Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) Láng Hạ (Trang 51 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á (SEABANK)

2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù cho vay tiêu dùng đã đạt được những kết quả đáng kể tuy nhiên chất lượng cho vay tiêu dùng trong thời gian qua vẫn còn chưa cao. Những biểu hiện của hạn chế này là:

- Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD vẫn còn ở mức khá cao

Mặc dù trong quá trình thẩm định các cán bộ tín dụng đã cố gắng hạn chế các rủi ro có thể xảy ra gây tổn hại đến lợi ích của ngân hàng tuy nhiên rủi ro vẫn xảy ra mà ngân hàng không lường trước được. Những rủi ro này có thể do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mang lại. Tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay tiêu dùng trong thời gian qua vẫn còn ở mức cao và cao hơn so với tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ tín dụng chung mặc dù tỷ lệ này có giảm qua các năm. Trong năm 2013 tỷ lệ này là 1.91% và vẫn là cao so với các ngân hàng khác như Sacombank, Techcombank…

- Dư nợ CVTD của SeaBank tăng qua các năm nhưng chưa xứng với tiềm năng ngân hàng

Doanh số và dư nợ CVTD của ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ 2011 đến năm 2013 cụ thể: Tỷ trọng dư nợ CVTD của ngân hàng trong năm 2011 là 52.63% so với tổng dư nợ cho vay và đến năm 2013 tỷ trọng này tăng lên thành 55.99%. Mức tăng này chưa thể gọi là cao đối với ngân hàng đi theo mô hình ngân hàng bán lẻ như Seabank.

Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay đã có rất nhiều ngân hàng tham gia, từ các “đại gia” như Ngân hàng Ngoại Thương Vietcombank, ngân hàng Công Thương Viettinbank đến các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn như Techcombank, VP Bank, ĐôngÁBank… khiến cho hoạt động thu hút khách hàng ngày càng trở nên gay gắt.

Các ngân hàng không ngừng mở rộng thị phần, đa dạng sản phầm tín dụng cũng như chất lượng dịch vụ. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho SeaBank.

- Nguyên nhân

- Nguyên nhân chủ quan

+ Danh mục CVTD còn nghèo nàn, chưa phong phú.

Các hoạt động CVTD của SeaBank chủ yếu mua, xây, sửa chữa nhà, mua ô tô chiếm tỷ trọng lớn còn các hoạt động khác gần như rất ít hoặc chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ CVTD như cho vay du học chỉ chiếm 3.37% trong khi đó nhu cầu du học ở các trường nước ngoài do chính phủ Việt Nam liên kết với nước ngoài ngày càng tăng. Chính điều này đã hạn chế quy mô CVTD của ngân hàng. Danh mục cho vay tiêu dùng còn nghèo nàn, chưa phong phú nên không thu hút được nhiều đối tượng khách hàng.

+ Quy trình thẩm định tín dụng còn hạn chế

Hầu hết các thông tin đều được thu thập từ hoạt động thẩm định tại cơ sở của các cán bộ thẩm định, thông tin nằm trong phạm vi hẹp và mang tính chủ quan. Cán bộ tín dụng chưa chủ động tìm kiếm các thông tin mang tính vĩ mô để phổ biến cho các cán bộ tín dụng như chỉ số về lạm phát dự tính, về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xu thế xuất khẩu, xu thế phát triển của các ngành mà ngân hàng có mức độ cho vay lớn. Đặc biệt thông tin về khách hàng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định khách hàng thì thường được dấu kín khiến công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng CVTD của ngân hàng. Vì vậy khâu thẩm định khách hàng là một trong các bước quan trọng nhất có thể giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng. Trước khi tiến hành cho khách hàng vay vốn ngân hàng phải tiến hành thẩm định khách hàng trên nhiều khía cạnh như thu nhập, tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả nợ, tư cách pháp lý… để từ đó quyết định xem có cho khách hàng vay hay không.

Mặc dù công tác này đã được ngân hàng chú trọng trong mấy năm gần đây tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại như việc xử lý thu thập thông tin chưa phù hợp, việc đánh giá tài sản đảm bảo của ngân hàng còn nhiều vướng mắc… làm cho tỷ lệ nợ quá hạn CVTD của ngân hàng vẫn ở mức khá cao.

43

+ Công tác kiểm soát sau cho vay chưa có hiệu quả cao

Công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức.Khi khoản vay được giải ngân xong, cán bộ tín dụng thường ít quan tâm tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp đó mà chỉ quan tâm tới việc trả nợ của khách hàng, như vậy rất có thể tiền lãi mà khách hàng trả cho ngân hàng không phải từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt, mà khách hàng cố ý che mắt ngân hàng bằng cách vay để trả lãi. Khi thẩm định và ra quyết định cho khách hàng vay vốn thì ngân hàng xem xét tình trạng khách hàng ở thời điểm hiện tại nhưng việc có trả nợ được cho ngân hàng hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của khách hàng trong tương lai. Vì vậy công tác kiểm soát sau cho vay cần được các ngân hàng đặc biệt quan tâm.

Ngân hàng kiểm soát sau cho vay để kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích như cam kết trong trường hợp tín dụng hay không? Khách hàng có trả nợ gốc và lãi hàng kỳ đúng như cam kết hay không? Xem xét về biến động tình hình thu nhập của khách hàng để từ đó tiến hành phân loại và trích lập dự phòng rủi ro thích hợp. Mặc dù trong thời gian qua các hoạt động này đã được Seabank chú trọng:

thường định kỳ 3 tháng một lần ngân hàng tiến hành việc đánh giá và phân loại nợ.

Tuy nhiên bên cạnh các hoạt động hết sức tích cực trên SeaBank vẫn gặp phải một số rủi ro có thể gây mất vốn cho ngân hàng như: tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, cố tình không trả nợ cho ngân hàng…

+ Chất lượng nguồn thông tin còn chưa cao

Thông tin là nguồn hết sức quan trọng cho hoạt động của ngân hàng. Nó quyết định đến rủi ro và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thông tin đầy đủ kịp thời giúp cho quá trình ra quyết định đúng đắn góp phần giảm thiểu rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Ngân hàng có thể thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau bao gồm thông tin bên trong và thông tin bên ngoài. Thông tin bên trong gồm các báo cáo về tình hình tài chính thu nhập của khách hàng, phỏng vấn trực tiếp khách hàng… thông tin bên ngoài:

ngân hàng có thể thu thập từ phía các ngân hàng khác, từ các đối tác của khách hàng…sau khi thu thập ngân hàng tiến hành xử lý các thông tin thông qua quá trình thẩm định từ đó ra quyết định cho khách hàng vay vốn. Vì đặc điểm của cho vay tiêu dùng, nguồn thông tin từ khách hàng chủ yếu là các thông tin cá nhân nên thường được giấu kín gây khó khăn cho ngân hàng. Đây là một trong nguyên nhân làm cho chất lượng CVTD thấp.

+ Việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng chưa rộng rãi và phổ biến.

Marketing ngân hàng dùng để chỉ hệ thống các chiến lược, biện pháp, chương trình, hoạt động tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng nhằm sử dụng nguồn lực ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của

khách hàng mục tiêu. Marketing ngân hàng được duy trì trong sự tác động qua lại giữa dịch vụ ngân hàng với nhu cầu của khách hàng và những hoạt động của đối thủ cạnh tranh trên nền tảng cân đối giữa lợi ích ngân hàng, khách hàng và xã hội. Việc sử dụng các biện pháp Marketing hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh ngân hàng. Các biện pháp Marketing ngân hàng sử dụng nhiều như: quảng cáo thông qua các chương trình thông tin đại chúng như tivi, internet, mở rộng kênh phân phối, tổ chức các chương trình khuyến mại thu hút khách hàng… Mặc dù các hoạt động này của ngân hàng đã được sử dụng nhưng hiệu quả còn chưa cao, chưa thực sự tạo được niềm tin trong tâm trí khách hàng, chưa thu hút được nhiều khách hàng tham gia vào các dịch vụ của ngân hàng.

+ Công nghệ trong ngân hàng còn thiếu đồng bộ

Sự phát triển của nền kinh tế đi liền với nó là những tiến bộ công nghệ. Lịch sử phát triển của loài người đã trải qua nhiều cuộc cách mạng công nghệ. Nó làm thay đổi một cách đáng kể cuộc sống của con người giúp nâng cao năng suất lao động, cải tiến cuộc sống của người dân. Bất kỳ một ngành nào sẽ không thể phát triển mạnh nếu không ứng dụng công nghệ đặc biệt trong ngành ngân hàng – một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế với khối lượng giao dịch hàng ngày vô cùng lớn thì việc ứng dụng công nghệ vào trong ngân hànglà vô cùng cần thiết, nó giúp giảm thời gian sử lý số liệu, tăng hiệu quả hoạt động, tránh sai sót và giảm chi phí cho ngân hàng. Trong năm 2006 việc Seabank đưa công nghệ T24 vào ứng dụng trong ngân hàng đã có những thành tựu đáng kể tuy nhiên do mới đi vao sử dụng nên vẫn còn nhiều hạn chế như chưa quen sử dụng, có những vấn đề kỹ thuật… Điều này cũng gây khó khăn không nhỏ lên hoạt động ngân hàng làm cho các tiện ích của ngân hàng không phát huy hết hiệu quả vốn có của nó.

+ Cán bộ ngân hàng trẻ còn ít kinh nghiệm

Đội ngũ nhân viên là lực lượng lòng cốt trong ngân hàng. Nó góp phần không nhỏ vào quảng bá hình ảnh ngân hàng giúp nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Vì bất cứ hoạt động nào trong ngân hàng đều chịu sự điều hành quản lý của con người. Đội ngũ nhân viên của Seabank mặc dù khá đông đảo tuy nhiên củ yếu là nhân viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm về kỹ năng nghiệp vụ cũng như quá trình giao tiếp với khách hàng.

Trong khi thực hiện trách nhiệm của mình, vẫn có một số cán bộ tín dụng đòi hỏi, cố tình đòi hỏi khách hàng phải có bồi dưỡng thì mới giải quyết cho khách hàng.

Điều này vô hình chung làm mất uy tín cũng như lòng tin của khách hàng với ngân hàng, kéo theo là ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ cho vay của ngân hàng.

45 - Nguyên nhân khách quan:

Kinh tế phát triển đi liền với nó là sự biến động lớn về giá cả, biến động lãi suất, lạm phát ngày càng gia tăng gây khó khăn cho việc chi tiêu của dân cư cũng như tâm lý lo ngại trong dân cư điều này làm cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng ngày càng khó khăn hơn làm cho chi phí đầu vào của ngân hàng tăng một cách đáng kể.

Hơn nữa việc định giá tài sản đảm bảo cũng có nhiều biến động gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay, việc thu hồi gốc và lãi của ngân hàng cũng gặp khó khăn và có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng.

Tình hình tài chính và thu nhập của khách hàng cũng là yếu tố quan trọng quyết định không nhỏ đến chất lượng CVTD của ngân hàng. CVTD có nguồn trả nợ chủ yếu là dựa vào thu nhập trong tương lai của khách hàng. Khi thu nhập này có sự biến động thì việc trả nợ ngân hàng là hết sức khó khăn. Chẳng hạn như việc khách hàng bị ốm đau… làm cho thu nhập của khách hàng bị giảm sút nghiêm trọng, ngân hàng khó có thể thu hồi được nợ từ khách hàng. Ngoài ra còn phụ thuộc vào tư cách đạo đức của khách hàng. Vì khi khách hàng đã giành được vốn của ngân hàng thì quyền sử dụng vốn hoàn toàn thuộc về khách hàng. Một khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng khó có thể kiểm soát được hoặc tình trạng khách hàng cố tình không trả nợ là một trong các nguyên nhân làm cho chất lượng của khoản vay thấp đi.

Cùng với những khó khăn trên ngân hàng còn gặp khó khăn do những rắc rối trong môi trường pháp lý mang lại như: Việc đăng kí giao dịch đảm bảo còn mất thời gian gây khó khăn trong quá trình giải ngân của ngân hàng như giải ngân có thể chậm do thời gian đăng ký giao dịch đảm bảo. Vì vậy làm cho việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng như việc tiếp xúc với nguồn vốn của khách hàng còn nhiều khó khăn.

Sự cạnh trạnh của các ngân hàng ngày càng gay gắt. Cùng với tiến trình hội nhập và mở cửa thì hàng loạt các ngân hàng trong nước cũng như nước ngoài được thành lập đẩy SeaBank vào sức cạnh tranh lớn. Đặc biệt hoạt động cho vay tiêu dùng gần đây được các ngân hàng triển khai khá nhiều do nó là một thị trường tiềm năng mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ cho mỗi ngân hàng làm cho thị phần cho vay tiêu dùng của ngân hàng bị thu hẹp lại vì vậy việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của SeaBank trong thời gian tới phải đối đầu với một thách thức không nhỏ.

Thêm vào đó đặc điểm cho vay tiêu dùng của ngân hàng ẩn chứa nhiều rủi ro. Vì một nguyên nhân nào đó khiến thu nhập của khách hàng bị giảm sút làm cho khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn gây rủi ro cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) Láng Hạ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)