CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
4.3. Chương trình quản lý và giám sát môi trường nước
Phụ lục 4.2 thể hiện chương trình quản lý môi trường nước của dự án.
4.3.2. Chương trình giám sát môi trường nước
Chương trình giám sát môi trường nước nhằm xác định lại mức độ chính xác của dự báo, cho phép kịp thời phát hiện các biến động môi trường và đề xuất các biện pháp khắc phục những yếu tố gây tác hại đối với con người và môi trường trong phạm vi chịu ảnh hưởng của dự án.
4.3.2.1. Giám sát trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng a. Giám sát nước thải
- Mục tiêu: Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, tiến hành giám sát nước thải từ hoạt động trộn bê tông, rửa thiết bị thi công và hoạt động sinh hoạt của công nhân để kịp thời phát hiện và khắc phục.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 08 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 05 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm đầu mối , 03 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm nhà máy. Cụ thể:
Phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm đầu mối:
+ Vị trí giám sát nước thải sinh hoạt: 2 vị trí (NT1, NT2);
+ Vị trí giám sát nước thải từ hoạt động trộn bê tông, rửa thiết bị thi công: 3 vị trí (NT3, NT4, NT5);
Phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm nhà máy:
+ Vị trí giám sát nước thải sinh hoạt: 2 vị trí (NT6, NT8);
+ Vị trí giám sát nước thải từ hoạt động trộn bê tông, rửa thiết bị thi công: 1 vị trí (NT7);
Tọa độ các vị trí giám sát nước thải trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng thể hiện trong Phụ lục 2.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
- Thông số giám sát:
+ Nước thải rửa thiết bị thi công: TSS, Dầu mỡ.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 90
+ Nước thải sinh hoạt: pH, BOD5, TSS, NO3-, NH4+, PO43-, Dầu mỡ, Tổng Coliform.
- Số lượng mẫu: 04 mẫu/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT (cột B, hệ số k = 0,9) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp và QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Tiêu chuẩn Lào: Bảng 14 (Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp) và Bảng 14.3, cột A (Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt), Tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào.
b. Giám sát chất thải rắn
- Mục tiêu: Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, tiến hành giám sát chất thải rắn từ quá trình vận chuyển, xây dựng, vệ sinh thiết bị thi công và hoạt động sinh hoạt của công nhân để kịp thời phát hiện và khắc phục.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 22 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 14 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm đầu mối, 08 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm nhà máy. Tọa độ các vị trí giám sát chất thải rắn trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng thể hiện trong Phụ lục 2.
- Thông số giám sát:
+ Tổng khối lượng chất thải rắn;
+ Việc thu gom xử lý chất thải rắn.
- Tần suất giám sát: 01 tháng/lần và định kỳ 01 tháng/lần báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
c. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt
- Mục tiêu: Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, tiến hành giám sát chất lượng môi trường nước mặt trên các suối khu vực dự án để kịp thời phát hiện và khắc phục.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 07 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 05 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm đầu mối, 02 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm nhà máy. Tọa độ các vị trí giám sát chất lượng môi trường nước mặt trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng thể hiện trong Phụ lục 2.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 91
- Thông số giám sát: pH, COD, DO, BOD5, TSS, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Fe, Pb, Dầu mỡ, E.Coli, Coliform.
- Số lượng mẫu: 02 mẫu/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Tiêu chuẩn Lào: Bảng 10 (Tiêu chuẩn nước mặt, loại 3: phù hợp cho nông nghiệp, chăn nuôi, thâm canh), Tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào.
d. Giám sát chất lượng môi trường nước dưới đất
- Mục tiêu: Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng, tiến hành giám sát chất lượng môi trường nước dưới đất tại khu vực dự án để kịp thời phát hiện và khắc phục.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 07 vị trí giám sát trên khu vực dự án, trong đó 05 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm đầu mối, 02 vị trí thuộc phạm vi xây dựng công trình và phụ trợ cụm nhà máy. Tọa độ các vị trí giám sát chất lượng môi trường nước dưới đất trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng thể hiện trong Phụ lục 2.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
- Thông số giám sát: pH, SO42-, Fe, Mn.
- Số lượng mẫu: 02 mẫu/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.
Tiêu chuẩn Lào: Bảng 11.1 (Tiêu chuẩn nước ngầm), Tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào.
4.3.2.2. Giám sát trong giai đoạn vận hành a. Giám sát chất lượng môi trường nước mặt
- Mục tiêu: Trong giai đoạn vận hành, tiến hành giám sát chất lượng môi trường nước mặt sông Xekaman để kịp thời phát hiện các vấn đề môi trường và khắc phục.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 04 vị trí giám sát, trong đó 02 vị trí thuộc Cụm đầu mối và 02 vị trí thuộc Cụm nhà máy. Tọa độ các vị trí giám sát chất lượng nước mặt trong giai đoạn vận hành thể hiện trong Phụ lục 2.
- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần và báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 92
- Thông số giám sát: pH, COD, DO, BOD5, TSS, NH4+, NO3-, NO2-, PO43-, Fe, Pb, Dầu mỡ, E.Coli, Coliform.
- Số lượng mẫu: 01 mẫu/lần.
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
Tiêu chuẩn Lào: Bảng 10 (Tiêu chuẩn nước mặt, loại 3: phù hợp cho nông nghiệp, chăn nuôi, thâm canh), Tiêu chuẩn môi trường quốc gia Lào.
b. Giám sát thủy văn
- Mục tiêu: tiến hành giám sát thủy văn như một phần trong quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, việc theo dõi mực nước, lưu lượng tràn qua cống sẽ giúp theo dõi tình trạng vận hành của hồ thủy điện và kịp thời có biện pháp khắc phục khi có sự cố.
- Địa điểm đặt vị trí giám sát: 01 vị trí giám sát tại hồ chứa nước XKM 4.
Tọa độ vị trí giám sát thủy văn trong giai đoạn vận hành thể hiện trong Phụ lục 2.
- Tần suất và thông số giám sát:
+ Mực nước
(1) Trong mùa kiệt: khi mực nước hồ nhỏ hơn mực nước dâng bình thường, hàng ngày quan trắc 1 lần vào lúc 7h00 và khi mực nước hồ từ mực nước dâng bình thường trở lên, hàng ngày quan trắc 5 lần (7h00, 10h00, 13h00, 16h00, 19h00);
(2) Trong mùa lũ: khi mực nước hồ dưới mực nước dâng bình thường, hàng ngày, quan trắc 3 lần (7h00, 15h00, 19h00). Khi thấy hồ xuất hiện lũ, quan trắc mực nước theo chế độ cứ 1 giờ đọc 1 lần. Khi mực nước hồ trên mực nước dâng bình thường, quan trắc mực nước hồ theo quy định phòng chống lụt bão, tối thiểu mỗi giờ quan trắc một lần. Quan trắc mực nước và sau khi mở, đóng cửa cống, cửa tràn.
+ Lưu lượng qua tràn, cống
Đo độ mở cửa van cống bằng các thước đo được gắn trên công trình, hoặc các thiết bị đo tự động. Đối với tràn tự do, đo mực nước trước tràn, xác định cột nước trên tràn. Xác định lưu lượng dựa vào biểu đồ quan hệ giữa lưu lượng, mực nước hồ và độ mở cửa van hoặc xác định qua phần mềm tính toán.
- Tiêu chuẩn áp dụng: Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8414:2010 “Công trình thủy lợi – Quy trình quản lý vận hành, khai thác và kiểm tra hồ chứa nước”.
Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 93
c. Giám sát sự cố thấm nước
- Mục tiêu: Tiến hành quan trắc lưu lượng thấm bằng cách bố trí thiết bị quan trắc lưu lượng tại cửa ra của các rãnh thu nước thấm. Khi mực nước hồ cao, phải quan trắc thấm mỗi ngày một lần về lưu lượng, độ đục.
- Phương pháp: Tại những vị trí có thẩm lậu rò rỉ hoặc chảy thành vòi trên mặt bê tông trong lòng cống, trên dốc tràn…thì phải đánh dấu vòng quanh những chỗ thẩm lậu, ghi cao trình và sơ họa vị trí chỗ thẩm lậu. Mỗi tháng phải đo lưu lượng thấm 02 lần và ghi các hiện tượng có liên quan như màu sắc của nước thấm, mực nước thượng hạ lưu…
d. Giám sát sạt lở bờ hồ, lún trượt đập
- Mục tiêu: Để tránh những sự cố sạt lở hồ; lún, trượt đập thì hàng năm, trước và sau mùa lũ phải tiến hành quan trắc hiện tượng sạt lở bờ hồ, ở hạ lưu cống, tràn xả lũ. Đồng thời sau mỗi lần mưa lớn phải quan trắc các hiện tượng nêu trên.
- Phương pháp: Đối với quan trắc lún dùng phương pháp quan trắc lún mặt (cho các mốc mặt) bằng phương pháp trắc đạc, và phương pháp quan trắc lún sâu (cho các mốc sâu).
e. Giám sát sự cố bồi lắng lòng hồ
- Mục tiêu: theo dõi sự bồi lắng trong lòng hồ để có phương án nạo vét khi hồ bị bồi lắng sau khoảng thời gian sử dụng.
- Phương pháp: Mỗi năm phải quan trắc sự bồi lắng lòng hồ 1 lần tại một số mặt cắt nhất định: hai đầu hồ cách bờ 1 m và lòng hồ để kiểm soát sự bồi lắng lòng hồ.
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ