2.4 Đánh giá cho vay đối với DNV&N tại Chi nhánh NHTMCP Ngoại thương Quảng Ninh 66
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 67
Bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động cho vay các DNV&N tại Chi nhánh VCB Quảng Ninh vẫn còn những mặt tồn tại và hạn chế nhất định làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng tín dụng đối với DNV&N.
2.4.2.1. Hạn chế
Thời gian vừa qua, hoạt động cho vay DNV&N của Chi nhánh NH VCB Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động này còn hạn chế. Với tiềm năng của địa phương Chi nhánh đang hoạt động và năng lực của NH, có thể nói hiệu quả mở rộng cho vay đối với DNV&N của Chi nhánh còn chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng của địa phương.
Hạn chế này được biểu hiện thông qua nhiều mặt khác nhau của hoạt động cho vay DNV&N. Bao gồm:
Thứ nhất, Quá trình xét duyệt và quyết định cho vay còn kéo dài làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, cũng như tiến trình thi công các dự án của doanh nghiệp.
Việc tách bạch bộ phận thẩm định, bộ phận tác nghiệp trên hệ thống, quản lý và theo dõi hồ sơ có ưu điểm là kiểm soát chặt chẽ hơn, hạn chế được những tiêu cực
do đạo đức nghề nghiệp, cũng như hạn chế được các rủi ro về tác nghiệp (ví dụ: mở hợp đồng sai số tiền, sai lãi suất, sai lịch trả nợ,….) tuy nhiên đây cũng là một nguyên nhân làm cho quá trình cho vay bị kéo dài.
Thứ hai, Một số tài sản của DNV&N vẫn đảm bảo tính pháp lý nhưng không đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay, thậm chí nhiều tài sản đảm bảo còn bị ngân hàng đánh giá thấp so với giá thị trường.
Một số doanh nghiệp đi vay vốn có tài sản đảm bảo nhưng không đúng theo quy định của ngân hàng, ví dụ như chỉ có hợp đồng mua nhà, mua đất dự án nên không được ngân hàng chấp thuận cho vay. Khi ngân hàng đánh giá giá trị tài sản nhận cầm cố, thế chấp cũng chưa hợp lý, đặc biệt là việc đánh giá về giá trị của đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp thường đánh giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường nên số tiền cho vay thấp, không đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Thứ ba, Dư nợ cho vay DNV&N đã được cải thiện và ngày càng tăng, nhưng hiện nay chỉ mới ở mức 6% so với tổng dư nợ. Việc tập trung quá lớn vào cho vay các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế (Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam) hoạt động chủ yếu trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chính sách nhà nước thay đổi đối với ngành, rủi ro thị trường,….Để đa dạng hoá danh mục đầu tư và khách hàng, phân tán rủi ro, hướng tới ngân hàng bán lẻ đa năng, NH VCB Quảng Ninh cần phải tích cực mở rộng đối tượng cho vay DNV&N hơn nữa. Đây là nhóm KH rất tiềm năng nên Chi nhánh phải có chính sách khai thác hợp lí.
Thứ tư, chi nhánh cần xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng ngành, trong đó cần ưu tiên chú trọng các ngành có tỷ suất sinh lời lớn, khai thác thế mạnh của tỉnh, hạn chế cho vay đối với ngành có mức độ rủi ro cao. Trong từng ngành cũng cần chọn lọc khách hàng có Xếp hạng tín dụng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, sử dụng vốn hiệu quả, có lợi thế về sản phẩm để cho vay. Cụ thể:
Chi nhánh chưa tập trung mở rộng đối tượng khách hàng tốt thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch có chất lượng (ví dụ: khai thác du lịch trên biển như tàu ngủ đêm,…), ngành
giáo dục, đây là những ngành có tỷ lệ nợ xấu thấp, phù hợp với nhu cầu thị trường hiện nay, phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển đến năm 2020 và khai thác được thế mạnh của tỉnh. Ngành thương nghiệp là ngành có đóng góp lớn trong GDP của tỉnh, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực này khá lớn.
Cơ cấu cho vay DNV&N và nợ xấu thuộc ngành này tại chi nhánh cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất, chi nhánh cần phân loại khách hàng, xếp hạng tín dụng khách hàng, nếu xếp hạng tín dụng tốt (từ A trở lên), cần tăng cường mở rộng tín dụng, nếu xếp hạng tín dụng xấu từ BB trở xuống có thể xem xét duy trì hoặc giảm dần hoặc hạn chế cho vay. Đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, do ngành này chịu tác động nhiều bới yếu tố tự nhiên, nên cân nhắc và tiến tới thu hẹp cho vay đối với khách hàng trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản không có đầu ra rõ ràng. Đối với ngành công nghiệp khai thác mỏ, do hiện tại chi nhánh đang quan hệ với rất nhiều các doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành khai thác than, trong quan hệ với các doanh nghiệp lớn này, các DNV&N chủ yếu là các doanh nghiệp vệ tinh làm dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn trong ngành khai thác than, bị lệ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp này (đặc biệt là chính sách thuê ngoài bốc xúc vận chuyển than, cung cấp vật tư, thiết bị), Chi nhánh chưa tận dụng khai thác mối liên hệ này để mở rộng cho vay đối với DNV&N. Việc tạo dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân hàng – Công ty sản xuất than – các DNV&N sẽ mang lại lợi ích lớn như: Các công ty sản xuất than đảm bảo cho DNV&N vay vốn ngân hàng bằng khoản phải trả của chính công ty cho DNV&N, giúp Ngân hàng kiểm soát dòng tiền trả nợ đồng thời tăng chất lượng, hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn và DNV&N trên thị trường. Đối với các khách hàng hiện tại đang quan hệ tín dụng hoạt động trong ngành vận tải kho bãi, nên hạn chế cho vay và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ triệt để như phát mại tài sản, khởi kiện….
Thứ năm, mặc dù tỷ trọng nợ xấu/Tổng dư nợ của Chi nhánh tương đối thấp nhưng thực tế nó có xu hướng ngày càng tăng. Nợ xấu hiện nay vẫn tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, chi nhánh cần quan tâm hơn nữa công
tác thu hồi nợ xấu, tìm hiểu nguyên nhân phát sinh nợ xấu để kịp thời đưa ra giải pháp.
Thứ sáu, để có nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp, cá nhân (trong đó có cả các DNV&N), VCB Quảng Ninh hiện tại chủ yếu vẫn đi vay vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng, chưa chủ động được nguồn vốn huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế (huy động vốn từ nền kinh tế).
2.4.2.2. Nguyên nhân
Qua tổng kết ở trên, công tác cho vay DNV&N tại NH VCB Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng của khách hàng trên địa bàn hoạt động. Những hạn chế đó trước hết xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng.
* Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất, NH còn giữ tâm lí thụ động, chờ đợi KH đến với mình mà không chủ động tìm kiếm mở rộng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, công tác phổ biến kiến thức cho khách hàng về ngân hàng và các quy định, thể lệ cho vay còn chưa được chú trọng. Điều này cản trở rất lớn việc mở rộng cho vay đối với DNV&N.
Thứ hai, trong quá trình thẩm định tín dụng, ngân hàng còn quá chú trọng vào vấn đề TSĐB. Đối với những ngành ưu tiên đầu tư, những khách hàng tốt (xếp hạng tín dụng từ A+ trở lên), đủ điều kiện cho vay không có bảo đảm bằng tài sản nên lới lỏng các điều kiện về TSĐB.
Thứ ba, cán bộ ngân hàng còn thiếu năng lực chuyên môn về thẩm định hiệu quả phương án, dự án của khách hàng cũng như thẩm định giá trị tài sản đảm bảo.
Cán bộ tín dụng của chi nhánh hầu hết đều có trình độ trong nghiệp vụ nhưng kinh nghiệm trong công tác chưa nhiều (thời gian công tác trung bình là 3 năm) nên năng lực hiểu biết về kinh tế thị trường, kỹ thuật máy móc, định giá giá trị tài sản đảm bảo…còn hạn chế, dẫn đến quyết định không cho vay hoặc đánh giá sai kéo theo việc cấp tín dụng gặp rủi ro. Ngoài ra, do những hạn chế kiến thức về quản trị, kế toán, thuế và việc tìm hiểu lý lịch ban quản trị trong doanh nghiệp cũng không dễ
dàng, đa số là tìm hiểu bằng phỏng vấn nên cán bộ ngân hàng gặp khó khăn trong việc đánh giá chất lượng quản trị cũng như tính chính xác trong thong tin quản trị của doanh nghiệp và tính trung thực, hợp lý các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là báo cáo tài chính và quyết toán thuế. Nguyên nhân là do quá trình đào tạo không được theo sát với thực tế trong hệ thống đào tạo của Việt Nam, ngân hàng cũng chưa quan tâm đúng mức đồng thời cán bộ ngân hàng cũng chưa tự giác tìm hiểu để mở rộng kiến thức chuyên ngành.
Thứ tư, quan điểm mở rộng cho vay đối tượng DNV&N mới được thay đổi trong 02 năm trở lại đây. Chi nhánh mới chỉ chú trọng cho vay đối với các DN lớn, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.
Thư năm, chính sách lãi suất chưa thực sự ưu đãi đối với cho vay DNV&N.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa có hiệu quả. Sau khi giải ngân cho khách hàng, công tác kiểm tra chưa thực sự được coi trọng.
Thứ bảy, Ngân hàng áp dụng và thực hiện quy trình tín dụng chưa linh hoạt dẫn đến thời gian giải quyết cho vay còn kéo dài, đặc biệt trong khâu giải ngân.
Hiện tại, quy trình tín dụng cho phép có 03 bộ phận được thực hiện giải ngân là Phòng Quản lý nợ, Phòng khách hàng, phòng giao dịch. Nhưng phần lớn hiện nay, việc kiểm tra giải ngân đều thực hiện từ phòng khách hàng/Phòng giao dịch sau đó luân chuyển sang bộ phận quản lý nợ tác nghiệp, do đó thời gian giải ngân bị kéo dài do phải luân chuyển qua ít nhất là 02 phòng.
*Nguyên nhân khách quan:
- Nguyên nhân thuộc về DNV&N
Việc liên kết giữa NH và DNV&N còn nhiều hạn chế và nguyên nhân không chỉ xuất phát từ phía NH. Tâm lí cẩn trọng của NH khi cho vay phần lớn xuất phát từ bản thân DN.
Thứ nhất, tính minh bạch về tài chính của DN chưa cao, đặc biệt trong việc sử dụng các hệ thống kế toán chuẩn, lập báo cáo tài chính chưa đạt yêu cầu. Các loại báo cáo chứng minh khả năng tài chính của DN thiếu minh bạch, không có chứng nhận của các công ty kiểm toán độc lập. Chính những điều đó gây ra rất
nhiều khó khăn cho NH trong quá trình thẩm định, nghi ngờ tình hình hoạt động kinh doanh của DN và hạn chế trong phê duyệt cho vay.
Thứ hai, khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay của Ngân hàng còn thấp, đặc biệt là vấn đề tài sản đảm bảo.
Thứ ba, DNV&N thiếu hiểu biết về các dịch vụ và thủ tục của NH. Bản thân DNV&N thường ở thế bị động, chỉ tìm đến những phương thức cho vay truyền thống của NH mà chưa chủ động tìm hiểu tính ưu việt trong các loại sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, quá trình làm việc giữa NH với DNV&N còn nhiều bất cập, do DN thiếu hiểu biết về thủ tục cho vay của NH. Mặt khác do DN thiếu kinh nghiệm nên khả năng lập phương án kinh doanh, dự án đầu tư còn yếu và thiếu tính thuyết phục, do đó dẫn đến thường xuyên phải chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, gây mất thời gian, tốn kém chi phí cho cả NH và DN.
Thứ tư, do một số DNV&N sử dụng vốn sai mục đích như đã đăng ký với ngân hàng hay không trả nợ ngân hàng khi đến hạn
Ngoài ra, Sự tồn tại của một số doanh nghiệp làm ăn phi pháp, những công ty ma lập ra chỉ để lừa thuế của Nhà nước hoặc lừa đảo chiếm dụng vốn ngân hàng đã gây lên tâm lý e ngại và ấn tượng không tốt đối với các DNVVN.
- Các nguyên nhân khác
Quản lý nhà nước về các DNVVN còn lơi lỏng, gây ra tình trạng phát triển tràn lan không kiểm soát được của các loại hình doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, đặc biệt là các DNVVN ngoài quốc doanh.
Như vậy, thực trạng cho vay DNV&N ở NH VCB Quảng còn nhiều hạn chế.
Để cải thiện vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả bản thân NH, bản thân DN và cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng có liên quan.
CHƯƠNG 3