NHU CẦU CÁP QUANG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ VÀ VIỄN THÔNG VTC VÀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG

II. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG VÀ THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG

2. THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CÁP SỢI QUANG

2.2. THỊ TRƯỜNG CÁP QUANG VIỆT NAM

2.2.2. NHU CẦU CÁP QUANG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

a. Các phương thức truyền dẫn viễn thông tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, thị trường viễn thông và công nghệ nổi lên như một trong những thị trường mạnh

mẽ và giàu tiềm năng nhất. Cơ cấu của mạng lưới viễn thông Việt Nam từ chỗ chủ yếu là tải bằng dây trần, đã chuyển sang vi ba, vi ba băng rộng và cáp quang.

 Hệ thống cáp đồng là phổ biến nhất, đƣợc phát triển đầu tiên và đƣợc triển khai rộng khắp trên toàn quốc, tuy nhiên mạng cáp đồng có nhược điểm lớn là băng thông của đường truyền rất hạn chế, không đáp ứng được những nhu cầu về đường kết nối tốc độ cao.

 Các hệ thống vi ba có ƣu điểm là việc triển khai dễ dàng tuy nhiên băng thông bị hạn chế, đường truyền không ổn định do bị phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

 Hệ thống truyền dẫn qua vệ tinh: đây là phương pháp tiên tiến, có khoảng cách phủ sóng rất lớn nhƣng có nhƣợc điểm là băng thông bị hạn chế và giá thành rất cao.

 Hệ thống truyền dẫn sử dụng cáp quang với nhƣợc điểm duy nhất là việc đấu nối khó khăn nhƣng có hàng loạt ƣu điểm nhƣ giá thành rẻ, băng thông rộng (hầu nhƣ không hạn chế) đã trở thành lựa chọn số một cho tất cả các mạng viễn thông trên thế giới.

b. Thị trường cáp quang tại Việt Nam

Hiện nay tại Việt Nam đang có những nhà kinh doanh viễn thông đầu tƣ vào mạng đường trục lớn là: VNPT, EVN, Viettel,... VNPT là đơn vị có hệ thống mạng thông tin quang lớn nhất với 61/64 tỉnh, thành phố đã có truyền dẫn cáp quang liên tỉnh; 42/64 tỉnh, thành phố đạt chỉ tiêu 100% huyện, thị xã có truyền dẫn cáp quang từ huyện về trung tâm tỉnh. Đến nay, mạng truyền dẫn quốc tế có 4 tuyến cáp quang và 7 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, 113 trạm vệ tinh VSAT, tổng chiều dài cáp quang liên tỉnh đạt 6.500km và tuyến cáp quang nội tỉnh là 15.700km.

EVN và Viettel cũng đang xây dựng mạng cáp quang trên toàn quốc cho riêng mình.

Ngoài các đơn vị trên thì các ngành như Đường sắt, Công An, Giáo dục, Truyền hình, Hải quan cũng đang có nhu cầu xây dựng mạng cáp quang riêng.

Chỉ tính riêng EVN có hệ thống mạng lưới rộng khắp và đến 2010, Tổng Công ty sẽ xây dựng thêm 14.524 km đường dây truyền tải (trong đó 2.401 km đường dây 500 kV, 5.174 km đường dây 220 kV và 6.949 km đường dây 110 kV). Tổng chiều dài hệ thống đường dây truyền tải do Tổng Công ty quản lý năm 2002 tăng 8% so với năm 2001, bao gồm 1.530,26 km đường dây 500 kV, 4.187,60 km đường dây 220 kV, 8.410,64 km đường dây 110 kV và 62,5 km đường dây 66 kV.

Bảng 6: Kế hoạch phát triển hệ thống truyền tải trong giai đoạn 2006-2020 Đơn vị 2006-2010 2011-2020 Tổng cộng 2006-2020 Đường dây

500 kV km-mạch 800 1550 2350

220 kV km-mạch 2644 2250 4894

110 kV km-mạch 2202 17910 20112

(Nguồn: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam - EVN)

Nhƣ vậy, nhu cầu phát triển hệ thống truyền tải của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam trong những năm tới là rất lớn, tính tổng cộng từ năm 2006-2020, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam dự kiến đầu tư thêm hơn 20 nghìn km đường dây.

Chính vì thế nhu cầu sử dụng cáp quang treo trên các đường dây này cũng rất lớn.

Cho tới năm 2005, EVN hiện đã xây dựng đƣợc 9200 km cáp quang OPGW và tới năm 2010 sẽ thêm trên 6000 km cáp OPGW nữa trên toàn bộ mạng lưới điện cao thế của mình. Kế hoạch EVN phấn đấu thay toàn bộ dây chống sét trên hệ thống điện cao thế bằng cáp quang OPGW nhằm đáp ứng khả năng quản lý hệ thống điện tương đồng với các nước trong khu vực và đồng thời tăng dung lượng mạng lưới viễn thông nông thôn của mình.

Với tốc độ phát triển của ngành công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam, cho đến năm 2010, tốc độ phát triển đƣợc các nhà phân tích chiến lƣợc dự đoán sẽ phát triển gấp 3 lần hiện nay. Sự mở rộng mạng để đáp ứng nhu cầu liên lạc là tất yếu, song song với đó thì mạng cáp quang của VNPT đƣợc xây dựng

từ những năm 1990 đã đến giai đoạn cần thay cáp mới. Từ đó nhận thấy rằng nhu cầu về cáp quang là lớn trong tương lai.

Do nhu cầu cần triển khai nhanh chóng để cho ra đƣợc dịch vụ đáp ứng tốc độ phát triển của ngành viễn thông Việt Nam, nên hầu hết các nhà đầu tƣ đều sử dụng loại cáp quang treo trên cột điện, tuy nhiên với xu hướng phát triển đô thị, tại các thành phố lớn hiện tại các đường dây điện đang được chuyển đổi sang đi ngầm do đó trong những năm tới chắc chắn các hệ thống này sẽ phải thay đổi, chuyển từ cáp quang treo sang cáp quang chôn. Đồng thời hệ thống cáp quang indoor đi đến từng hộ gia đình cũng sẽ rất phát triển.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu chiến lược Marketing đối với sản phẩm cáp sợi quang của công ty điện tử và viễn thông VTC và một số kiến nghị (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)