9 102.2
10 Nga Sơn 158.29 136.041 67.3 68.7 2.6 133.4
11 Yên Định 228.08 156.66 77.3 79.4 13 143.7
12 Thiệu Hóa 160.68 152.782 84.9 67.9 7.6 145.1
13 Hoằng Hóa 202.19 221.613 109.7 111.9 8.9 212.7
14 Hậu Lộc 143.67 165.512 80.9 84.6 3.5 162
15 Tĩnh Gia 458.29 215.409 107.1 108.4 4.6 210.9
16 Vĩnh Lộc 158.03 80.344 39.3 41 2.5 77.8
17 Thạch Thành 559.2 136.435 67.3 69.1 6.4 130
18 Cẩm Thủy 425.39 100.531 49.6 50.9 5 95.5
19 Ngọc Lặc 490.92 128.546 63.4 65.2 6.7 122
20 Lang Chánh 586.59 45.582 22.7 22.9 4.5 41.1
21 Nhƣ Xuân 719.95 64.366 33.6 30.8 3.7 60.7
22 Nhƣ Thanh 588.29 85.362 43.2 42.2 5.4 80
23 Thường Xuân 1113.81 83.33 41.3 42 4.8 78.5
24 Bá Thước 775.22 97.284 48 49.3 2.7 94.6
25 Quan Hóa 990.14 43.933 22 21.9 3.5 40.4
26 Quan Sơn 930.17 35.517 17.9 17.6 2.4 33.1
27 Mường Lát 814.61 33.717 17.1 16.6 2.2 31.5
Tổng 11131.94 3412.566 1686.3 1726.3 380.4 3032.5
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa - 2011 và (Nghị quyết 05/NQ-CP).
- Dân số trong độ tuổi lao động có khoảng trên 2,16 triệu người, chiếm tỷ lệ 58,8% dân số toàn tỉnh, lao động đã qua đào tạo chiếm 27%, trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 5,4%.
- Tỷ lệ hộ nghèo: Năm 2008 là 21,53%; năm 2009 là 17,6% và năm 2010 là 14,85%.
- Tỷ lệ tăng dân số năm từ năm 2007 đến 2011, tăng tự nhiên và tăng cơ học đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3-3: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ năm 2007 đến 2011.
N m Tỷ lệ sinh (%) Tỷ lệ chết (%) Tỷ lệ t ng tự nhiên (%)
2007 1,44 0,64 0,80
2008 1,45 0,57 0,88
2009 1,44 0,77 0,67
2010 1,45 0,77 0,68
2011 1,48 0,80 0,68
- Dân tộc: Theo thống kê hiện tại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 dân tộc sinh sống định cư: Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Trong đó dân tộc Kinh có dân số đông nhất và đƣợc phân bổ ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh, dân tộc có dân số ít nhất là dân tộc Khơ Mú (607 người) số chủ yếu ở Mường Lát.
Bảng 3-4: Dân số các dân tộc chủ yếu tỉnh Thanh Hóa
Hạng
mục Kinh Mường Thổ Khơ
Mú Thái Mông Dao
Dân số 2.898.311 328.744 8.98 607 210.908 15.325 5.077 Địa bàn
cƣ trú Khắp tỉnh
Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước
Nhƣ Xuân
Mường Lát
Quan Hóa,Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh
Mường Lát
Ngọc Lặc, Cẩm Thủy Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2010.
Tập quán canh tác của người dân là trồng lúa nước ở những vùng chủ động được nước, phát triển trồng màu và cây công nghiệp (lạc, mía đường, sắn, dứa,...).
3.3. NHẬN XÉT VỀ NGUỒN NH N LỰC 3.3.1. Thuận lợi
- Địa bàn nghiên cứu là vùng còn nhiều khó khăn nên đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, tỉnh cũng như các tổ chức trong và ngoài nước trong những năm qua.
- Nguồn nhân lực trong vùng tương đối dồi dào để phục vụ cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây công nghiệp, hàng hoá mang lại lợi nhuận cao cho người dân là cây mía, cà phê, cao su,...
- Trong những năm gần đây Nhà nước đang triển khai xây dựng các mô hình nông thôn mới trên địa bàn cả nước. Đây là cơ hội để các huyện, xã trên địa bàn vùng nghiên cứu học hỏi, áp dụng các mô hình về nông thôn mới, trong đó có mô hình về tổ chức xã hội, mô hình đào tạo nguồn nhân lực,... cho địa bàn tỉnh.
- Tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn vùng còn lớn, nhƣng những năm gần đây đã giảm nhiều do nhận thức người dân ngày càng cao, đã áp dụng được khoa học, k thuật vào sản xuất cũng nhƣ lựa chọn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2. Khó h n
Trình độ dân trí chung còn thấp, lao động chƣa đƣợc đào tạo còn chiếm tỷ trọng lớn nên ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nhận thức của dân cũng như cán bộ về kinh tế hàng hoá, thị trường còn yếu, tư tưởng bảo thủ, trì trệ đang là rào cản lớn trong việc phát triển kinh tế hàng hoá và công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn.
Đời sống ở các khu dân cƣ có những chênh lệch lớn. Khu vực thành thị có mức sống tương đối ổn định. Khu vực nông thôn có mức sống thấp, còn nhiều hộ nghèo, việc vƣợt nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Các hộ nghèo chủ yếu ở nông thôn, sản xuất theo dạng tự cung tự cấp, chƣa có thói quen sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng để trao đổi theo nhu cầu thị trường. Thu nhập của người dân trong vùng còn thấp, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn ở mức khá cao theo số liệu thống kê (tỷ lệ hộ nghèo:
năm 2008 là 21,53%; năm 2009 là 17,6% và năm 2010 là 14,85%, nguồn niên giám thống kê năm 2010).
PHẦN II