Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Hiệp định đối tác kinh tế

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và nhật bản trong bối cảnh hình thành bfta giữa hai nước (Trang 33 - 35)

Nam - Nhật Bản

Với xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi chính trị, mà song hành cùng với nó là sự bùng nổ của quan hệ thương mại và kinh doanh quốc tế. Hệ quả từ sự phát triển mạnh mẽ đó là sự ra đời của rất nhiều các Hiệp định thương mại khu vực cũng như song phương được ký kết trong hơn một thập niên trở lại đây giữa các nước.

Cùng nằm trong khu vực Châu Á, Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có mối quan hệ tương đối lâu bền. Trong vòng 10 năm trở lại đây, Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn và quan trọng của Việt Nam.

Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 sau Mỹ, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện có chỗ đứng trên thị trường Nhật. Tuy nhiên, thị phần của chúng ta trên thị trường Nhật còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 1% trong khi tiềm năng còn nhiều. Có thể nói, quan hệ

thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. [20]

Về đầu tư, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2008, tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản đạt trên 17 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam và là nhà đầu tư hàng đầu với 4,8 tỷ USD xét về vốn thực hiện.

Nhật Bản cũng là nước cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải như cầu đường, bến cảng để thúc đẩy giao lưu hàng hóa. Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho đầu tư hạ tầng giao thông với ưu tiên xây dựng đường sắt, đường cao tốc, đồng thời chú trọng đến lĩnh vực môi trường và đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam.

Thị trường Nhật Bản cũng là thị trường tiếp nhận lực lượng lao động lớn của Việt Nam. Không những thế, đây còn là thị trường gửi khách du lịch đáng quan tâm. Về phía Việt Nam, chúng ta nhập khẩu từ Nhật các mặt hàng công nghiệp như ô tô, điện tử, những máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, các thiết bị công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế.

Mặc dù hai bên đã tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Bên cạnh đó, chúng ta mặc dù đã tham gia Hiệp định đôi tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản nhưng chúng ta vẫn không tận dụng được lợi thế so với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, cam kết trong khuôn khổ khu vực không thể sâu như cam kết song phương, cam kết song phương bám sát nhu cầu và thực tiễn của hai bên.

Trước thực tế đó, chính phủ hai nước đã nhất trí ký kết một Hiệp định song phương mang tính chất chiến lược và toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ thương mại và nâng cao tầm quan hệ song phương giữa hai nước. Ý định thành lập hiệp định này giữa hai nước đã hình thành ngay từ năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán về Hiệp định này từ tháng 1 năm 2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 9 phiên đàm phán chính thức

và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008. Các nguyên tắc chung mà hai bên đều thống nhất trong quá trình đàm phán là Hiệp định cần đem lại sự cân bằng về lợi ích cho hai bên, có tính tới các lĩnh vực nhạy cảm của hai nước, đồng thời thừa nhận sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai nước để có sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản là hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài. Đây là Hiệp định tự do thương mại thứ 10 của Nhật Bản ký kết với các đối tác nước ngoài.

Một phần của tài liệu phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa việt nam và nhật bản trong bối cảnh hình thành bfta giữa hai nước (Trang 33 - 35)