THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG GIỮA HAI NƢỚC
2.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA
2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc
2.1.1.1. Giai đoạn từ 2005 đến khi ký kết VJEPA
Từ những năm 90 thế kỷ trước đến năm nay, Nhật Bản đã nổi bật lên ở vị trí bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Thế nhưng, khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, hoạt động thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có sut giảm đáng kể so với 2003 nhưng từ 2005, kim ngạch XNK giữa hai nước duy trì được đà tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2005, tổng KNXNK giữa hai nước đạt 8,2 tỷ USD. Liên tiếp trong 3 năm tiếp theo, từ 2006 – 2008, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước với tốc độ khá cao. Cụ thể, trong năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước đã lên tới 9,942 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; trong năm tiếp theo 2007, KNXNK Việt Nam – Nhật Bản đã tăng vượt bậc, đạt mức 12,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2006. Sang năm 2008, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch XNK của hai nước đã lên đến mức 16 tỷ USD vượt xa mục tiêu do lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010. Hiện Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) với kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ). [16]
Xét về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, trong giai đoạn 2005-2008, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản không ngừng tăng trưởng và vượt so với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Tuy nhiên,
khi nhìn vào trị giá xuất siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản trong giai đoạn này (2005-2008), ta nhận thấy có sự biến động theo chiều hướng giảm sút với một tốc độ không đều (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1 - Kim ngạch XNK Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008)
Đơn vị tính : Tỷ USD Năm Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu so với năm trƣớc(%) Trị giá xuất siêu 2005 4,559 3,603 8,163 18,0 0,956 2006 5,240 4,702 9,942 22,0 0,538 2007 6,5 6,0 12,5 26,0 0,500 2008 8,5 8,3 16,8 34,5 0,200
Nguồn: - Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, Tổng
cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008). -Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật
Bản tại Việt Nam, Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA).
Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, ta có thể biểu diễn thông qua hình 2.1 (số liệu được trích dẫn từ bảng 2.1)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 2008 Năm Tỷ U S D % Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu so với năm trước(%)
Nguồn: - Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008) - Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Đại
sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA).
Hình 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trƣởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008)
Tỷ trọng thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, khoảng gần 1% và chiếm trung bình các năm khoảng gần 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%, Malaysia 2,8%, Philippines 1,4%, Singapore 1,13% (theo số liệu năm 2007 – Tổng cục Hải quan). Điều này cho thấy, trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào Nhật Bản, còn Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào Việt Nam. Mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào Nhật lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác ở khu vực Đông Nam Á [14] (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2 : Tỷ trọng kim ngạch XNK của Việt Nam và Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam (2005-2008)
Đơn vị tính: Tỷ USD Nă m Kim ngạch XK (sang Nhật Bản) Tổng kim ngạch XK (Việt Nam) Tỷ trọng (%) Kim ngạch NK (từ Nhật Bản) Tổng kim ngạch NK (Việt Nam) Tỷ trọng (%) 20 05 4,559 32,447 14 3,603 36,761 9,8 20 06 5,240 39,826 13,1 4,702 44,891 10, 5 20 07 6,5 48,571 13,3 6,0 62,665 9,6 20 08 8,5 62,899 13,5 8,3 80,406 10, 3 Nguồn: Tổng cục thống kê (2008)
2.1.1.2. Sau khi ký kết VJEPA
Có thể nói Hiệp định VJEPA ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng khủng hoảng và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, việc ký kết VJEPA đã mở ra triển vọng to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Điều này đã có những tác động tích cực tới cán cân thương mại giữa hai nước, là yếu tố ngăn chặn sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu song phương trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo số liệu hải quan Nhật Bản kim Ngạch XNK Việt Nam - Nhật Bản tính tới cuối tháng 12 năm 2009, tổng KNXNK giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt trên 13 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,3 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam đạt gần
7,4 tỷ USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam sang Nhật Bản giảm 25% so với năm 2008, Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD. [30]
Tình hình sáng sủa hơn sang đầu năm 2010, khi Hiệp định VJEPA được triển khai đồng bộ. Trong tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản đạt 601,78 triệu USD, tăng 42,77% so cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản đạt 608,59 triệu USD (giảm 25,41% so với tháng 12/2009 nhưng tăng 104,1% so cùng kỳ tháng 1/2009). Theo nhiều chuyên gia, sau khi VJEPA có hiệu lực, số lượng đơn hàng từ Nhật Bản đã tăng đáng kể.
2.1.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc
2.1.2.1. Giai đoạn từ 2005 đến khi ký kết VJEPA
a. Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản
Thực tiễn cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ nhiều năm qua đã dựa trên cơ sở đồng thuận về lợi ích kinh tế trao đổi song phương giữa hai nước. Tuy Việt Nam, Nhật Bản là hai nước có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị - xã hội và nhất là về trình độ phát triển kinh tế, song trong quan hệ thương mại hai nước đã dựa trên cơ sở bình đẳng về trao đổi các lợi thế so sánh. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và có các mặt hàng xuất khẩu mà phía Nhật Bản rất cần. Đó là các sản phẩm như dầu thô, than đá, thuỷ sản, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, giầy dép, nông lâm sản, đồ gỗ nội thất, nhựa gia dụng, dây điện, cáp điện… Ngược lại, Nhật Bản do lợi thế là cường quốc công nghiệp nên đã là nguồn cung cấp cho Việt Nam nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến mà Việt Nam còn thiếu, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. [28]
Trong số các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Nhật Bản, tôm đông lạnh là mặt hàng có nhiều lợi thế. Với KNXK hàng năm khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 23% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản, từ năm 2004 đến 2006 “con tôm Việt Nam” đã vươn lên vị trí thứ nhất, vượt qua cả Inđônêxia là đối thủ nhiều năm chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản (21%) [28]. Sau mặt hàng thuỷ sản, dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản cũng đang là mặt hàng được nước bạn ưa thích và có
xu hướng tăng nhanh. Năm 2005 mặt hàng này đã vượt qua Thái Lan để vươn lên đứng tại vị trí thứ ba về thị phần ở Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Đài Loan. [21] Đối với mặt hàng giày dép, Việt Nam đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu vào Nhật Bản nhưng thị phần còn rất khiêm tốn. Hiện nay, Việt Nam xuất chủ yếu là giày thể thao vào Nhật Bản. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản như thịt, cá hộp, rau củ quả đóng hộp các loại…, rau quả tươi, hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, đặc biệt là có cả một số sản phẩm xuất khẩu phần mềm công nghệ thông tin và hàng điện tử lắp ráp...(xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Nhật Bản 2007-2008
Đơn vị tính: triệu USD
Mặt hàng 2007 2008 Hàng thủy sản 753,5 850,2 Sản phẩm dệt may 704,5 820,3 Gỗ và sản phẩm gỗ 300,7 366,1 Giày dép 112,4 140,3 Nguồn: Tổng cục thống kê (2008).
b. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản
Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư các mặt hàng của Việt Nam sau Trung Quốc, Singapo và Đài Loan. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trong năm 2008 đạt giá trị hơn 7 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong những năm qua đã được tác giả tổng hợp lại từ nhiều nguồn và nêu lên trong bảng 2.4 (xem bảng 2.4).
Bảng 2.4 : Các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong những năm qua
CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TỪ NHẬT BẢN
Các sản phẩm hóa chất Sữa và sản phẩm sữa Nguyên phụ liệu dược phẩm Lúa mỳ
Phân bón các loại Dầu mỡ động thực vật Thuốc trừ sâu và nguyên liệu Đường
Chất dẻo nguyên liệu Thức ăn gia súc và nguyên liệu Cao su Nguyên liệu phụ thuốc lá Gỗ và sản phẩm gỗ Clinker
Bột giấy Xăng dầu các loại Giấy các loại Hóa chất
Bông, sợi , vải các loại Ô tô nguyên chiếc các loại, linh kiện ô tô Nguyên phụ liệu dệt may da, giày Xe máy nguyên chiếc,linh kiện và phụ
tùng xe máy Kính xây dựng Sắt thép các loại
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng
Nguồn: Tổng cục thống kê (2008).
Các loại máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt kim ngạch 2,38 tỷ USD, tăng 29,87% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 20,83% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này. Các loại máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt kim ngạch 2,38 tỉ USD, tăng 29,87% so với năm 2007 và đang chiếm tỉ trọng 20,83% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2, đạt 502,57 triệu USD, tăng 5,65% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 24,54 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng. Nhập khẩu vải các loại đạt kim ngạch 300,29 triệu USD, tăng 38,46%.
Nhập khẩu kim loại thường đạt 105,54 triệu USD, tăng 33,68%. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ Nhật Bản hiện chiếm tỉ trọng 19,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô.
2.1.2.2. Sau khi ký kết VJEPA
a. Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản
Sau khi ký kết VJEPA, vẫn không có sự thay đổi về chủng loại các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản. Những mặt hàng xuất sang Nhật vẫn là những mặt hàng xuất khẩu của những năm trước sang thị trường này. Tuy nhiên,
đối với từng mặt hàng có sự thay đổi đáng kể. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết những mặt hàng chủ lực của nước ta xuất sang Nhật trong năm 2009 đều giảm sút. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong năm 2009 so với năm 2008 đều suy giảm (xem phụ lục 1).
Trong tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang Nhật Bản đều tăng so với cùng kỳ tháng 1/2009. Sản phẩm dây điện, cáp điện đứng đầu về kim ngạch XK sang Nhật, đạt 74,48 triệu USD, chiếm 12,38% tổng kim ngạch, tăng 148,09% so cùng kỳ; tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 72,77 triệu USD, chiếm 12,09%, tăng 10,32%; dầu thô đạt 66 triệu USD, chiếm 10,97%, tăng 13,34%; máy móc thiết bị đạt 62,4 triệu USD, chiếm 10,38%, tăng 82,03%; hàng thuỷ sản chiếm 8,34%, tăng 24,91%. [15]
Dẫn đầu về mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ là sản phẩm hoá chất, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 2,94 triệu USD, nhưng tăng 1.070,75% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Nhật chỉ đạt 0,7 triệu USD, nhưng cũng tăng tới 396,4% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu cao su tăng 223,97%; gíây và các sản phẩm từ giấy tăng 205,1%; sản phẩm từ cao su tăng 169,47%; [15]
Bên cạnh đó, trong tháng 1/2010 có 4 mặt hàng xuất khẩu sang Nhật bị giảm sút kim ngạch so cùng kỳ đó là: Than đá đạt 16,7 triệu USD, giảm 16,29%; sản phẩm từ sắt thép đạt 5,8 triệu USD, giảm 5,71%; Hạt tiêu đạt 0,7 triệu USD, giảm 20,98%; Sắn và sản phẩm từ sắn đạt 0,05 triệu USD, giảm 23,98%. [15]
Liên quan đến trao đổi hàng h óa song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản , theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy trong tháng 02/2010 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 974 triệu USD, tăng 9,3% so với tháng 2/2009 và giảm 19,4% so với tháng 01/2010. (xem phụ lục 2).
Trong tháng 02/2010, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá đạt 428 triệu USD sang thị trường Nhật Bản , tăng 4,9% so với tháng 2 năm trước, giảm mạnh 32% so với tháng 01/2010 và chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 02/2010. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trường lớn thứ hai tiêu thụ
hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 02/2010 (chỉ sau thị trường Hoa Kỳ). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm dệt may; dây điện & dây cáp điện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và thủy sản. (xem phụ lục 3).
Số liệu trong phụ lục 3 cho thấy trong tháng thứ 2 của năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Nhật Bản trị giá 546 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 2/2009 và giảm 5,5% so với một tháng trước đó và chỉ chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2010 của Nhật Bản sang tất cả các nước. Tính toán cho thấy chiếm tỷ t rọng trên 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam từ Nhật Bản là các nhóm hàng chủ yếu sau đây : máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; sắt thép & sản phẩm sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; ô tô, xe máy & linh liện và sản phẩm từ chất dẻo.
b. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản
Trong năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên sức tiêu
thụ hàng hoá trên thị trường thế giới bị thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh, điều này khiến cho tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 trước đó, bao gồm khu vực kinh tế trong