Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện lập địa, cấu trúc và sinh trưởng của rừng
3.1.1. Đặc điểm khí hậu và thủy văn
Theo số liệu thống kê, Đà Bắc nằm trong vùng có khí hậu á nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa đông ngắn, lạnh, ít mƣa nhƣng vẫn có độ ẩm cao, thường kéo dài từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Mùa này thường xuất hiện sương muối. Có nhiều vùng nhiệt độ nhiều ngày xuống dưới 100C làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nhiều loại cây trồng và vật nuôi nhất là với các loại đại gia súc như trâu, bò. Mùa nắng nóng, ẩm từ tháng 5 đến tháng 10 thường mƣa nhiều, độ ẩm cao, có lúc xuất hiện lốc xoáy, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá. Mặt khác, do liền kề với hồ Hoà Bình rộng lớn nên chịu tác động đến khí hậu của huyện mát mẻ về mùa hè và bớt lạnh vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,80C, nhiệt độ lúc cao nhất trong năm là 380C đến 41,80C, nhiệt độ thấp nhất khoảng 60C. Nói chung biên độ dao động tuyệt đối chênh lệch tương đối cao chỉ là xảy ra trong vài ngày đến 1 tuần, không kéo dài lâu, phần lớn toàn huyện có khí hậu ôn hoà. Giờ nắng trong năm khoảng 1.533 giờ/năm, tập trung vào mùa hè, phân bố tương đối đều giữa các tháng (chỉ có tháng 1, tháng 2, tháng 3 có số giờ nắng ít).
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.703 mm. Mƣa nhiều tập trung vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7, 8, 9 hàng năm, có tháng lên đến 336 mm. Khô cạn vào tháng 12 và tháng 1. Độ ẩm trung bình tương đối ổn định 84%, hàng năm 82% - 87%, sự chệnh lệch giữa các tháng không cao, cao vào tháng 8, tháng 9 với biên độ dao động 86% - 87%. Độ ẩm chịu ảnh hưởng của mặt nước hồ Hoà Bình bốc hơi rộng lớn và ổn định nên rất thuận lợi cho cây trồng phát triển, nhất là tài nguyên rừng.
Chế độ thuỷ văn ở huyện Đà Bắc chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ thuỷ văn sông Đà. Với chiều dài chảy qua huyện khoảng 70 km, có diện tích mặt hồ khoảng 7.000 ha, có trữ lượng hàng tỷ m3 nước với lưu lượng thông qua bình quân hàng năm 1.600 m3/s. Do địa hình bị chia cắt mạnh nên ở đây đã hình thành một số suối lớn nhƣ: suối Tuổng, suối Chum, suối Trầm, suối Nhạp, suối Láo, …các suối này thường ngắn, dốc, lưu lượng nhỏ, lòng hẹp, sâu, rất ít nước vào mùa khô, phần lớn ít có các địa hình thuận lợi để đắp chắn bai đập tích nước, phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp. Huyện có một số hồ chứa nước nhỏ, không có hồ chứa nước lớn, mực nước ngầm tuy dồi dào nhưng không ổn định, phụ thuộc vào sự phân tầng, độ đứt gãy, chủ yếu khai thác nước ngầm chỉ đủ cho sinh hoạt của cộng đồng.
Chi tiết các đặc trƣng khí hậu ở địa điểm nghiên cứu đƣợc tổng hợp tại bảng 3.1 (phụ lục 2A đến 2C).
Bảng 3.1. Các đặc trƣng về khí hậu ở địa điểm nghiên cứu
TT Yếu tố khí tƣợng Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Nhiệt độ không khí trung bình oC 22,8 24 23,9
2 Nhiệt độ không khí cao nhất oC 38,9 40,1 40
3 Nhiệt độ không khí thấp nhất oC 7,5 9 6,3
4 Biên độ nhiệt oC 31,4 31,1 33,7
5 Tổng lƣợng mƣa mm 1825,2 2003,5 1735
6 Số ngày mƣa ngày 157 161 151
7 Độ ẩm không khí trung bình % 84,1 83,7 82,9
8 Độ ẩm không khí thấp nhất % 36 33 37
9 Số giờ nắng giờ 1401,1 1454,3 1577
10 Lƣợng bốc hơi mm 691,6 718,3 763,6
11 Tốc độ gió trung bình 1 1 0,7
“Nguồn: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương”
Biểu đồ khí hậu theo thời gian biểu diễn một số đặc trƣng khí hậu quan trọng đƣợc minh họa tại hình 3.1.
Hình 3.1. Biểu đồ khí hậu theo thời gian
Hình 3.1 cho thấy: Đường biểu diễn nhiệt độ qua các năm ít có sự thay đổi.
Đường biểu diễn lượng mưa qua các năm có sự thay đổi nhiều nhất, thể hiện phân bố mƣa trong các tháng khác nhau và tổng lƣợng mƣa các năm có sự chênh lệch. Sự khác nhau này luận án sử dụng chỉ số không đồng đều (k) và hệ số biến động của lƣợng mƣa (CR) để đánh giá tính không đều và tính biến động của mƣa nhƣ sau:
Tính không đều của lƣợng mƣa là một thuật ngữ dùng để chỉ mức độ phân bố không đều của lƣợng mƣa theo thời gian trong năm. Tính không đều của lƣợng mƣa giữa các tháng ở một địa phương có thể biểu thị qua chỉ số không đồng đều (k). Nếu mƣa phân bố hoàn toàn đều, k = 0. Nếu mƣa hoàn toàn không đều mà chỉ tập trung vào một tháng, k = 1,83.
Tính biến động của lƣợng mƣa là thuật ngữ dùng để chỉ tính chất biến động mạnh mẽ của mƣa giữa năm này qua năm khác. Để phản ánh tính chất biến động của mưa giữa các năm ở một địa phương người ta thường dùng hệ số biến động của lƣợng mƣa (CR). Nếu lƣợng mƣa hoàn toàn không biến động, CR = 0. Biến động của lƣợng mƣa càng lớn hệ số CR càng cao.
Sử dụng công thức (2.1) và (2.2) ở chương 2, đã xác định được trị số k và CR
thể hiện ở bảng 3.2. Kết quả cho thấy, lƣợng mƣa giữa các tháng trong năm biến động tương đối lớn với chỉ số k biến động từ 0,8157 - 0,8784; còn sự biến động về lượng mưa giữa các năm là tương đối cao với hệ số CR = 14,01%.
Bảng 3.2. Chỉ số không đồng đều và hệ số biến động của lƣợng mƣa
Năm k CR (%)
2012 0,8157
14,01
2013 0,8757
2014 0,8784
Nhƣ vậy, nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm có sự thay đổi giữa các tháng trong cùng một năm. Nhân tố lƣợng mƣa và độ ẩm có sự khác biệt lớn giữa các năm.
Trong khi đó, nước, nhiệt độ, ẩm độ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tích lũy và phân hủy của VRR. Do đó, sự khác biệt và sự thay đổi của các nhân tố này trong từng thời điểm sẽ tạo nên sự biến đổi khối lƣợng tích lũy và phân hủy của VRR tại các thời điểm khác nhau trong cùng một năm và giữa các năm với nhau.