CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án
a. Đối với sự cố rò rỉ nhiên liệu - Biện pháp thực hiện:
+ Khu vực kho chứa nhiên liệu phải có đê bao quanh tránh tràn nhiên liệu khi có sự cố;
+ Liên tục theo dõi, kiểm tra và phòng ngừa sự rò rỉ nhiên liệu trong quá trình bơm, hút bằng cách trang bị các thiết bị thu gom rò rỉ tại chỗ;
+ Giám sát, kiểm tra nghiêm ngặt các hệ thống kỹ thuật trong kho chứa, phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, quá trình thi công và lập phương án ứng cứu khi xảy ra sự cố.
- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp hạn chế sự cố rò rỉ nhiên liệu tác động đến môi trường nước khu vực.
- Tính khả thi: Rất cao.
b. Đối với sự cố trượt lở trong quá trình thi công xây dựng - Biện pháp thực hiện:
+ Rà soát trên toàn bộ tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu để xác định các đoạn đường có khả năng xảy ra sự cố trượt lở và đưa ra biện pháp công trình phù hợp để giảm thiểu rủi ro;
+ Thường xuyên kiểm tra các đoạn đường có khả năng gây ra trượt lở, đặc biệt là vào mùa mưa để kịp thời tu sửa, bảo dưỡng;
+ Khi xây dựng đê quai, cần thiết phải thi công theo đúng thiết kế kỹ thuật để tránh xảy ra sự cố sạt lở;
+ Thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật khi thi công hố móng và khai thác mỏ vật liệu.
+ Đối với đê quây thi công: trong trường hợp gặp các trận lũ lớn hơn tần suất thiết kế 5% có biện pháp để tránh vỡ đập là dẫn dòng toàn bộ lưu lượng qua cống dẫn dòng, kịp thời thông báo cho công nhân thi công và di chuyển máy móc trên công trường ra khỏi khu vực nguy hiểm. Thông báo cho chính quyền
Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 87
địa phương di chuyển người dân ở hạ du ra khỏi khu vực có khả năng ngập lụt để tránh thiệt hại về tài sản và con người;
- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện đầy đủ các biện pháp trên sẽ giúp hạn chế các sự cố do trượt lở thi công tác động đến môi trường nước khu vực.
- Tính khả thi: Rất cao.
4.2.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành
a. Đối với sự cố rạn nứt, vỡ đập, xả lũ bất thường
- Biện pháp thực hiện: sự cố rạn nứt, vỡ đập có thể xảy ra do việc xây dựng không đảm bảo theo thiết kế hoặc do các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa, bão, lũ lụt. Để tránh không gây sự cố, chủ dự án cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
+ Thường xuyên giám sát về chế độ thủy văn khu vực nhằm đưa ra các dự báo lũ, đồng thời thông báo kịp thời cho các Ban Quản lý hồ thủy điện phía hạ lưu như XKM 1, Xanxay hoặc XKM 2, 2A, (sẽ xây dựng và hoàn thành trong tương lai) để có phương án ứng phó kịp thời;
+ Thường xuyên kiểm tra tại vị trí công trình đầu mối Đập. Tổ chức kiểm định Đập định kỳ, đánh giá tình hình xói lở ở chân Đập và có biện pháp khắc phục khi công trình gặp các sự cố an toàn;
+ Xây dựng các kịch bản ứng phó với sự cố vỡ đập. Khi dự án hoàn thành và đưa vào vận hành, đơn vị quản lý vận hành phải xây dựng kịch bản ứng phó với sự cố vỡ đập trong vòng 03 tháng đầu tiên đưa vào vận hành.
+ Thường xuyên giám sát sự cố thấm nước hồ bằng cách:
* Bố trí thiết bị quan trắc lưu lượng tại cửa ra của các rãnh thu nước thấm. Khi mực nước hồ cao, phải quan trắc thấm mỗi ngày một lần về lưu lượng, độ đục;
* Tại những vị trí có thẩm lậu rò rỉ hoặc chảy thành vòi trên mặt bê tông trong lòng cống, trên dốc tràn…thì phải đánh dấu vòng quanh những chỗ thẩm lậu, ghi cao trình và sơ họa vị trí chỗ thẩm lậu. Mỗi tháng phải đo lưu lượng thấm 02 lần, và ghi các hiện tượng có liên quan như màu sắc của nước thấm, mực nước thượng hạ du…
+ Quan trắc vết nứt, khe nối:
* Quan trắc vết nứt: Khi phát hiện công trình xuất hiện vết nứt, phải quan trắc, lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của vết nứt về chiều rộng, chiều dài và độ sâu. Đối với các bộ phận xây đúc thì dùng sơn đánh dấu, làm tiêu điểm để theo dõi sự phát triển của vết nứt theo thời gian hoặc lắp đặt thiết bị đo;
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 88
* Quan trắc khớp nối: Phải thường xuyên theo dõi sự chuyển vị của khớp nối như lún không đều, rò rỉ hay xì nước…Lắp đặt các thiết bị quan trắc chuyên dùng như thiết bị đo biến dạng kiểu dây rung hoặc làm các dấu quan trắc bằng kim loại đặt ở hai bên khớp nối để đo độ chuyển vị;
+ Thường xuyên phổ biến cho nhân dân các quy định về an toàn cần thực hiện, tổ chức thông báo và sơ tán kịp thời trong trường hợp phải xả lũ lớn. Kiểm tra thường xuyên các công trình có liên quan đến việc xả tràn như hệ thống đóng mở tràn.
+ Chủ đầu tư sẽ tiến hành nghiên cứu xem xét để xây dựng bản đồ ngập lụt cho khu vực trong trường hợp xảy ra sự cố vỡ đập.
+ Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa các dự án thủy điện trên sông Xekaman.
- Hiệu quả thực hiện: Áp dụng đầy đủ các biện pháp trên sẽ giúp hạn chế các sự cố rạn nứt, vỡ đập; hạn chế những ảnh hưởng do xả lũ bất thường ảnh hưởng tới người dân vùng hạ lưu.
- Tính khả thi: Rất cao.
b. Đối với sự cố vỡ ống cống, đường ống dẫn nước - Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát áp suất đường ống, các thiết bị được xây dựng trên các tuyến dẫn nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống thiết bị;
+ Cung cấp số điện thoại Ban Quản lý cho người dân khu vực nhằm thông báo kịp thời các sự cố đến Ban Quản lý nhằm khắc phục sự cố, đảm bảo sản xuất của người dân;
+ Xây dựng, tập huấn các tình huống vỡ đường ống cho cán bộ công nhân vận hành dự án nhằm giảm thiểu tác động của sự cố đến quá trình vận hành của hệ thống.
- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện đầy đủ các biện pháp trên sẽ giúp hạn chế sự cố vỡ ống dẫn nước.
- Tính khả thi: Tương đối cao.
c. Đối với sự cố sạt lở vùng hạ lưu - Biện pháp thực hiện:
+ Thường xuyên quan trắc lượng bùn cát lòng hồ và khu vực hạ lưu hồ;
+ Lập kế hoạch xả cát phù hợp.
Đề tài: Đánh giá tác động đến môi trường nước của dự án Thủy điện Xekaman 4, tỉnh Sêkong, Lào
Học viên thực hiện: LITHAVONG BOUNMISAVATH – Lớp K34.KTMT Trang 89
- Hiệu quả thực hiện: Thực hiện biện pháp trên có thể góp phần giảm sự cố sạt lở vùng hạ lưu đập xảy ra do thiếu lượng bồi đắp bùn cát lơ lửng, giảm tác động đến môi trường nước do sạt lở.
- Tính khả thi: Rất cao.