2.3.2.1. Số lượng DNV&N
Theo thống kê từ Báo cáo Cho vay DNV&N tại Chi nhánh, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng trong các năm 2011, 2012 có sự gia tăng đáng kể. Đến thời điểm 31/12/2012, số DN bao gồm cả DN lớn và DNV&N có quan hệ tín dụng với Chi nhánh là 226 doanh nghiệp. Trong đó, số lượng DNV&N đạt 95 doanh nghiệp, chiếm 42%. Chỉ tiêu này trong năm 2012 là 83 trên tổng số
212 doanh nghiệp, tương ứng với tỉ trọng 39%. Đây là chỉ tiêu cho thấy xu hướng cho vay của Chi nhánh đã hướng đến mở rộng đối tượng cho vay DNV&N.
Bảng 2.7: Số lượng DNV&N đang quan hệ tín dụng tại chi nhánh
(ĐVT: Doanh nghiệp) Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng
Số lượng doanh nghiệp 212 100% 226 100%
Trong đó:
DNV&N 83 39% 95 42%
DN lớn 129 61% 131 58%
Bảng 2.8: Cơ cấu DNV&N theo thành phần kinh tế:
(ĐVT: Doanh nghiệp) Số lượng khách hàng
STT Loại hình kinh tế
Năm 2011 Năm 2012
1 DNNN 1 -
2 TNHH 40 43
3 Cổ phần 37 47
5 Khác 5 5
Tổng số 83 95
Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2011
1%
45% 48%
6% DNNN
TNHH Cổ phần Khác
Cơ cấu doanh nghiệp theo thành phần kinh tế năm 2012
45%
50%
5%
TNHH Cổ phần Khác
Trong số khách hàng DNV&N có quan hệ tín dụng với chi nhánh thì phần lớn các DNV&N hoạt động theo loại hình doanh nghiệp cổ phần và công ty TNHH.
Qua biểu đồ cho thấy, năm 2012 tỷ trọng cho vay của chi nhánh đối với loại hình Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng cao nhất là 50%, tiếp theo là Công ty TNHH chiếm 45%, kế tiếp là các doanh nghiệp khác 5%.
2.3.2.2. Doanh số cho vay DNV&N
NH VCB Quảng Ninh đã có sự tăng trưởng rõ rệt về hoạt động tín dụng qua các năm. Theo đó, doanh số cho vay DNV&N cũng tăng lên đáng kể.
Sở dĩ đạt được kết quả khả quan này là nhờ việc NH VCB Quảng Ninh đang chuyển dần thành NH đa năng, từ đó dần dần chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng gia tăng khách hàng DNV&N và cho vay khách hàng cá nhân.
Tại địa bàn Quảng Ninh nơi chi nhánh đặt trụ sở, vốn được biết đến là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản với trữ lượng than khoảng 10 tỷ tấn, nhiều mỏ đất sét và núi đá vôi; có di sản thiên nhiên Vịnh hạ long nổi tiếng và di tích văn hóa Yên Tử, hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế. Những năm qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh là 12,7%/năm (giai đoạn 2006-2010), năm 2011 đạt 12%, GDP bình quân đầu người đạt trên 2.200 USD, trong đó, cơ cấu GDP phân theo ngành như sau:
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Ninh theo ngành kinh tế năm 2011
Nguồn: Báo Quảng Ninh
Với những lợi thế đó, hoạt động kinh tế trên địa bàn có khá nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp. Đến 31/12/2011, toàn tỉnh có 7000 doanh nghiệp thành lập hoạt động kinh doanh với tổng vốn đăng ký trên 65 ngàn tỷ đồng, trong đó có trên 6500 DNV&N. Số lượng doanh nghiệp nhiều nhất là ngành dịch vụ du lịch với 3.402 doanh nghiệp, ngành công nghiệp với 1.057 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái. Hiện tại, Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động tại các thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, do đó có khá nhiều tiềm năng để tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là cho vay đối tượng khách hàng DNV&N. Tuy nhiên, với cơ cấu cho vay hiện tại, chi nhánh mới đang chủ trọng vào cho vay đối tượng doanh nghiệp lớn, chưa thực sự quan tâm đến đối tượng cho vay DNV&N. Mặc dù dư nợ và doanh số cho vay DNV&N tại NH VCB Quảng Ninh đã có sự gia tăng nhưng chưa theo kịp tốc độ phát triển của đối tượng doanh nghiệp này của địa phương. Vì
vậy trong thời gian tới NH VCB Quảng Ninh cần mở rộng cho vay đối với DNV&N hơn nữa nhằm khai thác được tiềm năng lớn mạnh của vùng
Bảng 2.9: Tổng hợp dư nợ, doanh số cho vay đối với DNV&N
(ĐVT: tỷ đồng)
Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ
trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng 1 2 3 4 5=3/1
Tổng dư nợ 4.457 100% 6.161 100% 138%
Dư nợ DNV&N 291 7% 353 6% 121%
Tổng doanh số cho
vay 2.924 100% 7.966 100% 272%
DS Cho vay
DNV&N 513 18% 544 7% 106%
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ – VCB Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2012 tổng dư nợ của chi nhánh tăng 38% so với năm 2011, trong đó tốc độ tăng dư nợ cho vay DNV&N là 21%. Tuy nhiên, về tỷ trọng dư nợ cho vay DNV&N vẫn còn thấp (khoảng hơn 6%/Tổng dư nợ), tăng trưởng cho vay chủ yếu là cho vay doanh nghiệp lớn. Doanh số cho vay tăng đột biến nhưng doanh số cho vay DNV&N chỉ tăng 6%.
2.3.2.3. Tình hình dư nợ cho vay DNV&N
Qua số liệu cho thấy, dư nợ cho vay DNV&N tại chi nhánh chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong tổng dư nợ (trung bình khoảng 6,5% tổng dư nợ).
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo ngành nghề kinh doanh
Cùng với việc đa dạng hóa cho vay DN thuộc các thành phần sở hữu khác nhau, NH VCB Quảng Ninh còn thực hiện đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế.
Biểu 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo ngành nghề kinh doanh
Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế năm 2012
13.40%
23.42%
12.02%
31.07%
5.01%
12.52%
1.45%
1.12%
Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp, thủy sản (1.45%) Công nghiệp khai thác mỏ (13.4%)
Công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo (23.42%) Xây dựng (12.02%)
Thương nghiệp, sửa chữa ôtô xe có động cơ, môtô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình (31.07%) Khách sạn, nhà hàng (5.01%)
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc (12.52%) Giáo dục và đào tạo (1.12%)
Nguồn: Tổng hợp số liệu từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - VCB Quảng Ninh Căn cứ vào biểu đồ cho thấy cơ cấu cho vay DNV&N hiện tại của chi nhánh tập trung chủ yếu cho vay lĩnh vực thương nghiệp (chiếm 31,07%), kế đến là ngành công nghiệp chế biến, cơ khí chế tạo (chiếm 23.42%), ngành công nghiệp khai thác mỏ chiếm 13,4%, ngành vận tải kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 12,52%, ngành xây dựng chiếm 12,02%, các ngành còn lại chiếm 7.585%. Như vậy cho thấy, đối với cho vay DNV&N, VCB Quảng Ninh đang chú trọng cho vay 05 ngành chủ yếu là thương nghiệp, công nghiệp chế biến cơ khí chế tạo, công nghiệp khai thác mỏ, vận tải kho bãi thông tin liên lạc và xây dựng.
Thực tế qua các năm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay, ngành công nghiệp khai thác, ngành thương nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng sản phẩm. Điều này hoàn toàn hợp lý với quá trình phát triển của tỉnh, phù hợp với bối cảnh lịch sử từ khi mới chuyển sang cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập, do xuất phát điểm kinh tế từ thấp đi lên, trong đó phải duy trì và phát triển công nghiệp khai khoáng để đạt được những mức tăng trưởng bứt phá và bảo đảm đời sống của công nhân, nhân dân lao động. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng phụ thuộc chủ yếu vào khai thác khoáng sản chỉ có tính lịch sử, chỉ phù hợp với một giai đoạn phát triển nhất định. Cho đến nay bối cảnh tình hình kinh tế thế
giới, khu vực và trong nước đã khác, hiện trạng kinh tế - xã hội của Quảng Ninh đang bộc lộ dấu hiệu của tăng trưởng nóng và không bền vững: GDP của tỉnh trong những năm qua nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước (trung bình tăng hơn 12%/năm), tuy nhiên than chiếm đến 33% GDP của tỉnh (năm 2011). Thu nội địa Quảng Ninh trong những năm qua chiếm đến 77% là từ khai thác than và thu thuế cấp quyền sử dụng đất; thu từ các ngành dịch vụ chỉ chiếm khoảng 23% (Nguồn: Bài phát biểu tham luận của đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội thảo lý luận lần thứ 8 giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc)
Như vậy, kinh tế Quảng Ninh phát triển nóng và đang phụ thuộc vào tài nguyên hữu hạn, không ổn định, và hơn thế nữa phải trả giá cho việc tàn phá môi trường, cho sự hủy hoại cảnh quan và những di sản văn hóa vô giá. Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo mục tiêu đến năm 2020, tỉnh Quảng Ninh giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế. Phát triển nhanh, đồng bộ các ngành dịch vụ, nhất là các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh về biển, đảo và các di tích, danh lam thắng cảnh, đặc biệt là Di sản và kỳ quan thiên nhiên thế giới mới Vịnh Hạ Long gắn với xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao để phát triển các loại hình dịch vụ du lịch cao cấp, hướng đến công nghiệp giải trí; Hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, viễn thông, hàng hải, hàng không, y tế, giáo dục, khoa học và chuyển giao công nghệ; Phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển và nghề cá; Tập trung triển khai nhanh, hiệu quả các loại hình dịch vụ thương mại.
Do đó trong thời gian tới, VCB Quảng Ninh cần xem xét và định hướng cụ thể trong quan hệ tín dụng đối với ngành dịch vụ.
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo loại hình kinh tế
Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo loại hình kinh tế
ĐVT: Tỷ đồng Loại hình
kinh tế
Năm
2011 Tỷ trọng Năm
2012 Tỷ trọng Tốc độ tăng trưởng Dư nợ
DNV&N 290.62 100% 353.13 100% 121.51%
DNNN 0.40 0.14% - 0.00% 0.00%
TNHH 103.93 35.76% 113.62 32.18% 109.33%
Cổ phần 154.16 53.04% 206.63 58.51% 134.04%
Khác 32.13 11.05% 32.88 9.31% 102.33%
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ chi nhánh NH VCB Quảng Ninh)
Phương châm của Chi nhánh NH VCB Quảng Ninh là đa dạng hóa đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Qua bảng số liệu trên cho thấy, trong khi quy mô tín dụng được mở rộng với tốc độ nhanh chóng, trong đó tập trung chủ yếu vào công ty cổ phần và công ty TNHH, DNNN gần như bằng 0. Dư nợ cho vay với các DN ngoài quốc doanh tăng lên đáng kể, năm 2012 tăng trưởng gần 22% so với năm 2011. Đây là xu hướng chuyển dịch cơ cấu đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế xã hội.
* Cơ cấu dư nợ cho vay DNV&N theo thời hạn nợ
Bảng 2.11: Phân loại dư nợ cho vay DNV&N theo thời hạn nợ
ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm
2011
Tỷ trọng
Năm 2012
Tỷ trọng
Tốc độ tămg trưởng Dư nợ DNV&N 290,62 100% 353,13 100% 121.51%
Dư nợ ngắn hạn 148,99 51.27% 227,24 64.35% 152.52%
Dư nợ trung, dài
hạn 141,63 48.73% 125,89 35.65% 88.89%
(Nguồn: Phòng Quản lý nợ chi nhánh NH VCB Quảng Ninh)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung, dài hạn đều tăng qua các năm và dư nợ ngắn hạn vẫn giữ vị trí chủ đạo. Tốc độ tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn năm 2012 đạt 52,52 % so với năm 2011, tỷ trọng cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ thì có xu hướng giảm nhẹ.
* Dư nợ cho vay DNV&N không có tài sản đảm bảo
Hiện nay, các khoản cho vay của chi nhánh có đến 90% là có tài sản đảm bảo, chỉ có khoảng 10% dư nợ không có tài sản đảm bảo. Số lượng khách hàng được cho vay không có tài sản đảm bảo rất ít, chỉ có 02 khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, cơ khí chế tạo, có xếp hạng tín dụng tốt (A+ và AA+).
Biểu 2.10: Dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo năm 2012
90%
10%
Có bảo đảm bằng tài sản Không có bảo đảm bằng tài sản
2.3.2.4. Tỷ lệ nợ xấu
Do đặc thù của chi nhánh chủ yếu cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong ngành công nghiệp khai thác than (một ngành gần như độc quyền) do đó tỷ lệ nợ xấu chủ yếu tập trung là cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong 02 năm, dư nợ xấu cho vay DNV&N tăng 2%, dư nợ cho vay DNV&N tăng trưởng 21%.
Nhìn chung, chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu toàn chi nhánh dưới 1%.
Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNV&N giai đoạn 2011-2012 (ĐVT: Tỷ đồng)
Năm 2011 2012 Tăng
trưởng
1 2 3 4=3/2
Tổng dư nợ 4,457 6,161 138%
Dư nợ cho vay DNV&N 291 353 121%
Dư nợ xấu toàn chi nhánh 40 57 142%
Dư nợ xấu cho vay DNV&N 31.74 39.26 124%
Tỷ lệ nợ xấu toàn Chi nhánh/Tổng dư nợ 0.91% 0.93% 103%
Tỷ lệ nợ xấu Cho vay DNV&N/Tổng dư nợ 0.71% 0.64% 89%
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNV&N/Dư nợ xấu 78.4% 68.3% 87%
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DNV&N/Dư nợ cho
vay DNV&N 10.9% 11.1% 102%
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Phòng Quản lý nợ - VCB Quảng Ninh
Qua bảng trên cho thấy, dư nợ xấu của chi nhánh năm 2012 tăng 42% so với năm 2011, trong đó dư nợ xấu của nhóm DNV&N tăng 24%. Tỷ trọng nợ xấu cho vay DNV&N/Dư nợ cho vay DNV&N chiếm khoảng 11%.
Mức độ tập trung dư nợ xấu trong cho vay DNV&N theo ngành kinh tế được tập hợp qua số liệu dưới đây:
Biểu đồ 2.11: Cơ cấu nợ xấu cho vay DNV&N theo ngành kinh tế năm 2012
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Nông, lâm nghiệp
Công Nghiệp khai thác mỏ
Công nghiệp chế biến, cơ khí, chế tạo
Xây dựng
Thương nghiệp
Khách sạn, nhà
hàng
Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc
Giáo dục và đào tạo
Nợ nhóm 3-5 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 1
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng Quản lý nợ - VCB Quảng Ninh
Qua biểu đồ trên cho thấy, nợ quá hạn (nợ nhóm 2) tập trung chủ yếu trong ngành thương nghiệp (chiếm 24%), tiếp đến là ngành công nghiệp khai thác mỏ (chiếm 21%), ngành vận tải kho bãi thông tin liên lạc (chiếm 13%), ngành xây dựng (chiếm 10%). Đối với nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5), chỉ có 03 ngành có nợ xấu, tập trung lớn nhất là ngành vận tải kho bãi thông tin liên lạc (chiếm 33%), kế tiếp là ngành công nghiệp chế biến (chiếm 11%), cuối cùng là ngành công nghiệp khai thác mỏ (chiếm 6%). Trong cho vay DNV&N tại chi nhánh, có 03 ngành không có nợ quá hạn cũng như nợ xấu là ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; ngành kinh doanh khách sạn, nhà hàng và ngành giáo dục và đào tạo thuộc lĩnh vực ngành dịch vụ.
Nguyên nhân phát sinh nợ xấu đối với các khách hàng thuộc nhóm ngành trên có nhiều lý do: đối với ngành vận tải kho bãi, chi nhánh chủ yếu cho vay để đầu tư phương tiện vận tải, bốc xúc hàng hóa, phần lớn phát sinh nợ xấu là do hoạt động vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc bị hạn chế dẫn đến khách hàng không có nguồn thu để trả nợ cho ngân hàng; đối với ngành công nghiệp chế biến, khách hàng có nợ xấu hoạt động trong ngành chế biến sản phẩm từ gỗ, hoạt động kinh doanh ngừng trệ do không ký được hợp đồng tiêu thụ nên hàng hóa tồn đọng, không có nguồn trả nợ ngân hàng; đối với ngành công nghiệp khai thác mỏ, khách hàng phát sinh nợ xấu do liên quan đến hoạt động khai thác đá cung cấp cho ngành xi măng, cung cấp vật liệu xây dựng bị ngừng trệ.
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đến nay luôn thấp hơn mức kế hoạch được giao, cho thấy Chi nhánh có khả năng tiếp tục mở rộng cho vay đối với DNV&N. Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường huy động vốn và mở rộng cho vay, NH sẽ phải chú trọng việc quản lý tín dụng sao cho duy trì được tỷ lệ nợ xấu cho phép, đồng thời phải thường xuyên thẩm định hoạt động sử dụng vốn của KH, tiến hành phân loại nợ và cơ cấu lại nợ kịp thời để có biện pháp xử lí phù hợp nhất.