Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước của dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án thủy điện xekaman 4 tỉnh sêkong lào (Trang 84 - 93)

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước của dự án

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước của dự án trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng

Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, các tác động đến môi trường nước tại khu vực dự án bao gồm các tác động do chất thải và tác động không liên quan đến chất thải.

Với những tác động do nước thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại, chủ dự án cần có những biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu, hạn chế các tác động này. Với những tác động gây nên bởi xói mòn và bồi lắng, chủ dự án cần lên kế hoạch cụ thể để kiểm soát. Những tác động khác như tiếng ồn, rung hay ý thức công nhân cũng cần được chủ dự án đưa ra phương án giảm thiểu, khắc phục.

4.1.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của nước thải a. Nước thải sinh hoạt

- Biện pháp thực hiện:

+ Thu gom nước thải: Với lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn chuẩn bị theo tính toán khoảng 3 m3/ngày và trong giai đoạn thi công xây dựng khoảng 42 m3/ngày thì chủ dự án cần bố trí nhà vệ sinh di động hợp vệ sinh để thu gom nước thải sinh hoạt gồm nước thải đen (nước thải toilet) và nước thải xám (ăn uống, rửa bát, tắm giặt…) dẫn về hệ thống xử lý. Chủ dự án sẽ lắp đặt 04 nhà vệ sinh di động 2 buồng. Trong đó 02 nhà vệ sinh di động đặt tại khu nhà ở và dịch vụ công cộng thuộc Cụm đầu mối và hầm phụ 1, 02 nhà vệ sinh di động đặt tại khu nhà ở và dịch vụ công cộng thuộc Cụm nhà máy và hầm phụ 2.

+ Xử lý nước thải xám: Để xử lý nước thải xám hợp vệ sinh, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải vào nguồn tiếp nhận là sông Xekaman, Chủ dự án sẽ lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt Johkasou K-HC-T (công nghệ Nhật Bản) với công suất 1 bồn trụ ngang khoảng 15 m3/ngày. Kích thước 1 bồn đề nghị theo Johkasou là L x D = 6,6 m x 2,5 m, thể tích 1 bồn tương ứng là 32 m3. Lắp đặt 4 bồn thu nước thải xám từ 4 nhà vệ sinh di động để xử lý.

Bồn xử lý nước thải sinh hoạt Johkasou K-HC-T cơ bản gồm các ngăn xử lý chính sau:

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 74

(1) Ngăn tách rắn – lỏng (solid-liquid separation tank) (2) Ngăn lọc kỵ khí (anaerobic filter bed tank)

(3) Ngăn vật liệu di động (moving bed tank)

(4) Ngăn vật liệu lọc cố định & chứa nước sau xử lý (5) Ngăn khử trùng

Hình 4.1. Bồn xử lý nước thải sinh hoạt K-HC-T (Johkasou)

Hình 4.2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải K-HC-T (Johkasou) + Xử lý nước thải đen:

Tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng theo tính toán khoảng 42 m3/ngày. Trong đó, giả sử lượng nước thải đen trung bình 20 lít/người.ngày thì với 420 công nhân tập trung trên công trường, lượng nước thải đen tương ứng là (20/1000) x 420 = 8,4 m3/ngày.

Thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy trong nước thải đen là BOD5, COD, Nito và Photpho. Chủ dự án sẽ xây dựng bể tự hoại 2 ngăn (chứa và lắng trong các ngăn riêng) với chu kỳ hút cặn là 06 tháng/lần. Quá trình xử lý sơ bộ tại bể tự hoại diễn ra đồng thời quá trình lắng và phân hủy kỵ khí trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải xám K-HC-T để xử lý triệt để các chất bẩn.

Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 75

* Kích thước bể tự hoại

Ngoài tiếp nhận nước thải đen từ các nhà vệ sinh di động, bể tự hoại còn tiếp nhận một lượng nước rỉ rác từ các ô chôn lấp hợp vệ sinh. Tổng lượng nước thải (nước thải đen + nước rỉ rác) đến bể tự hoại trong ngày mưa lớn nhất là 8,4 + 0,13 = 8,53 m3/ng.đ. Bể tự hoại sẽ được xây tại các vị trí đặt nhà vệ sinh di động tại 4 vị trí Khu nhà ở và dịch vụ công cộng. Lưu lượng nước đến của 1 bể tự hoại trong ngày là Wn = 8,53/4 = 2,13 m3/ng.đ.

Dung tích bể tự hoại được tính theo công thức:

W = Wn + Wc

Trong đó:

Wn (m3): thể tích nước thải vào bể tự hoại trong một ngày Wn = 2,13 m3/ng.đ;

Wc (m3): thể tích cặn của bể tự hoại

Wc = (a.T.(100-W1).b.c).N/((100-W2).1000)

a: lượng cặn trung bình một người thải ra trong một ngày đêm, a = 0,5 l/người.ngđ;

T: thời gian giữa 2 lần lấy cặn, T = 6 tháng = 180 ngày;

W1, W2: độ ẩm cặn tươi khi vào bể và khi lên men, W1 = 95%, W2 = 90%;

b: hệ số làm giảm thể tích cặn khi lên men, b = 0,7 (giảm 30%);

c: hệ số giữ lại một phần cặn khi hút, để giữ lại vi sinh vật, C = 1,15 (giữ lại 15%);

N: số người mà bể tự hoại phục vụ, N = 420 người.

Wc = 0,5.180.(100 – 0,95).0,7.1,15.420/((100 – 0,9).1000) = 30,4 m3. W = Wn + Wc = 2,13 + 30,4 = 32,5 m3.

Chọn độ sâu bể tự hoại là 1,5 m (chiều cao mực nước 1,2 m) thì diện tích 1 bể tự hoại là 27 m2. Chọn chiều dài bể tự hoại là 9 m thì chiều ngang bể tự hoại là 27/9 = 3 m.

- Hiệu quả thực hiện: Biện pháp thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt hợp vệ sinh với công nghệ tiên tiến đảm bảo nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sau xử lý đạt yêu cầu xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B. Qua đó hạn chế ô nhiễm môi trường nước bởi nước thải sinh hoạt của công nhân do phóng uế bừa bãi ra môi trường.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 76

- Tính khả thi: Rất cao.

Hình 4.3. Vị trí đặt hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt b. Nước mưa chảy tràn, nước thải xây dựng

- Biện pháp thực hiện:

Lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực dự án có tổng diện tích khoảng 204,61 km2 theo tính toán là 5,41 m3/s. Chủ dự án cần xây dựng hệ thống ống cống, mương rãnh thoát nước thích hợp tại khu vực thi công.

+ Đối với việc thoát nước hố móng: xây dựng hệ thống rãnh thu nước về các giếng thu rồi dùng bơm nước thoát lên bờ, chảy vào hệ thống thoát nước mặt bằng của công trường.

+ Đối với nước thải xây dựng: trước khi thải ra ngoài phải thải qua hố thu lắng đọng bùn đất có chống thấm để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm khu vực, phế thải phải nạo vét và thu gom, chuyển đến nơi quy định.

- Hiệu quả áp dụng: Hệ thống thoát nước mưa, nước thải xây dựng được thiết kế và thi công đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sẽ giúp nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng được thu gom và xử lý sơ bộ, hạn chế ô nhiễm môi trường nước tại khu vực dự án.

- Tính khả thi: Rất cao.

Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 77

4.1.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của chất thải rắn, chất thải nguy hại

a. Chất thải rắn từ quá trình phát quang mặt bằng - Biện pháp thực hiện:

Lượng sinh khối phát sinh ước khoảng 58.159 m3 cây gỗ và 4.000 tấn tre nứa và một lượng chất thải xây dựng, vật dụng kiến trúc. Chủ dự án cần thu gom triệt để các loại phế thải trong quá trình phát quang giải phóng mặt bằng:

+ Đối với cây xanh Chủ dự án phối hợp với lực lượng kiểm lâm thu hồi và xử lý đúng quy định của pháp luật Lào, phần nhỏ được tận dụng làm cọc tiêu, thanh chống, xà gồ, chất đốt…

+ Phần còn lại cùng với phế thải do phá dỡ, tháo dỡ nhà cửa, vật dụng kiến trúc Chủ dự án hợp đồng với đơn vị thu gom và xử lý chất thải rắn tại địa phương để đổ bỏ đúng quy định, không lưu giữ phế thải tại khu vực.

- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng đầy đủ các biện pháp trên giúp đảm bảo môi trường sạch sẽ, thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường, giảm tác động lên môi trường nước.

- Tính khả thi: Rất cao.

b. Chất thải rắn sinh hoạt - Biện pháp thực hiện:

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn chuẩn bị theo tính toán là 0,62 tấn/tháng, trong giai đoạn thi công xây dựng là 4,37 tấn/tháng. Chủ dự án cần bố trí các thùng rác thu gom chất thải sinh hoạt để hạn chế tác động của chất thải rắn sinh hoạt đến môi trường nước.

+ Số lượng, vị trí: 08 thùng rác có kích thước 660 L. Trong đó 04 thùng đặt tại khu nhà ở và dịch vụ công cộng thuộc Cụm đầu mối và hầm phụ 1, 04 nhà vệ sinh di động đặt tại khu nhà ở và dịch vụ công cộng thuộc Cụm nhà máy và hầm phụ 2.

+ Biện pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

Vì khu vực dự án cách xa khu vực trung tâm Dak Chung – phía Tây Nam tỉnh Sekong nên Chủ dự án đề xuất biện pháp Hợp đồng thuê xe chuyên dụng thu gom rác thải và chôn lấp hợp vệ sinh tại khu vực dự án. Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rửa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amôn và một số khí

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 78

như CO2, CH4…Như vậy, về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn vừa là phương pháp tiêu huỷ sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.

* Kích thước ô chôn lấp hợp vệ sinh:

Khi vận hành ô chôn lấp hợp vệ sinh, Chủ dự án sử dụng máy đầm nén bánh thép, có tỷ trọng rác sau khi đầm nén là 710-950 kg/m3. Chọn tỷ trọng của rác sau khi đầm nén bánh thép là 950 kg/m3. Với khối lượng chất thải rắn sinh hoạt theo tính toán là 4,37 tấn/tháng = 209,76 tấn/4 năm (tổng thời gian chuẩn bị và thi công xây dựng), thể tích tương ứng là 209,76/0,95 = 220,80 m3.

Chọn 2 ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt với thời gian vận hành mỗi ô là 2 năm, thể tích một ô chôn lấp là 110,40 m3. Lượng đất phủ bề mặt lấy bằng 20%

lượng rác trong mỗi ô (mục 5.2.1.9/TCXDVN 261:2001), thể tích đất phủ tại mỗi ô chôn lấp theo tính toán là 20% x 110,40 = 22,08 m3. Như vậy, tổng thể tích 1 ô chôn lấp là 110,40 + 22,08 = 132,48 m3. Chọn chiều cao ô chôn lấp là H

= 2 m, diện tích 1 ô chôn lấp tương ứng là F = 132,48/2 = 66,24 m2. Chọn chiều dài ô chôn lấp là 15 m, chiều rộng ô chôn lấp là 5 m (tỷ lệ chiều dài:chiều rộng = 3) thì diện tích ô chôn lấp thực tế là Ftt = 15 x 5 = 75 m2.

Thiết kế ô chôn lấp tuân thủ theo TCXDVN 261:2001 - Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam – Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế.

* Thiết kế các công trình trong ô chôn lấp hợp vệ sinh Lưu lượng nước rỉ rác được tính theo công thức [9]:

Q = M.(W1 – W2) + [P.10-3.(1 - R) – E.10-3].A (m3/ngđ) Trong đó:

Q (m3/ngđ): lượng nước rò rỉ sinh ra trong bãi rác M (m3/ngđ): khối lượng rác trung bình ngày

M = 168 (kg/ngày) / 950 (kg/m3) = 0,18 m3/ngày.

W1 (%): độ ẩm của rác trước khi nén, theo kinh nghiệm W1 = 60%;

W2 (%): độ ẩm của rác sau khi nén, theo kinh nghiệm W2 = 30%;

P (mm/ngày): lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất năm 2016; P = 235,4/31 = 7,59 mm/ngày (31 ngày/tháng) (Bảng 2.4);

R: hệ số thoát nước bề mặt, R = 0,2 (Bảng 7.6 [9]);

E: lượng nước bốc hơi, E = 5 mm/ngày [9];

A: diện tích ô chôn lấp, A = 75 m2.

Vậy lưu lượng nước rỉ rác tạo thành vào ngày mưa lớn nhất trong năm:

Q = 0,18.(0,6 – 0,3) + [7,59.10-3.(1 – 0,2) – 5.10-3].75 = 0,13 m3/ng.đ.

Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 79

- Lượng nước rỉ rác được đưa về các bể tự hoại để xử lý sơ bộ trước khi thải ra môi trường xung quanh. Để đảm bảo nước rỉ rác có thể tự chảy được tới các hố thu nước rỉ rác tập trung thì các ô chôn lấp cần phải có độ dốc hợp lý.

Chọn độ dốc ngang và độ dốc dọc ô là 1%, riêng khu vực gần ống chính có độ dốc 3%. Đường kính ống nhánh là 150 mm và đường kính ống tập trung là 200 mm. Ống thu nước rỉ rác là ống nhựa, có độ bền hóa học và cơ học đảm bảo trong suốt thời gian vận hành bãi. Tại vị trí giao nhau giữa ống chính và ống nhánh, giữa ống chính với đường ống dẫn nước rỉ rác về bể tự hoại, ta xây dựng các hố ga để phòng tránh sự tắc nghẽn ống. Hố ga được xây dựng bằng bê tông, kích thước 0,5 x 0,5 x 1 m.

- Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi, mực nước ngầm tại khu vực dự án dao động từ 1 – 5 m tùy khu vực. Vì vậy Chủ dự án chọn công nghệ chôn lấp nửa chìm nửa nổi, với chiều sâu chôn rác nằm dưới mặt đất là 0,5 m, chiều cao thành ô phải đắp là 2 – 0,5 = 1,5 m. Độ dốc mái đê bao ô chôn lấp chọn m = 1:4, mặt đê rộng 1 m.

Hình 4.4. Thiết kế ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh tại khu vực dự án - Để hạn chế sự gây ô nhiễm của nước rỉ rác tới chất lượng nước ngầm, nước mặt trong và ngoài khu vực ô chôn lấp, thành và đáy ô phải được chống thấm và có hệ thống thu gom nước rỉ rác. Hệ thống chống thấm thành và đáy ô chôn lấp được thiết kế gồm 4 - 5 lớp như Hình 4.4.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 80

* Vị trí ô chôn lấp hợp vệ sinh:

Vị trí ô chôn lấp hợp vệ sinh được chọn thuộc phạm vi xây dựng Cụm đầu mối Đập và Cụm nhà máy, cách xa sông Xekaman và không gây ảnh hưởng đến mực nước ngầm tại khu vực, không bố trí gần Khu nhà ở và dịch vụ công cộng của công nhân. Qua khảo sát, Chủ dự án bố trí 2 ô chôn lấp thuộc 2 bãi thải thuộc Cụm đầu mối Đập và Cụm nhà máy như Hình 4.3. Chất thải rắn sinh hoạt được xe thu gom và vận chuyển về chôn lấp, sau đó được đầm nén và phủ đất, đảm bảo hợp vệ sinh.

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1% 1%

1% 1%

1%

1% 1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

1%

R

R R

Hình 4.5. Các giai đoạn chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

Hình 4.6. Vị trí ô chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hợp vệ sinh

Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 81

- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng đầy đủ các biện pháp nêu trên sẽ giúp môi trường nước tránh bị ô nhiễm bởi chất thải rắn sinh hoạt của công nhân.

- Tính khả thi: Rất cao.

c. Chất thải rắn rơi vãi trong quá trình vận chuyển - Biện pháp thực hiện:

+ Dùng bạt che chắn các phương tiện vận chuyển, hạn chế đất đá, vật liệu rơi vãi trong quá trình thi công.

+ Tổ chức quét dọn nếu có rơi vãi.

- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng biện pháp trên sẽ giúp môi trường nước tránh bị ô nhiễm bởi nước mưa cuốn theo chất thải rắn rơi vãi trong quá trình vận chuyển.

- Tính khả thi: Rất cao.

d. Chất thải nguy hại - Biện pháp thực hiện:

Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ giẻ lau chùi, thấm hút dầu mỡ, chủ dự án sẽ trang bị các thiết bị chứa đựng phù hợp ở khu vực dự án:

+ Số lượng, vị trí: bố trí 04 khu chứa chất thải nguy hại tại 4 vị trí khu nhà ở và dịch vụ công cộng thuộc Cụm đầu mối, hầm phụ 1, Cụm nhà máy và hầm phụ 2. Tại mỗi vị trí đặt 02 thùng phuy loại 220 L có nắp đậy để thu gom chất thải nguy hại.

+ Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định.

+ Thời gian thu gom: 03 tháng/lần.

Đối với chất thải nguy hại như nhiên liệu, dầu mỡ rò rỉ từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công: Chủ dự án và nhà thầu thi công cần kiểm tra độ an toàn của phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công, không để xảy ra tình trạng rò rỉ nhiên liệu ra môi trường gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt và môi trường đất.

- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng đầy đủ các biện pháp trên sẽ hạn chế tác động đến môi trường nước do nước mưa cuốn theo chất thải nguy hại hoặc do chất thải nguy hại vương vãi thấm vào đất, gián tiếp ô nhiễm nước ngầm khu vực.

- Tính khả thi: Rất cao.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 82

4.1.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu do xói mòn và bồi lắng - Biện pháp thực hiện:

Hoạt động kiểm soát xói mòn và bồi lắng nên được thực hiện trước khi bước vào giai đoạn thi công xây dựng. Các kế hoạch kiểm soát xói mòn và bồi lắng sẽ bao gồm các kế hoạch hiện trường cụ thể cho mỗi điểm xây dựng:

+ Hoạt động giải phóng mặt bằng nên được thực hiện nhằm đảm bảo phần lớn diện tích mặt đất gốc được duy trì trong điều kiện hiện tại.

+ Đất và chất thải không thể tận dụng trong quá trình thi công sẽ được lưu giữ tại bãi thải và tiến hành đổ bỏ theo quy định. Vị trí bãi trữ, bãi thải đất đá phải được lựa chọn phù hợp, không được đặt tại các khu vực có khả năng bị ngập lụt hoặc gần các nguồn nước mặt tự nhiên. Thiết kế bãi thải, bãi trữ phải được xây dựng với dốc thoải và thoát nước tự do, có đê bao ngăn và có hệ thống thoát nước phù hợp.

+ Kiểm soát bồi lắng sẽ được thực hiện dưới dạng các bể trầm tích, các hàng rào bể trầm tích hoặc tương tự tại những nơi thích hợp.

- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện các biện pháp trên sẽ góp phần làm giảm tác động do xói mòn và bồi lắng đến môi trường nước khu vực.

- Tính khả thi: Rất cao.

4.1.1.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do ý thức công nhân - Biện pháp thực hiện:

+ Phổ biến quán triệt nội quy vệ sinh lao động, không cho phép công nhân phóng uế bừa bãi.

+ Có các biện pháp giáo dục ý thức để công nhân không đánh bắt cá bằng thuốc nổ hay kích điện sẽ gây hủy diệt môi trường sống của các loài động thực vật trong môi trường nước.

- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng các biện pháp trên sẽ giảm thiểu tác động đến môi trường nước do ý thức của công nhân.

- Tính khả thi: Tương đối cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án thủy điện xekaman 4 tỉnh sêkong lào (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)