Mục tiêu của hiệp định là thiết lập khu vực mậu dịch tự do song phương kiểu mới giữa hai nước, qua đó thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.
Đây là điểm rất quan trọng bởi trong bối cảnh hiện nay khi việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương đang trở thành làn sóng ở khu vực Đông Nam Á và cơ chế hợp tác đa phương đang không phát huy tác dụng thì việc ký kết hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản giúp hai nước đều không bị mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu do sự hình thành của các FTA khác.
1.2.3. Hiệp định VJEPA là một Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng kiểu mới
Hiệp định EPA Việt Nam - Nhật Bản là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước trên diện rộng, cho phép con người, vật phẩm, tiền vốn luân chuyển tự do dựa trên những nguyên tắc căn bản là Hiệp định mậu dịch tự do. Như vậy, VJEPA không chỉ đề cập tới vấn đề tự do hoá thương mại hàng hoá như những Hiệp định thương mại
tự do song phương kiểu cũ mà còn đề cập tới nhiều nội dung khác trong đó có những vấn đề mới so với các Hiệp định thương mại tự song phương thường thấy.
1.2.3.1. Tự do hoá thương mại hàng hoá
Tự do hoá thương mại hàng hoá tập trung chủ yếu ở những ưu đãi về thuế. Việc cắt giảm thuế được tiến hành trong vòng 10 năm đầu để đến 2019 hình thảnh khu vực mậu dịch tự do song phương, sau đó tiếp tục giảm thuế và lộ trình giảm thuế kéo dài đến 2025.
Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, trong vòng 10 năm đầu mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành (MFN) của hàng hóa VN vào thị trường Nhật Bản sẽ từ 5,05% xuống còn 2,8%. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại. 2.586 dòng thuế (chiếm 28% biểu cam kết gồm 9.390 dòng) lập tức sẽ được Nhật Bản cắt giảm bằng 0% sau khi VJEPA có hiệu lực. Về phía mình, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Mức thuế bình quân hiện hành - MFN của hàng hóa Nhật Bản vào VN là trên 14%, sẽ giảm xuống còn 7% sau 10 năm thực hiện cam kết. Sẽ có 2.586 dòng thuế trong tổng số 8.873 dòng thuế được phía Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật trong giai đoạn cắt giảm đầu tiên này. Dù mức giảm thuế cuối cùng của Nhật Bản thấp hơn của VN, nhưng mức giảm thuế của VN sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đối tác. Sau 10 năm thực hiện (năm 2019), Nhật Bản sẽ có thêm 3.717 mặt hàng sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, nâng tổng số của cả biểu được xóa bỏ lên 6.302 mặt hàng, chiếm 67% số dòng của biểu thuế cam kết. VN sẽ cắt giảm hơn 8.873 dòng thuế cho đến cuối lộ trình năm 2025, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm. [4]
Việc cắt giảm thuế suất và mức thuế suất đối với các nhóm mặt hàng là khác nhau. Thủy sản, nông sản, hàng dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Ví dụ, 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế, mặt hàng khoáng sản sẽ được miễn thuế nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tôm, mực đông lạnh sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 1% đến 3%... Các linh kiện màn
hình phẳng và DVD sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3%. Máy ảnh kỹ thuật số giảm 10%, tivi màu giảm xuống 40%, các linh kiện sản xuất ô tô giảm 10%- 20%... [24]
1.2.3.2. Tự do hoá thương mại dịch vụ
Trong VJEPA, cam kết của Nhật Bản đi xa hơn nhiều so với cam kết của nước này trong WTO. Trong phần lớn các ngành và phân ngành, Nhật cam kết “không hạn chế ”. Ngoài ra, Nhật Bản mở của thị trường cho sự di chuyển lao động có kỹ năng từ Việt Nam sang trong những lĩnh vực dịch vụ tư vấn thuế, kế toán kiểm toán,…Đối với phương thức 3, Nhật không hạn chế đầu tư vào các dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý…
Trong nội dung cam kết về dịch vụ, điểm quan trọng cần chú ý và cũng là điểm mới của Hiệp định này chính là quy định về vấn đề mở của thị trường Nhật Bản đối với lao động có kỹ năng trung bình từ Việt Nam. Theo thoả thuận, Nhật Bản sẽ tiếp nhận y tá từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Nhật thì y tá Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. Để khắc phục điểm này, Nhật sẽ cấp ODA hỗ trợ đào tạo y tá tại Việt Nam đồng thời giúp Việt Nam xây dựng Hệ thống kiểm định tay nghề cho nước ta… [19]
Về phía Việt Nam, Việt Nam cam kết như trong WTO. Đối với các dịch vụ quan trọng, Việt Nam cam kết với mức độ tự do hoá khác nhau, thể hiện mong muốn thu hút lao động có kỹ thuật cao từ bên ngoài vào đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.
1.2.3.3. Tự do hoá lĩnh vực đầu tư
Trước khi có VJEPA, Nhật Bản và Việt Nam đã có Hiệp định về tự do hoá, bảo hộ và khuyến khích đầu tư từ 2003. Điểm mới trong vấn đề này là hai bên thống nhất đưa Hiệp định nêu trên thành một phần không thể tách rời của VJEPA. Hai bên dành một chương nói về các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh.
1.2.3.4. Các nội dung khác
Khắc phục những rào cản kỹ thuật: Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch, vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nhật Bản và Việt Nam cũng đã nhất trí xây dựng trung tâm kiểm dịch và kiểm định mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam.
1.2.4. Lợi ích của việc ký kết Hiệp định VJEPA đối với doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng Việt Nam
Đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, chúng ta đều được tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ, nguyên liệu và hàng hoá một cách hiệu quả nhất.
Theo quy định, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Như vậy khi Hiệp định thực thi, chúng ta sẽ thực hiện lộ trình giảm thuế và giảm thuế ngay hàng của Nhật Bản vào Việt Nam thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế, có cơ hội tiêu dùng nhiều mặt hàng tốt và giá rẻ hơn. Riêng tính chất cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi về về giá.
Những ưu đãi đối với hoạt động đầu tư sẽ giúp thu hút nhiều vốn đầu tư hơn vào trong nước, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là nhờ Hiệp định có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người Việt Nam.
Những thoả thuận về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam cũng đem lại nhiều lợi ích cho người dân VN và cơ hội đi lao động ở Nhật cũng được mở rộng, điều mà chúng ta khó thực hiện nếu không có sự hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ phía Nhật nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường lao động Nhật Bản . Như vậy, có thể nói, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu việc Việt Nam ký kết Hiệp định tự do thương mại song phương với Nhật Bản càng có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước, đặc biệt đối với doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Suy cho cùng thì đây cũng chính là cái đích cuối cùng mà Việt Nam hướng tới khi chúng ta quyết định ký Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên với Nhật Bản
CHƢƠNG 2: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA – HIỆP ĐỊNH
THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG GIỮA HAI NƢỚC
2.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA
2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc
2.1.1.1. Giai đoạn từ 2005 đến khi ký kết VJEPA
Từ những năm 90 thế kỷ trước đến năm nay, Nhật Bản đã nổi bật lên ở vị trí bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Thế nhưng, khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, hoạt động thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có sut giảm đáng kể so với 2003 nhưng từ 2005, kim ngạch XNK giữa hai nước duy trì được đà tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2005, tổng KNXNK giữa hai nước đạt 8,2 tỷ USD. Liên tiếp trong 3 năm tiếp theo, từ 2006 – 2008, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước với tốc độ khá cao. Cụ thể, trong năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước đã lên tới 9,942 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; trong năm tiếp theo 2007, KNXNK Việt Nam – Nhật Bản đã tăng vượt bậc, đạt mức 12,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2006. Sang năm 2008, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch XNK của hai nước đã lên đến mức 16 tỷ USD vượt xa mục tiêu do lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010. Hiện Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) với kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ). [16]
Xét về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, trong giai đoạn 2005-2008, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản không ngừng tăng trưởng và vượt so với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Tuy nhiên,
khi nhìn vào trị giá xuất siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản trong giai đoạn này (2005-2008), ta nhận thấy có sự biến động theo chiều hướng giảm sút với một tốc độ không đều (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1 - Kim ngạch XNK Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008)
Đơn vị tính : Tỷ USD Năm Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu so với năm trƣớc(%) Trị giá xuất siêu 2005 4,559 3,603 8,163 18,0 0,956 2006 5,240 4,702 9,942 22,0 0,538 2007 6,5 6,0 12,5 26,0 0,500 2008 8,5 8,3 16,8 34,5 0,200
Nguồn: - Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, Tổng
cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008). -Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật
Bản tại Việt Nam, Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA).
Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, ta có thể biểu diễn thông qua hình 2.1 (số liệu được trích dẫn từ bảng 2.1)
0 5 10 15 20 25 30 35 40 2005 2006 2007 2008 Năm Tỷ U S D % Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
Tăng kim ngạch xuất nhập khẩu so với năm trước(%)
Nguồn: - Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008) - Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Đại
sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA).
Hình 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trƣởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008)
Tỷ trọng thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, khoảng gần 1% và chiếm trung bình các năm khoảng gần 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%, Malaysia 2,8%, Philippines 1,4%, Singapore 1,13% (theo số liệu năm 2007 – Tổng cục Hải quan). Điều này cho thấy, trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào Nhật Bản, còn Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào Việt Nam. Mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào Nhật lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác ở khu vực Đông Nam Á [14] (xem bảng 2.2).
Bảng 2.2 : Tỷ trọng kim ngạch XNK của Việt Nam và Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam (2005-2008)
Đơn vị tính: Tỷ USD Nă m Kim ngạch XK (sang Nhật Bản) Tổng kim ngạch XK (Việt Nam) Tỷ trọng (%) Kim ngạch NK (từ Nhật Bản) Tổng kim ngạch NK (Việt Nam) Tỷ trọng (%) 20 05 4,559 32,447 14 3,603 36,761 9,8 20 06 5,240 39,826 13,1 4,702 44,891 10, 5 20 07 6,5 48,571 13,3 6,0 62,665 9,6 20 08 8,5 62,899 13,5 8,3 80,406 10, 3 Nguồn: Tổng cục thống kê (2008)
2.1.1.2. Sau khi ký kết VJEPA
Có thể nói Hiệp định VJEPA ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng khủng hoảng và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, việc ký kết VJEPA đã mở ra triển vọng to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Điều này đã có những tác động tích cực tới cán cân thương mại giữa hai nước, là yếu tố ngăn chặn sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu song phương trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo số liệu hải quan Nhật Bản kim Ngạch XNK Việt Nam - Nhật Bản tính tới cuối tháng 12 năm 2009, tổng KNXNK giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt trên 13 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,3 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam đạt gần
7,4 tỷ USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam sang Nhật Bản giảm 25% so với năm 2008, Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD. [30]
Tình hình sáng sủa hơn sang đầu năm 2010, khi Hiệp định VJEPA được triển khai đồng bộ. Trong tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản đạt 601,78 triệu USD, tăng 42,77% so cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản đạt 608,59 triệu USD (giảm 25,41% so với tháng 12/2009 nhưng tăng 104,1% so cùng kỳ tháng 1/2009). Theo nhiều chuyên gia, sau khi VJEPA có hiệu lực, số lượng đơn hàng từ Nhật Bản đã tăng đáng kể.
2.1.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc
2.1.2.1. Giai đoạn từ 2005 đến khi ký kết VJEPA
a. Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản
Thực tiễn cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ nhiều năm qua đã dựa trên cơ sở đồng thuận về lợi ích kinh tế trao đổi song phương giữa hai nước. Tuy Việt Nam, Nhật Bản là hai nước có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị - xã hội và nhất là về trình độ phát triển kinh tế, song trong quan hệ thương mại hai nước đã dựa trên cơ sở bình đẳng về trao đổi các lợi thế so sánh. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và có các mặt hàng xuất khẩu mà phía Nhật Bản rất cần. Đó là các sản