Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) Láng Hạ (Trang 25 - 38)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK)

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á(SeaBank)

2.1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Bảng 2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á Tên doanh nghiệp Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

Tên giao dịch SOUTHEAST ASIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK

Tên viết tắt SEABANK

Trụ sở chính 16 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại (84.4) 7723616

Fax (84.4) 7723615

Website http://seabank.com.vn/

Giấy phép thành lập số 0051/NH-GP Ngày cấp phép 25/3/1994 Tổng số nhân viên 2100

Vốn điều lệ ban đầu 5.335 tỷ đồng Tổng tài sản 102.000tỷ đồng

Ngân hàng Đông Nam Á (SeaBank) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo giấy phép hoạt động số 0051/NH-GP ngày 25 tháng 03 năm 1994 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam và được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp giấy phép thành lập số 676/GP-UB ngày 04 tháng 04 năm 1994 với thời gian hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động.

Năm 1994, Ngân hàng được thành lập dưới tên giao dịch là Ngân hàng TMCP Hải Phòng tại thành phố Hải Phòng và đến năm 2001 chính thức đổi tên giao dịch như hiên nay (Ngân hàng Đông Nam Á).

Năm 2010 SeABank cũng đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo quy mô hình thành ngân hàng bán lẻ đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội – ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp…

Ngoài ra, SeaBank cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhân vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, hùn vốn liên doanh theo luật quy định.

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép.

- Môi giới và đầu tư chứng khoán, lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành.

- Cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản.

- Thực hiện dịch vụ chuyển tiền.

Nhân lực

Hiện tại SeABank ở khắp 3 miền trên cả nước cùng đội ngũ nhân sự hơn 2100 người được đào tạo bài bản, có tính hệ thống và chiều sâu.

Mạng lưới

Mạng lưới hoạt động gồm 155 điểm giao dịch tại khắp 3 miền trên cả nước.

Chiến lược phát triển

Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân (bắt đầu bằng thị trường đại chúng và thị trường trung lưu, sau đó sẽ tiến tới thị trường cao cấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau.

Phương châm hoạt động

Phát triển toàn diện, an toàn, hiệu quả và bền vững.

17 Thương hiệu

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa nhận được giải thưởng thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2012 do Thời báo Kinh tế Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức. Đây là lần thứ 4 SeABank được trao tặng giải thưởng này.

SeaBank được trao giải thưởng này dựa trên các tiêu chí như chất lượng sản phẩm, dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng, sự sáng tạo trong phong cách kinh doanh, những giá trị nổi bật tạo nên sức cuốn hút đặc biệt của sản phẩm dịch vụ, tăng trưởng ổn định, có những đóng góp tích cực cho nền kinh tế, cũng như vị thế đơn vị trên thị trường trong nước và quốc tế...

2.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của SeaBank

- SeaBank đang từng bước chuyển mình để đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất, đồng thời “kết nối” khách hàng tới một cuộc sống vật chất đầy đủ, sung túc hơn.

- SeaBank cam kết mang đến cho các khách hàng một tập hợp các sản phẩm – dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao đáp ứng tối đa nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, tối ưu hoá các giá trị cho khách hàng, lợi ích cổ đông và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Hoạt động kinh doanh chính : - Cho vay, đầu tư

- Huy động vốn - Nghiệp vụ bảo lãnh

- Thanh toán trong nước và quốc tế - Kinh doanh ngoại tệ

- Phát hành thẻ

- Chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá - Sản phẩm ngân hàng điện tử SeANet

- Hoạt động khác trong khuôn khổ nhà nước quy định 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của SeaBank

2.1.1.2.a. Cơ cấu tổ chức

Nguyên tắc tổ chức của Seabank

- Thống nhất về tổ chức: SeaBank là một pháp nhân duy nhất và có các đơn vị trực thuộc. Việc tổ chức bộ máy các cấp, quản lý và điều hành hoạt động, việc thi hành

các chính sách, chế độ phải được tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống SeaBank.

- Tập trung về quản lý: SeaBank là tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh; do đó việc quản các mặt hoạt động của toàn hệ thống phải được tập trung tại Hội sở.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeaBank), chi nhánh Láng Hạ.

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của SeaBank) 2.1.1.2.b. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

- Giám đốc: ông Hoàng Mạnh Phú phụ trách về lao động – tiền lương, phòng kinh doanh đối ngoại và phòng kiểm tra nội bộ.

- Phó Giám đốc: ông Nguyễn Hải Long phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh và kế hoạch cá nhân.

- Phó Giám đốc: ông Nguyễn Nhật Minh phụ trách phòng kế toán ngân quỹ và tổ chức hành chính.

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG KIỂM

TRA NỘI BỘ PHÒNG

KINH DOANH

ĐỐI NGOẠI

PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG

KẾ HOẠCH

CÁ NHÂN PHÒNG

KẾ HOẠCH

KINH DOANH

19

- Phòng kế hoạch kinh doanh: gồm 5 người có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.

+ Chức năng: thực hiện các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các nghiệp vụ bảo lãnh, nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá.

- Phòng kế hoạch cá nhân: gồm 5 người có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.

- Phòng kinh doanh đối ngoại: gồm 5 người có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên.

+ Chức năng: gồm 2 chức năng chính là thanh toán quốc tế (thanh toán xuất nhập khẩu bằng các phương thức mở tài khoản, nhờ thu và L/C và kinh doanh ngoại tệ (thanh toán, chuyển tiền cho các khách hàng, chủ yếu là mua bán ngoại tệ để phục vụ cho các doanh nghiệp NHK), hạch toán kế toán các nghiệp vụ ngoại tệ, làm đầu mối thanh toán séc du lịch, thẻ tín dụng quốc tế, thu chi tiền mặt ngoại tệ cho các đơn vị, thực hiện việc giải ngân cho một số dự án do NH chỉ định.

- Phòng kiểm tra nội bộ:thực hiện kiểm soát nội bộ là nhiệm vụ trọng tâm của phòng, ngoài ra còn thanh tra các vụ việc có liên quan, các thao tác nghiệp vụ nhằm ngăn chặn các rủi ro xảy ra từ chính các cán bộ ngân hàng.

- Phòng tổ chức hành chính: gồm 4 người có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 2 nhân viên .

+Chức năng: tham mưu cho ban giam đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyển dụng đào tạo, bồi dưỡng và quản lý nhân lực toàn hệ thống. Tổ chức thực hiện các công tác hành chính quản trị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng tài chính.

Thực hiện sơ kết tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm; Tổng hợp và báo cáo kịp thời các kết quả kiểm tra, kiểm toán, việc chỉnh sửa các tồn tại, thiếu sót, hàng tháng có báo cáo nhanh về công tác chỉ đạo điều hành kiểm tra, kiểm toán gửi ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ.

- Phòng kế toán ngân quỹ: gồm 8 người có 1 trưởng phòng, 1 phó phòng, 6 nhân viên kế toán.

+ Chức năng: quản lý tồn quỹ, thực hiện thu chi theo lệnh về tiền mặt VNĐ và ngoại tệ, bảo quản và phân phối các chứng từ có giá.

2.1.1.2.c. Phương hướng phát triển trong thời gian tới của SeaBank.

Xây dựng và phát triển SeABank trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam là chiến lược phát triển cốt lõi của SeABank thời gian tới. Trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, SeABank sẽ tập trung đặc biệt vào khách hàng cá nhân (bắt đầu bằng thị trường đại chúng và thị trường trung lưu, sau đó sẽ tiến tới thị trường

cao cấp), nhưng vẫn phát triển đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ và một số doanh nghiệp lớn. Các sản phẩm dịch vụ của SeABank được thời cơ đa dạng phù hợp với nhu cầu và năng lực tài chính của từng đối tượng và phân khúc khách hàng khác nhau.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á.

2.1.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Năm 2013 với nhiều khó khăn thách thức diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới.

Năm 2013 tiếp tục là một năm rất khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam với những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô trong nước và quốc tế.

Năm 2013 cũng là một năm rất khó khăn đối với ngành Ngân hàng Việt Nam như báo cáo đánh giá của Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã nêu (kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, kinh tế vĩ mô tiềm ẩn rủi ro bất ổn…)

Trong năm 2013 tỷ lệ lạm phát 18.58%; chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5.89%.

Bên cạnh những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô, quy định của Ngân hàng nhà nước nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng như nâng lãi suất tái cấp vốn, hạn chế cho vay phi sản xuất, hạn chế tăng trưởng tín dụng… đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.

Năm 2013, Seabank đã hoàn thành việc chuyển đổi mô hình tổ chức tại tất cả các điểm giao dịch trên toàn quốc theo mô hình ngân hàng bán lẻ, đạt tiêu chuẩn quốc tế từ hệ thống nội-ngoại thất, đội ngũ nhân sự, quy trình tác nghiệp… Ngoài ra, ngân hàng cũng không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong năm 2013, Seabank tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, bền vững và đạt được những kết quả kinh doanh hết sức khả quan. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính đã đạt được giai đoạn 2011-2013.

21

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tài chính của SeaBank 2011-2013

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu/

năm 2011 2012 2013

Chênh lệch 2011-2012

Chênh lệch 2012-2013 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Vốn điều lệ 3.000 5.068 5.335 2.068 68.93 267 5.26 Tổng tài

sản 26.241 30.597 55.695 4.356 16.6 25.098 82.02 Lợi nhuận

trước thuế 408,75 600,32 836 191,57 46.86 235,68 39.26 (Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của SeaBank) Nhìn vào bảng ta thấy các chỉ tiêu tài chính của SeaBank không ngừng gia tăng nhanh qua các năm. Tính đến 31.12.2013, vốn điều lệ của SeaBank đạt 5.335 tỷ đồng và là một trong 8 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam, trong đó đối tác chiến lược nước ngoài Societe Generale chiếm 20% vốn cổ phần.

Tổng tài sản của SeaBank đạt 55.695 tỷ đồng, tăng 82.02% so với năm 2012.

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là công việc làm nền tảng, đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngân hàng quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, khả năng thanh toán cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy công tác huy động vốn luôn được xem là nhiệm vụ quan trọng của bất cứ ngân hàngnào, hơn nữa trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc huy động vốn được các nguồn vốn đa dạng với chi phí hợp lý luôn là vấn đề được các ngân hàng quan tâm. Trong bối cảnh đó, SeaBank đã lựa chọn giải pháp tiếp tục chủ động điều hành linh hoạt hoạt động tín dụng, hạn chế tối đa rủi ro đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, thực hiện xếp hạng doanh nghiệp, xếp hạng rủi ro, cơ cấu danh mục khách hàng và đã đạt được những kết quả rõ rệt.

Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng, phiếu tham dự thưởng nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Vì thế trong những năm qua Ngân hàng SeaBank chi nhánh Láng Hạ luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của nhân dân địa phương.

Kết quả huy động vốn những năm gần đây của ngân hàng như sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của SeaBank

Đơn vị tính: tỷ đồng

2011 2012 2013

Chênh lệch 2011-2012

Chênh lệch 2012-2013 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%) Tổng vốn huy động 20.249 24.644 39.867 4.395 21.7 15.223 61.77

Phân theo thành

phần kinh tế

Tiền gửi các tổ

chức kinh tế 14.174 17.250 27.904 3.076 21.69 10.654 61.76 Tiền gửi dân

1.013 1.232 1.994 219 21.62 762 61.85

Tiền gửi không

kì hạn 5.062 6.162 9.969 1.100 21.73 3.807 61.78

Phân theo kỳ

hạn

Tiền gửi không

kỳ hạn 10.520 12.458 16.982 1.938 18.42 4.524 36.31 Tiền gửi có kỳ

hạn dưới 12 tháng

6.045 7.566 12.344 1.521 25.16 4.778 63.15

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng

3.684 4.620 10.541 936 25.4 5.921 128.16

(Nguồn: Báo cáo thường niên qua các năm của SeaBank) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này đều đặn qua các năm, tuy không có sự tăng đột biến nhưng duy trì khá ổn định.

Năm 2011 là 14.174 tỷ đồng, năm 2012 đã đạt mức 17.250 tỷ đồng, tăng3.076 tỷ đồng, tương đương 21.69%. Đến năm 2013, nguồn vốn đã có đến 27.904 tỷ đồng, tăng 10.654 tỷ đồng, tương đương 61,76% so với năm 2012. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi giao dịch, chi phí trả lãi thấp. việc mở rộng tiền gửi doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác chính là tiền đề giúp ngân hàng thanh toán các dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, các hợp đồng

23

bảo lãnh, thanh toán L/C… Tuy nhiên, các tổ chức kinh tế gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích giao dịch, nên nguồn vốn có tính ổn định không cao.

Tiền gửi của dân cư: cũng tăng trưởng về giá trị nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2011, tiền gửi dân cư là 5.062 tỷ đồng. Đến năm 2012, tiền gửi dân cư tăng thêm 1100 tỷ đồng, đạt mức 6162 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 21.73%. Năm 2013 thì tiền gửi từ dân cư đã đạt mức 9969 tỷ đồng, tăng 3807 tỷ đồng, tương đương 61,78% so với năm 2012. Tỷ trọng tiền gửi dân cư trong tổng nguồn vốn huy động thấp cho thấy tính chất ổn định của nguồn vốn chưa cao. Nguồn vốn của ngân hàng vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lớn mà chưa thu hút được nhiều từ tầng lớp dân cư. Tuy nhiên, tiền gửi từ dân cư vẫn có xu hướng tăng dù không nhiều.

Về cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn: Tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp có tỷ trọng ngày càng cao tạo điều kiện cho ngân hàng giảm chi phí, hạ lãi suất. Nguồn vốn không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn, đến năm 2013 loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng 43% trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế phần lớn là tiền gửi giao dịch qua ngân hàng. Nguồn vốn dài hạn có xu hướng ngày càng giảm, nguồn vốn trung hạn tăng trưởng ổn định trong tổng nguồn vốn huy động.

2.1.2.3. Hoạt động tín dụng

Với nguồn vốn huy động dồi dào, Seabank không ngừng mở rộng nghiệp vụ tín dụng- nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Cùng với việc mở rộng quy mô cho vay và nâng cao chất lượng các khoản vay, ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp duy trì các khách hàng truyền thống, cũng như tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị phần, không ngừng hoàn thiện các quy trình tín dụng… ngân hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) Láng Hạ (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)