CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và nhật bản trong bối cảnh hình thành bfta giữa hai nước (Trang 68 - 109)

VÀ ĐẦU TƢ CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN SAU KHI HIỆP ĐỊNH VJEPA CHÍNH THỰC THI

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thƣơng mại của Việt Nam với Nhật Bản sau khi Hiệp định VJEPA chính thực thực thi

3.1.1.1. Cơ hội đối với hoạt động thương mại của Việt Nam với thị trường Nhật Bản

Việc thực thi Hiệp định VJEPA sẽ góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế giới. Hiệp định sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết, gắn bó và giao lưu giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hoá. Hiệp định không chỉ có lợi cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản mà còn có lợi chung cho khu vực, phù hợp với mục tiêu xây dựng “Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Á” mà Lãnh đạo hai nước đã nhất trí đề ra từ năm 2006. Có thể nói Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) được ký kết là một bước nhảy vọt trong quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh ý nghĩa về mặt chính trị, VJEPA sẽ đem lại những tác động mạnh mẽ đến kinh tế hai nước theo chiều hướng tích cực.

Đối với hoạt động thương mại, cơ hội lớn nhất đối với Việt Nam là rất nhiều mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế suất giảm còn 0%, và điều này thực sự cho thấy thị trường Nhật đang rộng mở cho các loại hàng hóa của Việt Nam. Việc giảm thuế mạnh mẽ sẽ giúp hàng xuất khẩu

của Việt Nam, đặc biệt những nhóm hàng mà nước ta có lợi thế, tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản.

Theo cam kết, các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình. Trong đó, Nhật Bản cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt bỏ ngay 2.586 dòng thuế. Trong vòng 10 năm, tự do hóa khoảng 92% kim ngạch thương mại 2 chiều. Về phía Nhật sẽ tự do hóa 95% kim ngạch thương mại trong 10 năm và Việt Nam là 88%. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật được hưởng ngay thuế suất 0% như: dệt may, da giày, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh kiện, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp… [10]

Trước hết phải kể đến các mặt hàng công nghiệp. Dệt may và da giày hiện được coi là hai mặt hàng có nhiều triển vọng. Ngoài ra dây cáp điện và các mặt hàng chế tạo cũng là những mặt hàng nhiều tiềm năng. VJEPA được thực thi chính thức sẽ đem lại cơ hội tốt cho những mặt hàng công nghiệp kể trên.

Đối với mặt hàng da giày: Các sản phẩm giày dép của Việt Nam đang đứng thứ 4 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, nhưng thị phần vẫn còn rất khiêm tốn. [35]

Đối với mặt hàng dệt may, hiện Nhật Bản chiếm 10% trong tổng thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu của bộ Công thương, thị phần hàng dệt may Việt Nam ở Nhật còn khá khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1,19%/ tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%). [11] Thị trường Nhật rất khó tính về chất lượng nhưng đây lại là một thị trường có giá ổn định, ít biến động lên xuống như hai thị trường Mỹ và Châu Âu. Việc thuế nhập khẩu vào Nhật bằng 0% do tác động tích cực từ VJEPA sẽ giúp cho nhà nhập khẩu Việt Nam được lợi về cạnh tranh giá bán, từ đó giúp mặt hàng này dễ thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng may mặc của Nhật Bản đang chuyển dịch đơn hàng dệt may sang Việt Nam. Đây là kết quả của việc chính sách chuyển dịch đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may theo phương thức “Trung Quốc +1” (90 % hàng nhập từ Trung Quốc,

10% còn lại từ các nước) đang thay đổi, cộng với tác động của chính sách ưu đãi miễn giảm thuế trong VJEPA. [35]

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam khi VJEPA thực thi sẽ thuộc về nhóm hàng nông sản. Tuy không được hưởng ưu đãi về thuế quan cao như các mặt hàng công nghiệp, song mức cam kết Nhật Bản dành cho Việt Nam trong VJEPA cũng khá cao so với Nhật Bản dành cho các nước ASEAN khác (loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại - những mức này áp dụng cho Việt Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN). Trong vòng 10 năm khi VJEPA có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong số các dòng thuế nông sản Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam ở mức tốt nhất có 24 dòng thuế dành cho các sản phẩm mật ong, gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ; 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức sau khi VJEPA có hiệu lực hoặc trong lộ trình không quá 10 năm. Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3- 5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm... Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật. Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng khác có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này. [17] [6, tr. 31-38]

Thủy sản: Trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đối với thị trường Nhật Bản, thủy sản là một mặt hàng sẽ được hưởng mức thuế 0% ngay khi Hiệp định JVEPA có hiệu lực. Theo Biểu phân loại hàng hoá hài hoà (HS), mặt hàng thuỷ sản của Nhật Bản bao gồm tổng cộng 330 dòng thuế và Nhật Bản cam kết giảm thuế trong vòng 10 đến 15 năm đối với 188 dòng đối với các sản phẩm thủy sản có xuất

xứ từ Việt Nam. Trong số 330 mặt hàng thuỷ sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm thuế về 0% ngay khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực. Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuế suất MFN mà Nhật Bản đã dành cho Việt Nam ở mức là 0% từ trước và 8 mặt hàng có mức thuế suất GSP là 0% hiện đang áp dụng cho Việt Nam thì về thực chất sẽ có 28 dòng thuế được giảm xuống 0%. Mặc dù chỉ có 28 sản phẩm được hưởng ngay mức thuế 0% trong giai đoạn đầu này nhưng hầu hết sản phẩm này đều hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuất khẩu thuỷ sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì chiếm tới 71% xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Trong đó, đáng kể nhất là các sản phẩm như tôm sú, tôm chế biến, ghẹ, cua. Các dòng sản phẩm thủy sản của Việt Nam được giảm thuế khi xuất vào thị trường Nhật Bản sẽ theo những lộ trình khác nhau: [5] [6, tr. 44]

Nhóm thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong 3 năm

Sẽ có 8 dòng thuế thuỷ sản có lộ trình giảm thuế trong vòng 3 năm. Các dòng thuế phổ biến có mức thuế Đãi ngộ tối huệ quốc – Most Favored Nation (MFN) ban đầu từ 3,5% đến 7,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của 8 mặt hàng này là rất lớn, chiếm đến 8% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong đó đáng chú ý nhất là các mặt hàng như động vật thân mềm, cá đông lạnh là có ưu đãi lớn nhất. [6, tr. 47]

Lộ trình giảm thuế từ 5 đến 10 năm trong lĩnh vực thuỷ sản

Theo cam kết giảm thuế của Nhật Bản, có 96 dòng thuỷ sản có các lộ trình giảm thuế khác nhau, từ 5 đến 10 năm. Các mặt hàng này phần lớn có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật chưa cao nhưng xét về dài hạn lại rất tiềm năng. Nhiều sản phẩm loại này đã được xuất khẩu sang thị trường như Hoa Kỳ, EU. [6, tr. 48]

Bên cạnh cơ hội mang lại cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam từ việc giảm thuế đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế. VJEPA ra đời sẽ giúp nâng cao năng lực của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông thuỷ sản xuất khẩu trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Nhật Bản được áp dụng chung cho hàng hóa của mọi quốc gia, không riêng gì hàng hóa của Việt Nam. Nhận thức rõ yêu cầu

của thị trường, lưu ý tới thực trạng hàng hóa của Việt Nam, bên cạnh các cam kết về cắt giảm thuế, Nhật Bản đã cam kết hỗ trợ các chương trình hợp tác nhằm nâng cao năng lực cho Việt Nam trong lĩnh vực vệ sinh, an toàn thực phẩm (SPS). Hiệp định có hẳn một chương riêng về hợp tác SPS, theo đó Nhật Bản sẽ hỗ trợ VN thành lập một trung tâm SPS để nâng cao năng lực kiểm định, kiểm dịch cho VN. Ngoài ra, Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiếp tục thảo luận về việc hai bên từng bước công nhận tiêu chuẩn của nhau, tạo thuận lợi hơn nữa cho thương mại nông sản giữa hai nước. Với việc Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết và có hiệu lực, hàng trăm mặt hàng nhập từ Nhật Bản sẽ được miễn thuế; theo đó các mặt hàng dự kiến được hưởng thuế suất 0% trong giai đoạn 2009-2012 bao gồm các loại máy móc vật tư, thiết bị thuộc các lĩnh vực xây dựng đường sắt, bệnh viện... Nằm trong diện miễn thuế còn có xơ, sợi vải tổng hợp chưa gia công, kéo sợi, gốm sứ chịu lửa chứa trên 50% tính theo trọng lượng graphit hoặc carbon; thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu dạng khối; đá quý (trừ kim cương) đã được gia công hoặc chưa gắn mạn, dát, chưa gia công, đá quý tổng hợp tái tạo...Ngoài ra, vật liệu xây dựng cho đường sắt, phế liệu, thép hợp kim, đồng, dụng cụ cầm tay không gắn động cơ, khuôn đúc, dụng cụ khoan, cắt, nghiền đá, máy ép rượu vang, trái cây, chế biến bột giấy, máy in, máy bán hàng tự động, lò phản ứng hạt nhân, điều hòa và động cơ dùng cho máy bay... cũng được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong giai đoạn đến tháng 3 năm 2012. [1]

Căn cứ theo Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) ký ngày 25 tháng 12 năm 2008 tại Nhật Bản và được Thủ tướng Chính phủ Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 57/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009; Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005; Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 tháng 2008 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và Căn cứ Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Bộ

Tài chính đã ban hành Thông tư số 158-2009-BTC kèm theo Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2009 – 2012, theo đó sẽ có hơn 8.870 dòng thuế sẽ nằm trong nhóm xem xét cắt giảm. Theo như cam kết, các mặt hàng có lộ trình cắt giảm nhanh hơn (dưới 10 năm) chủ yếu sẽ là các mặt hàng công nghiệp làm nguyên liệu sản xuất trong nước như hóa chất, dược phẩm, dệt may, điện tử, giấy, sắt thép, ô tô và máy móc. Những mặt hàng này hiện có mức thuế MFN thấp (hoặc bằng 0%). Các mặt hàng có cam kết dài hơn (trong vòng 10-16 năm) hoặc trong danh mục nhạy cảm chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng trong nước sản xuất được hoặc có kế hoạch sản xuất trong tương lai gần. Do đó, diện mặt hàng có thuế suất cắt giảm và xóa bỏ chủ yếu giai đoạn 2009-2012 để thực hiện VJCEP chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp. Cụ thể tại thời điểm năm 2012, có khoảng 28,4% dòng thuế được xóa bỏ thuế quan. Các mặt hàng khác thuộc diện cắt giảm dần đều (từ thuế suất cơ sở) theo các năm, giữ nguyên thuế suất cơ sở trong cả lộ trình hoặc theo mô hình cắt giảm riêng với các năm kết thúc là: 2019; 2024; 2025; 2026. Lộ trình này sẽ có tác dụng bảo hộ có thời hạn đối với sản xuất trong nước. Do các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản có tính chất bổ sung và có chất lượng tốt nên sẽ hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nước, không có tính cạnh tranh trực tiếp với sản xuất trong nước. Việc giảm thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật, đặc biệt là các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất để xuất khẩu trong nước giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường Nhật Bản nói chung và thị trường thế giới nói riêng.

Ngoài ra việc giảm thuế đối với các mặt hàng tiêu dùng từ Nhật như ô tô, điện tử, dược phẩm sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng tại Việt Nam được tiếp cận với hàng hoá chất lượng cao, giá rẻ hơn...

3.1.1.2. Thách thức đối với hoạt động thương mại của Việt Nam với thị trường Nhật Bản

Đe doạ cạnh tranh từ phía hàng hoá và các nhà sản xuất hàng hoá Nhật Bản đối với chúng ta không lớn vì hàng hoá của Nhật sang chúng ta có tính chất bổ sung.

Thách thức lớn nhất đối với chúng ta là phải làm sao vượt qua được những rào cản khắt khe trên thị trường Nhật. Để thâm nhập được vào thị trường Nhật, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phải đạt đủ các tiêu chuẩn phía nhập khẩu đưa ra. Yêu cầu của người tiêu dùng Nhật rất cao. Đối với hang dệt may người tiêu dùng Nhật rất kỹ tính, chỉ chấp nhận những sản phẩm hoàn hảo, không có sai sót dù chỉ là đường kim mũi chỉ, hay cái cúc áo, cái khuy bấm…Đối với hang nông lâm thuỷ sản, vấn đề đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm hiện là trở ngại lớn nhất đối với hàng Việt Nam. Kiểm tra, khống chế dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật trong nguyên liệu chế biến hàng nông sản, các hóa chất bị nhiễm trong quá trình chăn nuôi thủy hải sản là điều nằm ngoài tầm với của DN chế biến xuất khẩu. Nhưng ngược lại, không vượt qua được những quy định ngặt nghèo về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng nông thủy sản Việt Nam vào Nhật không tận dụng được lợi thế từ việc miễn giảm thuế...

Ngoài ra, một thách thức lớn nữa đối với hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng dệt may và da giày của Việt Nam – hai nmặt hàng có nhiều triển vọng là chúng ta rất có thể không tận dụng được tốt lợi thế mà VJEPA mang lại cho hai mặt hàng này nếu hai mặt hàng này vẫn tiếp tục bị phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu do Công nghiệp hỗ trợ trong nước đối với hai ngành này hầu như chưa có. Mặc dù Nhật Bản sẽ giúp chúng ta phát triển ngành công nghiệp phụ trợ để giúp cho hàng hóa của Việt Nam không chỉ là các sản phẩm gia công mà còn là các hàng

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và nhật bản trong bối cảnh hình thành bfta giữa hai nước (Trang 68 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)