Tình hình tài s ản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011- 2013

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG

2.1. T ổng quan về công ty Cổ Phần Công Nghiệp Thực Phẩm Huế

2.1.7. Tình hình tài s ản và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011- 2013

Tài sản cũng là một yếu tố cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Theo thống kê từ bảng 3, ta thấy:

- Năm 2011, tổng tài sản của công ty là 43.463 triệu đồng. Năm 2012, giá trị đó là 43.696 triệu đồng, tăng 233 triệu đồng (0,54%) so với năm 2011. Năm 2013, giá trị tổng tài sản là 43.860 triệu đồng, tăng 164 triệu đồng (0,38%) so với năm 2012 và tăng 397 triệu đồng (0,91%) so với năm 2011.

- Đối với TSLĐ & TSNH năm 2012/2011, 2013/2012 tăng tương ứng là 14 triệu đồng (0,15%) và 83 triệu đồng (0,86%) trong đó:

+ Vốn bằng tiền của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 743 triệu đồng tỷ trọng 74,6% do năm 2012 công ty phải thanh toán nhiều để phát triển quá trình sản xuất kinh doanh. Nhưng năm 2013 thì lại tăng lên 293 triệu đồng (115,81%) nhằm đáp ứng khả năng thanh toán nhanh thuận lợi hơn.

+ Các khoản phải thu giảm qua các năm, 2012/2011 giảm 4 triệu đồng tương ứng 0,99% và 2013/2012 giảm 21 triệu đồng tương ứng 5,24%. Điều này cho thấy biện pháp quản lý và thu hổi nợ của công ty tương đối tốt làm cho vốn của công ty không bị các đại lý chiếm dụng nhiều.

+ Hàng tồn kho năm 2012 tăng 760 triệu đồng (9,54%) so với năm 2011 đây là biểu hiện chưa tốt, chứng tỏ chính sách dự trữ, sản xuất và phân phối của công ty chưa tốt. Nhưng qua năm 2013 thì hàng tồn kho đã giảm 190 triệu (2,18%) so với năm 2012.

- Đối với TSNH & ĐTNH năm 2012/2011, 2013/2012 tăng tương ứng là 219 triệu đồng (0,65%) và 81 triệu đồng (0,24%) chủ yếu là do TSCĐ tăng chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng đầu tư, mua sắm xây dựng cơ sở vật chất và năng lực sản xuất. Còn đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác qua 3 năm không thay đổi chủ yếu hàng năm đầu tư vào các công ty và chi phí trả trước dài hạn cho nguyên vật liệu.

Biến động về tài sản của doanh nghiệp chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự thay đổi trong mức độ đầu tư vào từng loại tài sản cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 3: Tình hình tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm 2011 – 2013

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % +/- %

. TSLĐ & ĐTNH 9.619 22,13 9.633 22,05 9.716 22,15 14 0,15 83 0,86 97 1,01 Vốn bằng tiền 996 2,29 253 0,58 546 1,24 -743 -74,6 293 115,81 -450 -45,18 Khoản phải thu 405 0,93 401 0,92 380 0,87 -4 -0,99 -21 -5,24 -25 -6,17 Hàng tồn kho 7.965 18,33 8.725 19,97 8.535 19,46 760 9,54 -190 2,18 570 7,16

TSLĐ khác 253 0,58 254 0,58 255 0,58 1 0,4 1 0,39 2 0,79

TSCĐ & ĐTDH 33.844 77,87 34.063 77,95 34.144 77,85 219 0,65 81 0,24 300 0,9

TSCĐ 33.475 77,02 33.694 77,11 33.775 77,01 219 0,65 81 0,24 300 0,9

Đầu tư tài chính dài hạn 10 0,02 10 0,02 10 0,02 0 0 0 0 0 0

Tài sản dài hạn khác 359 0,83 359 0,82 359 0,82 0 0 0 0 0 0

Tổng tài sản 43.463 100 43.696 100 43.860 100 233 0,54 164 0,38 397 0,91 (Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

2.1.7.2. Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2011- 2013

- Đối với nợ phải trả: năm 2012 cao hơn năm 2011 là 138 triệu đồng tương ứng 0,43%, năm 2013 cao hơn năm 2012 là 44 triệu đồng tương ứng 0,14% nguyên nhân do công ty đang chiếm dụng vốn của khách hàng, các nhà cung cấp nguyên vật liệu, nợ ngân sách,… Điều này giúp công ty một mặt vẫn đảm bảo lượng vốn cho sản xuất kinh doanh đồng thời tránh được các khoản chi phí cho lãi vay. Cụ thể:

+ Nợ ngắn hạn: So với năm 2011 thì năm 2012 là 21.517 triệu đồng tăng 144 triệu đồng (0,67%), năm 2013 là 21.565 cao hơn năm 2012 48 triệu đồng tương ứng 0,22. Do tình hình hiện nay, công ty đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, mua thêm các máy móc, thiết bị sản xuất, đầu tư công nghệ hiện đại, trả lương cho công nhân viên ngày càng cao …

+ Còn đối với nợ dài hạn qua 3 năm công ty đã có giảm bớt các khoản vay dài hạn nhưng không đáng kể, năm 2012 giảm 6 triệu tương ứng 0,24% so với năm 2011, còn năm 2013 giảm 4 triệu tương ứng 0,08%.

- Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư của công ty và lợi nhuận chưa phân phối. Năm 2012 là 11.745 triệu đồng tăng 95 triệu (0,82%) đồng so với năm 2011, năm 2013 tăng 120 triệu đồng (1,02%) so với năm 2012.

Mức độ biến động của từng chỉ tiêu trong nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả được thể hiện cụ thể ở bảng 4.

Tóm lại, qua 3 năm, tình hình nguồn vốn năm sau đều biến động tăng so với năm trước đó, mặc dù có sự biến động không đồng đều về từng khoản mục nợ phải trả hay nguồn vốn chủ sở hữu. Sự tăng lên về nguồn vốn là một trong những thuận lợi để tiến hành hoạt động kinh doanh một cách tốt nhất. Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Bảng 4: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009 – 2011

(ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu

Năm So sánh

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 2013/2011

Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % +/- % A. NỢ PHẢI TRẢ 31.813 73,20 31.951 73,12 31.995 72,95 138 0,43 44 0,14 182 0,57 1. Nợ ngắn hạn 21.373 49,18 21.517 49,24 21.565 49,17 144 0,67 48 0,22 192 0,89 2. Nợ dài hạn 10.440 24,02 10.434 23,88 10.430 23,78 -6 -0,24 -4 -0,08 -10 -0,32 B. NGUỒN VỐN CSH 11.650 26,80 11.745 26,88 11.865 27,05 95 0,82 120 1,02 215 1,84 1. Vốn chủ sở hữu 11.650 26,80 11.745 26,88 11865 27,05 95 0,82 120 1,02 215 1,84 Tổng nguồn vốn 43.463 100 43.696 100 43.860 100 233 0,54 164 0,38 397 0,91

(Nguồn: Phòng Kế toán- Tài vụ)

Đạ i h ọ c Kinh

t ế Hu ế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Công nghiệp Thực phẩm Huế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)