CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA DỰ ÁN
3.3. Đánh giá, dự báo các tác động đến môi trường nước gây nên bởi rủi ro, sự cố của dự án
3.3.1. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng a. Sự cố rò rỉ nhiên liệu
Khi triển khai dự án, có thể xảy ra sự cố rò rỉ dầu từ bồn chứa, kho nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường đất và gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước ngầm khu vực. Sự cố cũng gây ô nhiễm nước mặt sông Xekaman do nước mưa
Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 71
chảy tràn mang theo dầu mỡ hoặc do bất cẩn, vỡ đường ống nạp nhiên liệu cho các phương tiện, máy móc thiết bị trong quá trình thi công.
Rò rỉ nhiên liệu thông thường có thể xảy ra nên chủ dự án cần quan tâm để kịp thời ngăn ngừa, phát hiện và xử lý, tăng cường công tác quản lý nội vi.
b. Trượt lở trong quá trình thi công xây dựng
- Trượt lở trên tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu: Trong quá trình thi công, một lượng lớn các phương tiện giao thông được huy động để vận chuyển máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu làm tăng mật độ và lưu lượng xe. Trên các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu có một số đoạn đường khoét sâu qua các mô đất, có những đoạn dốc có khả năng trượt. Do đó, rủi ro trượt lở đất làm cản trở công tác vận chuyển nguyên vật liệu cũng như gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước mặt do nước mưa chảy tràn cuốn theo đất đá xuống sông, suối.
- Trượt lở tại đê quai dẫn dòng: Đê quai phục vụ dẫn dòng thi công nếu không được thi công đúng kỹ thuật sẽ có nguy cơ trượt lở gây sụt lún, gây ảnh hưởng đến việc thi công công trình và gây ô nhiễm nguồn nước mặt do đất đá sạt lở bị cuốn vào dòng nước.
Ngoài ra, việc thi công hố móng, khai thác mỏ đá vật liệu cũng có thể gây ra trượt lở đất đá, ảnh hưởng đến thi công và gây ô nhiễm môi trường nước mặt tại khu vực trượt lở.
3.3.2. Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn vận hành a. Sự cố rạn nứt, vỡ đập
Sự cố rạn nứt, vỡ đập có thể xảy ra do việc xây dựng không đảm bảo theo thiết kế hoặc do các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão gây lũ lụt; địa động lực, địa chấn; động đất. Khi có sự cố vỡ đập xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại to lớn đến người và của trong khu vực, đặc biệt là vùng thấp phía sau hạ lưu đập, bao gồm nhà máy thủy điện XKM 4.
Trong phạm vi đề tài, việc dự báo ngập do vỡ đập vùng hạ lưu đập không thể thực hiện. Tuy nhiên, do đặc trưng dự án thủy điện XKM 4 nằm ở thượng nguồn sông Xekaman, hạ lưu đập và nhà máy thủy điện là hệ thống bậc thang thủy điện theo quy hoạch, trong đó diện tích hồ chứa nhà máy thủy điện XKM1 có diện tích rất lớn, vì vậy trong trường hợp xảy ra vỡ đập thì Chủ dự án và đơn vị vận hành cần căn cứ thời gian để kịp xả lũ hồ thủy điện XKM1, hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại do ngập lụt, lũ quét gây ra.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 72 Hình 3.3. Vị trí dự án
b. Sự cố vỡ ống cống, đường ống dẫn nước
Sự cố vỡ ống cống, vỡ đường ống dẫn nước có thể xuất phát từ sai sót trong quá trình thi công, các hoạt động địa chất tại khu vực dự án…Tùy vào vị trí xảy ra sự cố mà tác động của nó sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nếu sự cố xảy ra có thể gây ngập úng cục bộ tại vị trí vỡ đường ống, tác động xấu đến chất lượng môi trường nước khu vực. Chủ dự án và đơn vị vận hành cần kiểm tra thường xuyên, theo dõi, kịp thời phát hiện và sửa chữa để tránh những tổn thất không mong muốn,
c. Sự cố sạt lở vùng hạ lưu
Sạt lở vùng hạ lưu đập có thể xảy ra do thiếu lượng bồi đắp bùn cát lơ lửng từ dòng chảy thượng nguồn mang về. Việc thiếu lượng bùn cát trong thời gian dài có thể gây nên sạt lở bờ, tác động xấu đến chất lượng môi trường nước khu vực. Vì vậy chủ dự án và đơn vị vận hành cần chú ý hệ thống xả cát, thiết kế và vận hành đúng quy trình.
Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 73