Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm tới của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) Láng Hạ (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á

3.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm tới của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

3.2.1. Những thuận lợi, khó khăn và thách thức đối với SeaBank

Bảng 3.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của SeaBank- IEF

TT Các yếu tố bên ngoài

Mức độ quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Tình hình chính trị ổn định 0.15 4 0.6

2 Tiềm năng thị trường còn rất lớn 0.1 4 0.4

3 Động lực thúc đẩy từ hội nhập kinh tế thế giới 0.15 3 0.45 4 Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính,

ngân hàng ngày càng được hoàn thiện 0.12 3 0.36 5 Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng 0.15 3 0.45 6 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong lĩnh vực ngân

hàng 0.1 2 0.2

7 Cạnh tranh với các định chế tài chính khác về các

sản phẩm thay thế 0.08 2 0.16

8 Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến 0.07 2 0.14 9 Mức độ bảo mật về công nghệ và nhận thức của

người dân về thương mại điện tử còn kém 0.08 1 0.08

Tổng cộng 1 2.84

Qua bảng đánh giá các yếu tố môi trường, Số điểm quan trọng là 2,84 ( so với mức trung bình là 2.50) cho thấy khả năng phản ứng của SeaBank đối với các yếu tố bên ngoài ngoài là trên mức trung bình – khá lớn trong việc nỗ lực theo đuổi các chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội của môi trường và tránh những mối đe dọa bên ngoài như thời tiết xấu ngày càng tăng lên, sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn, đe dọa từ sản thay thế. Đồng thời khả năng phản ứng của SeaBank trước sự biến đổi của môi trường bên ngoài là tương đối tốt.

49

Bảng 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong của SeaBank – IEF

TT Các yếu tố bên trong

Mức độ quan trọng của các

yếu tố

Phân loại

Số điểm quan trọng

1 Có uy tín trên thị trường 0,1 3 0,5

2 Công nghệ hiện đại 0,15 4 0,4

3 Sản phẩm dịch vụ đa dạng so với

các ngân hàng trong nước 0,12 3 0,38

4 Phong cách phục vụ khách hàng

tốt 0,1 3 0,3

5 Vốn điều lệ còn thấp 0,1 2 0,2

6 Mạng lưới chi nhánh mỏng 0,15 2 0,18

7 Cơ chế điều hành còn yếu 0,15 2 0,24

8

Nguồn nhân lực thiếu về số lượng và chất lượng so với nhu cầu phát triển

0,08 1 0,16

9 Hiệu quả Marketing không cao 0,08 3 0,16

10 Hiệu quả R&D thấp 0,07 2 0,2

Tổng cộng 1 2,72

Ma trận IEF cho thấy tổng số điểm quan trọng của ngân hàng là 2,72 chứng tỏ hiện nay ngân hàng chỉ ở mức trên trung bình trong việc huy động các nguồn nội lực của mình. Hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ của môi trường bên trong doanh nghiệp là làm tăng tính hiệu quả của SeaBank,thực hiện thay đổi lớn để điều chỉnh cơ cấu thực hiện những thay đổi lớn để điều chỉnh cơ cấu của tổ chức nhằm tiến đến mục tiêu là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần hàng đầu tại Việt Nam.

- Cạnh tranh sẽ diễn ra rất quyết liệt: giữa SeaBank và các Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu; SeaBank và các ngân hàng nhà nước; Seabank và các Ngân hàng thương mại nước ngoài

- Cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt: hội nhập quốc tế góp phần gia tăng sự cạnh tranh của Ngân hàng với các công ty bảo hiểm, các công ty bán lẻ (bán trả góp trực tiếp), công ty chứng khoán,công ty địa ốc…

- Thói quen sử dụng tiền mặt còn phổ biến đã hạn chế rất nhiều hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng, đồng thời phát sinh nhiều tiêu cực liên quan đến nạn tiền giả, tăng chi phí (in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền giấy), hoạt động thị trường ngầm.

- Mức độ bảo mật về công nghệ và nhận thức của người dân về thương mại điện tử kém tác động tiêu cực đến quá trình khai thác các sản phẩm hiện đại.

3.2.2. Điểm mạnh, điểm yếu của SeaBank + Điểm mạnh:

Uy tín thương hiệu SeaBank về hoạt động kinh doanh cho vay tiêu dùng, cho vay mua xe, cho vay mua nhà – sửa chữa nhà, hỗ trợ du học; Tiếp nhận một nền công nghệ quản lí và điều hành hiện đại; Đội ngũ cố vấn là các chuyên gia của công ty Société Générale; Phong cách phục vụ khách hàng tốt; Sản phẩm dịch vụ phong phú.

+ Điểm yếu:

- Mạng lưới mỏng.

- Vốn điều lệ còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, thấp hơn các ngân hàng quốc doanh và thấp hơn nhiều so với các ngân hàng trong khu vực.

- Văn hóa tổ chức chưa định hình và cơ chế điều hành còn yếu.

- Hiệu quả mảketing không cao - Hiệu quả R&D thấp

- Nguồn nhân lực thiếu về số lượng

3.2.3. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng trong những năm tới của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á

SeaBank là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển các sản phẩm tín dụng cá nhân. Đối với SeaBank, tín dụng cá nhân không phải là một xu hướng ngắn hạn theo thị trường mà cả một chiến lược phát triển dài hạn. Đại diện SeaBank cho biết, với định hướng phát triển trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, SeaBank đang và sẽ phát triển đa dạng các sản phẩm ngân hàng dành cho khách hàng cá nhân cũng như các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn quốc. Các gói sản phẩm tín dụng bán lẻ được SeaBank xây dựng căn cứ theo nhu cầu của từng đối tượng khách hàng cụ thể với mức lãi suất linh hoạt và ưu đãi. Người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm gửi tiền tại SeaBank cũng như chọn lựa một khoản vay phù hợp theo nhu cầu và khả năng của mình.

Cụ thể các định hướng về cho vay tiêu dùng của SeaBank trong thời gian tới như sau:

51

 Ngân hàng quán triệt việc chấp hành nghiêm túc quy chế cho vay của cán bộ tín dụng, triển khai các biện pháp quản lý tín dụng chặt chẽ và kiên quyết thu hồi nhanh chóng các khoản nợ quá hạn.

 Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn cán bộ nhân viên trong ngân hàng vì đây là một nhân tố hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của ngân hàng.

 SeaBank chú trọng phát triển các khoản vay mà người vay có thu nhập cao, ổn định và có quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời cần tiến hành nâng cao chất lượng thẩm định, khả năng kiểm soát sau cho vay của ngân hàng, sử dụng hơn nữa bảng chấm điểm tín dụng.

 Thực hiện việc nghiên cứu phân loại thị trường, phân loại khách hàng nhằm tìm hiểu về nhu cầu người tiêu dùng, nhằm cung cấp các sản phẩm TDTD đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của họ.

 Tăng cường kiểm tra, giám sát khoản vay, cho vay và thường xuyên phân tích tình hình tài chính, phân loại khách hàng cũng như nắm bắt kịp thời thông tin về khách hàng để có thể xử lý khi cần thiết, kiểm soát được vốn vay.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeaBank) Láng Hạ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)