MỘT VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH BFTA CỦA NHẬT BẢN VÀ

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và nhật bản trong bối cảnh hình thành bfta giữa hai nước (Trang 30 - 109)

NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ - BFTA SONG PHƢƠNG GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN

1.2.1. Một vài nét về chính sách BFTA của Nhật Bản

Thứ nhất, trước tình trạng thị trường thế giới ngày càng có nhiều thỏa thuận thương mại có tính chất phân biệt đối xử, một đất nước vốn theo đuổi tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ của Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch (GATT) suốt cho đến năm 1990 như Nhật Bản đã phải thay đổi chính sách buôn bán của mình. Thông qua việc theo đuổi các FTA/BFTA, Nhật Bản đã chuyển từ quan điểm đơn tuyến (single track) dựa trên việc tự do hóa mậu dịch đa phương của GATT/WTO sang quan điểm đa tuyến (multi–track) gồm cả tự do hóa đa phương và đơn phương. Điều này nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo thị trường cho các

công ty Nhật Bản. Do các FTA/BFTA sẽ loại bỏ các rào cản thương mại trong các đối tác tham gia nên các công ty của Nhật chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Để thể hiện sự thay đổi trong chính sách của mình, “Sách trắng về mậu dịch quốc tế năm 2003” do Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố đã nêu ra rằng Nhật Bản cần phản theo đuổi quan điểm đa tuyến. Cũng trong bản tóm tắt về Chiến lược FTA của Nhật Bản (Japan’s FTA strategy – Summary) của Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố vào tháng 10 năm 2002, Nhật đã nêu rõ những lợi thế cũng như những FTA mà Nhật Bản hướng tới. Theo đó, bản tóm tắt nhấn mạnh hai lợi thế cơ bản của FTA nói chung và BFTA nói riêng theo quan điểm của Nhật Bản. Đó là:

*Lợi thế về kinh tế

FTA giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chuyển đổi hệ thống công nghiệp hiệu quả hơn và cải thiện môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, FTA còn có khả năng giảm ma sát kinh tế, phát triển và hài hóa hóa các quy định cũng như hệ thống quan hệ thương mại đã có.

*Lợi thế về chính trị và ngoại giao

FTA giúp nâng cao vị thế mặc cả của Nhật Bản trong các đàm phán WTO và kết quả của các đàm phán FTA sẽ tác động và đẩy nhanh các đàm phán trong WTO. Sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng sâu rộng sẽ làm tăng niềm tin chính trị giữa các quốc gia tham gia hiệp định cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng mang tính ngoại giao trên toàn cầu của Nhật Bản.

Thứ hai, Nhật Bản thiên về việc theo đuổi các Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện (comprehensive free trade agreement), không chỉ tìm cách ký các BFTA thông thường (đòi hỏi phải loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mậu dịch hàng hóa) mà còn nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế toàn diện (các lĩnh vực như dịch vụ, lao động, môi trường, tài chính, mua sắm chính phủ, bảo hộ đầu tư, các thủ tục tranh chấp,…). Do đó, chính phủ Nhật Bản đã gọi loại thỏa thuận này là Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement – EPA).

Thứ ba, chính phủ Nhật Bản áp dụng nhiều các tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn đối tác BFTA của mình, bao gồm các nhân tố kinh tế, địa lý, chính trị/ngoại giao, tính khả thi và hoàn cảnh.

* Về nhân tố kinh tế, Nhật Bản tập trung vào các BFTA với những nước mà không tác dộng tiêu cực đến sức cạnh tranh của các nganh công nghiệp trong nước.

* Về nhân tố địa lý, Nhật Bản có phần hướng tới những quốc gia trong khu vực nhằm thúc đẩy sự liên kết kinh tế khu vực và tăng cường sự ổn định khu vực trong khi vẫn còn hạn chế tiếp cận khu vực khác.

* Về tiêu chuẩn chính trị và ngoại giao, chính phủ Nhật Bản xem xét lựa chọn đối tác thông qua đánh giá xem họ có muốn thúc đẩy quan hệ ngoại giao mang tính hợp tác hay không.

* Về tính khả thi, Nhật Bản sẽ xem xét mức độ sẵn sàng của nước đối tác BFTA dự kiến và nguy cơ có thể làm tổn hại đến các cơ sở kinh doanh trong nước của các sản phẩm nhập khẩu tiềm năng sau khi ký BFTA.

Cho tới nay, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, quốc gia này đã ký kết EPA với 9 quốc gia và cả khối ASEAN, trong đó có 7 quốc gia thuộc khối ASEAN là: Brunei (JBEPA), Indonesia (JIEPA), Malaysia (JMEPA), Philippine (JPEPA), Sing-ga-po (JIEPA), Thái lan (JTEPA), Việt Nam (JTEPA)và hai quốc gia không cùng khu vực Đông Nam Á là Mexico (MJEPA) và Chile (JCEPA). Bên cạnh đó, hiện Nhật Bản cũng đang tiến hành đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương với bốn quốc gia khác, trong số đó có hai quốc gia cùng trong khu vực Châu Á là Ấn Độ và Hàn Quốc; còn hai quốc gia khác không cùng châu lục là Australia và Thụy Sĩ.

Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2009)

Hình 1.1 : Hệ thống EPA của Nhật Bản

1.2.2. Những điểm cơ bản của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản

1.2.2.1. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Nam - Nhật Bản

Với xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi chính trị, mà song hành cùng với nó là sự bùng nổ của quan hệ thương mại và kinh doanh quốc tế. Hệ quả từ sự phát triển mạnh mẽ đó là sự ra đời của rất nhiều các Hiệp định thương mại khu vực cũng như song phương được ký kết trong hơn một thập niên trở lại đây giữa các nước.

Cùng nằm trong khu vực Châu Á, Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có mối quan hệ tương đối lâu bền. Trong vòng 10 năm trở lại đây, Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn và quan trọng của Việt Nam.

Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 sau Mỹ, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện có chỗ đứng trên thị trường Nhật. Tuy nhiên, thị phần của chúng ta trên thị trường Nhật còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 1% trong khi tiềm năng còn nhiều. Có thể nói, quan hệ

thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. [20]

Về đầu tư, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2008, tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản đạt trên 17 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam và là nhà đầu tư hàng đầu với 4,8 tỷ USD xét về vốn thực hiện.

Nhật Bản cũng là nước cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải như cầu đường, bến cảng để thúc đẩy giao lưu hàng hóa. Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho đầu tư hạ tầng giao thông với ưu tiên xây dựng đường sắt, đường cao tốc, đồng thời chú trọng đến lĩnh vực môi trường và đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Thị trường Nhật Bản cũng là thị trường tiếp nhận lực lượng lao động lớn của Việt Nam. Không những thế, đây còn là thị trường gửi khách du lịch đáng quan tâm. Về phía Việt Nam, chúng ta nhập khẩu từ Nhật các mặt hàng công nghiệp như ô tô, điện tử, những máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, các thiết bị công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế.

Mặc dù hai bên đã tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Bên cạnh đó, chúng ta mặc dù đã tham gia Hiệp định đôi tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản nhưng chúng ta vẫn không tận dụng được lợi thế so với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, cam kết trong khuôn khổ khu vực không thể sâu như cam kết song phương, cam kết song phương bám sát nhu cầu và thực tiễn của hai bên.

Trước thực tế đó, chính phủ hai nước đã nhất trí ký kết một Hiệp định song phương mang tính chất chiến lược và toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ thương mại và nâng cao tầm quan hệ song phương giữa hai nước. Ý định thành lập hiệp định này giữa hai nước đã hình thành ngay từ năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán về Hiệp định này từ tháng 1 năm 2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 9 phiên đàm phán chính thức

và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008. Các nguyên tắc chung mà hai bên đều thống nhất trong quá trình đàm phán là Hiệp định cần đem lại sự cân bằng về lợi ích cho hai bên, có tính tới các lĩnh vực nhạy cảm của hai nước, đồng thời thừa nhận sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai nước để có sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản là hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài. Đây là Hiệp định tự do thương mại thứ 10 của Nhật Bản ký kết với các đối tác nước ngoài.

1.2.2.2. Mục tiêu của VJEPA

Mục tiêu của hiệp định là thiết lập khu vực mậu dịch tự do song phương kiểu mới giữa hai nước, qua đó thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Đây là điểm rất quan trọng bởi trong bối cảnh hiện nay khi việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương đang trở thành làn sóng ở khu vực Đông Nam Á và cơ chế hợp tác đa phương đang không phát huy tác dụng thì việc ký kết hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản giúp hai nước đều không bị mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu do sự hình thành của các FTA khác.

1.2.3. Hiệp định VJEPA là một Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng kiểu mới

Hiệp định EPA Việt Nam - Nhật Bản là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước trên diện rộng, cho phép con người, vật phẩm, tiền vốn luân chuyển tự do dựa trên những nguyên tắc căn bản là Hiệp định mậu dịch tự do. Như vậy, VJEPA không chỉ đề cập tới vấn đề tự do hoá thương mại hàng hoá như những Hiệp định thương mại

tự do song phương kiểu cũ mà còn đề cập tới nhiều nội dung khác trong đó có những vấn đề mới so với các Hiệp định thương mại tự song phương thường thấy.

1.2.3.1. Tự do hoá thương mại hàng hoá

Tự do hoá thương mại hàng hoá tập trung chủ yếu ở những ưu đãi về thuế. Việc cắt giảm thuế được tiến hành trong vòng 10 năm đầu để đến 2019 hình thảnh khu vực mậu dịch tự do song phương, sau đó tiếp tục giảm thuế và lộ trình giảm thuế kéo dài đến 2025.

Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, trong vòng 10 năm đầu mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành (MFN) của hàng hóa VN vào thị trường Nhật Bản sẽ từ 5,05% xuống còn 2,8%. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại. 2.586 dòng thuế (chiếm 28% biểu cam kết gồm 9.390 dòng) lập tức sẽ được Nhật Bản cắt giảm bằng 0% sau khi VJEPA có hiệu lực. Về phía mình, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Mức thuế bình quân hiện hành - MFN của hàng hóa Nhật Bản vào VN là trên 14%, sẽ giảm xuống còn 7% sau 10 năm thực hiện cam kết. Sẽ có 2.586 dòng thuế trong tổng số 8.873 dòng thuế được phía Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật trong giai đoạn cắt giảm đầu tiên này. Dù mức giảm thuế cuối cùng của Nhật Bản thấp hơn của VN, nhưng mức giảm thuế của VN sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đối tác. Sau 10 năm thực hiện (năm 2019), Nhật Bản sẽ có thêm 3.717 mặt hàng sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, nâng tổng số của cả biểu được xóa bỏ lên 6.302 mặt hàng, chiếm 67% số dòng của biểu thuế cam kết. VN sẽ cắt giảm hơn 8.873 dòng thuế cho đến cuối lộ trình năm 2025, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm. [4]

Việc cắt giảm thuế suất và mức thuế suất đối với các nhóm mặt hàng là khác nhau. Thủy sản, nông sản, hàng dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Ví dụ, 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế, mặt hàng khoáng sản sẽ được miễn thuế nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tôm, mực đông lạnh sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 1% đến 3%... Các linh kiện màn

hình phẳng và DVD sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3%. Máy ảnh kỹ thuật số giảm 10%, tivi màu giảm xuống 40%, các linh kiện sản xuất ô tô giảm 10%- 20%... [24]

1.2.3.2. Tự do hoá thương mại dịch vụ

Trong VJEPA, cam kết của Nhật Bản đi xa hơn nhiều so với cam kết của nước này trong WTO. Trong phần lớn các ngành và phân ngành, Nhật cam kết “không hạn chế ”. Ngoài ra, Nhật Bản mở của thị trường cho sự di chuyển lao động có kỹ năng từ Việt Nam sang trong những lĩnh vực dịch vụ tư vấn thuế, kế toán kiểm toán,…Đối với phương thức 3, Nhật không hạn chế đầu tư vào các dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý…

Trong nội dung cam kết về dịch vụ, điểm quan trọng cần chú ý và cũng là điểm mới của Hiệp định này chính là quy định về vấn đề mở của thị trường Nhật Bản đối với lao động có kỹ năng trung bình từ Việt Nam. Theo thoả thuận, Nhật Bản sẽ tiếp nhận y tá từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Nhật thì y tá Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. Để khắc phục điểm này, Nhật sẽ cấp ODA hỗ trợ đào tạo y tá tại Việt Nam đồng thời giúp Việt Nam xây dựng Hệ thống kiểm định tay nghề cho nước ta… [19]

Về phía Việt Nam, Việt Nam cam kết như trong WTO. Đối với các dịch vụ quan trọng, Việt Nam cam kết với mức độ tự do hoá khác nhau, thể hiện mong muốn thu hút lao động có kỹ thuật cao từ bên ngoài vào đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

1.2.3.3. Tự do hoá lĩnh vực đầu tư

Trước khi có VJEPA, Nhật Bản và Việt Nam đã có Hiệp định về tự do hoá, bảo hộ và khuyến khích đầu tư từ 2003. Điểm mới trong vấn đề này là hai bên thống nhất đưa Hiệp định nêu trên thành một phần không thể tách rời của VJEPA. Hai bên dành một chương nói về các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh.

1.2.3.4. Các nội dung khác

Khắc phục những rào cản kỹ thuật: Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch, vệ sinh an toàn

thực phẩm. Nhật Bản và Việt Nam cũng đã nhất trí xây dựng trung tâm kiểm dịch và kiểm định mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và nhật bản trong bối cảnh hình thành bfta giữa hai nước (Trang 30 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)