Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án thủy điện xekaman 4 tỉnh sêkong lào (Trang 93 - 97)

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN

4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường nước của dự án

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường nước trong giai đoạn vận hành

4.1.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của nước thải

- Biện pháp thực hiện: Nước thải trong giai đoạn vận hành chủ yếu là nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Lượng nước thải theo tính toán không

Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 83

lớn, khoảng 3 m3/ngày, chủ dự án cần xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại tại khu Nhà quản lý vận hành Đập và Nhà quản lý Thủy điện để lưu giữ nước thải, xử lý sơ bộ trong bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống thoát nước thải khu vực.

- Hiệu quả thực hiện: Giúp giữ vệ sinh chung, đảm bảo môi trường nước không bị ô nhiễm bởi nước thải.

- Tính khả thi: Rất cao.

4.1.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của chất thải rắn, chất thải nguy hại

a. Chất thải rắn sinh hoạt - Biện pháp thực hiện:

Lượng chất thải rắn sinh hoạt trong giai đoạn vận hành không lớn, theo tính toán khoảng 0,62 tấn/tháng. Chủ dự án và đơn vị vận hành cần bố trí các thùng chứa rác thải để thu gom chất thải rắn sinh hoạt, giảm tác động đến môi trường nước do nước mưa cuốn theo chất thải.

+ Số lượng, vị trí: 01 thùng dung tích 60 lít đặt tại Nhà quản lý Đập và 02 thùng dung tích 60 lít đặt tại Nhà máy thủy điện.

+ Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định.

+ Thời gian thu gom: 01 tuần/lần.

- Hiệu quả thực hiện: Việc tập kết rác sinh hoạt đúng nơi quy định và thu gom rác định kỳ sẽ giúp môi trường sạch sẽ, hạn chế tác động lên môi trường nước khu vực.

- Tính khả thi: Rất cao.

b. Chất thải nguy hại - Biện pháp thực hiện:

Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ giẻ lau chùi, thấm hút dầu mỡ do hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, chủ dự án và đơn vị vận hành sẽ đặt các thiết bị chứa đựng phù hợp ở khu vực dự án:

+ Số lượng, vị trí: bố trí 02 khu chứa chất thải nguy hại tại 2 vị trí Nhà quản lý Đập và Nhà máy thủy điện. Tại mỗi vị trí đặt 02 thùng phuy loại 220 L có nhãn ghi loại, mã chất thải nguy hại và nắp đậy để thu gom chất thải nguy hại.

+ Hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định.

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 84

+ Thời gian thu gom: 06 tháng/lần.

- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng các biện pháp trên sẽ giảm tác động của chất thải nguy hại đến môi trường nước do nước mưa cuốn trôi các chất bẩn.

- Tính khả thi: Rất cao.

4.1.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của bồi lắng lòng hồ, sạt lở bờ hồ và bờ sông ở hạ lưu

- Biện pháp thực hiện: Công tác vận hành tích xả nước tất yếu dẫn đến bồi lắng lòng hồ và sạt lở bờ hồ. Để giảm thiểu các tác động này, cần phải:

+ Phối hợp với chính quyền địa phương quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt bảo vệ và phát triển các thực vật rừng bán ngập nước khu vực ven bờ (đặc biệt là các khu dân cư), các loại cây có khả năng giữ đất tốt như Luồng…

+ Thường xuyên giám sát sạt lở bờ hồ các khu dân cư, khu tái định cư – định canh, các tuyến đường liên thôn, liên xã để có biện pháp xử lý tại chỗ như gia cố bờ, trồng cây, di chuyển dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

+ Thường xuyên quan trắc lượng bùn cát đáy và đề xuất biện pháp kỹ thuật như nạo vét lòng hồ;

- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện đầy đủ các biện pháp trên sẽ góp phần tăng độ che phủ của rừng, đồng thời chống sạt lở khu vực bờ hồ, tăng tuổi thọ công trình, giảm thiểu tác động đến môi trường nước khu vực do bồi lắng lòng hồ, sạt lở bờ hồ và bờ sông ở hạ lưu. Tuy nhiên, các biện pháp giảm thiểu này cần có sự hợp tác giữa người dân địa phương với Ban Quản lý Thủy điện XKM4 để thực hiện.

- Tính khả thi: Tương đối cao.

4.1.2.4. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do thay đổi hệ sinh thái lòng hồ

- Biện pháp thực hiện: Thời gian đầu tích nước lòng hồ, để hạn chế việc chất lượng nước bị ảnh hưởng do xác động, thực vật phân hủy trong hồ thì trước khi tích nước, chủ dự án cần:

+ Thu dọn toàn bộ sinh khối lòng hồ, rác thải từ công trình và chất thải rắn sinh hoạt của công nhân ra khỏi lòng hồ.

+ Tất cả dân cư sau khi di chuyển ra khỏi khu vực giải phóng mặt bằng phải tiến hành thu dọn vệ sinh. Nội dung thu dọn bao gồm: tận thu các loại vật liệu, kiến trúc; vụn rác thải thành đống rồi thu gom, rắc vôi khử trùng các khu vực chuồng trại, nhà vệ sinh lấp kín bằng đất sạch.

Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 85

+ Hợp đồng thu gom chất thải sinh hoạt từ các hộ dân trong lòng hồ, đặc biệt là chất thải từ nhà vệ sinh, bể tự hoại.

+ Nghiêm cấm mọi hành vi vứt rác xuống lòng hồ và khu vực lân cận.

+ Kiểm tra chất lượng nước sau thời gian đầu tích nước, có biện pháp can thiệp kịp thời khi xảy ra tình trạng phú dưỡng hóa hoặc phân hủy yếm khí.

- Hiệu quả thực hiện: Đảm bảo thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp hạn chế tối đa việc làm giảm chất lượng nước trong thời gian đầu tích nước cũng như về lâu dài.

- Tính khả thi: Rất cao.

4.1.2.5. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động đến dòng chảy và các mục đích sử dụng nước trên sông Xekaman

- Biện pháp thực hiện: Khi tích nước và vận hành hồ chứa sẽ làm cho chế độ thủy văn bị thay đổi. Lượng nước chảy xuống phía hạ lưu công trình sẽ bị thay đổi làm ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của các đối tượng dùng nước ven sông Xekaman và các công trình ở hạ lưu.

Theo QCVN 04 – 05 : 2012/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Công trình thủy lợi – Các quy định chủ yếu về thiết kế (Mục 4.4) thì lượng nước tối thiểu phải trả về hạ lưu trong mùa khô tương ứng với lưu lượng trung bình mùa kiệt tần suất 90% (Q90%). Tuy nhiên vì thiên về an toàn cho hệ sinh thái, nên sử dụng lưu lượng theo tần suất 90% tính toán theo chuẩn dòng chảy năm.

Do đó chọn 2,32 m3/s là dòng chảy duy trì.

Bảng 4.1. Đường duy trì lưu lượng dòng chảy ngày tuyến đập Xekaman 4

TT P (%) Q (m3/s) TT P (%) Q (m3/s)

1 0,5 59,5 13 50 5,78

2 1 49,2 14 55 5,07

3 3 34,1 15 60 4,49

4 5 28,4 16 65 4,01

5 10 21,6 17 70 3,62

6 15 17,9 18 75 3,31

7 20 15,0 19 80 2,94

8 25 12,7 20 85 2,63

9 30 10,9 21 90 2,32

10 35 9,27 22 95 1,95

11 40 7,83 23 97 1,71

12 45 6,64 24 99 1,35

25 99.5 1,13

(Nguồn: Tập 1 - Thuyết minh chung – Báo cáo nghiên cứu khả thi Công trình thủy điện Xekaman 4)

Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 86

- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện biện pháp trên sẽ giúp giảm thiểu tác động của thay đổi chế độ thủy văn dòng chảy đến nhu cầu sử dụng nước ở hạ lưu.

- Tính khả thi: Tương đối cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án thủy điện xekaman 4 tỉnh sêkong lào (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)