Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện lập địa, cấu trúc và sinh trưởng của rừng
3.1.2. Đặc điểm địa hình - thổ nhưỡng
Địa hình là thành phần quan trọng phân bố lại nguồn năng lƣợng mặt trời, tạo ra hiện tượng che chắn gió và mưa. Địa hình ảnh hưởng đến tiểu khí hậu, là thành phần tạo ra chế độ thoát nước khác nhau quyết định đến quá trình hình thành đất.
Tuy là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhƣng diện tích đất nông nghiệp rất ít, chủ yếu là đất rừng, ít có những cánh đồng và bình nguyên rộng. Địa hình nơi đây mang nhiều đặc trƣng kiểu địa hình núi cao trung bình, chủ yếu là núi đá vôi, độ cao trung bình toàn huyện là 560 m so với mực nuớc biển, có nhiều ngọn núi cao >1.000 m nhƣ: Phu Canh: 1.373 m, Phu Xúc: 1.373 m, Đức Nhân: 1.320 m, Núi Biều: 1.162 m. Địa hình chia cắt, phức tạp, độ dốc lớn, có trên 7.000 ha là diện tích mặt hồ Thủy điện Hòa Bình; yếu tố đặc thù đã phân bố thành 3 vùng có những yếu tố khí hậu, thời tiết, điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác có những điểm khác nhau là vùng cao, vùng ven hồ sông Đà và vùng thấp.
Trên cơ sở hiện trạng TTV khu vực nghiên cứu, luận án đã lựa chọn đặt các OTC để điều tra. Các OTC đƣợc đặt tại các vị trí khác nhau với độ cao, độ dốc khác nhau mang tính chất đặc trƣng cho các trạng thái TTV đại diện có tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về điều kiện địa hình đƣợc tổng hợp tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Đặc điểm địa hình ở địa điểm nghiên cứu
Trạng thái TTV OTC Hướng phơi Độ dốc (độ) Độ cao tuyệt đối (m) Luồng
1 Bắc-Tây Bắc 25 310
2 Bắc 32 305
3 Tây Nam 12 345
Keo tai tƣợng 4 Tây Bắc 8 218
5 Tây Nam 10 235
6 Tây 15 250
Rừng giàu 7 Nam 10 395
8 Đông Nam 15 420
9 Bắc 8 410
Rừng trung bình 10 Tây Nam 12 327
11 Đông Bắc 16 418
Trạng thái TTV OTC Hướng phơi Độ dốc (độ) Độ cao tuyệt đối (m)
12 Tây 21 431
Rừng nghèo
13 Tây Bắc 7 425
14 Đông 13 431
15 Tây Nam 16 410
Trảng cỏ, cây bụi
16 Đông 14 210
17 Tây Nam 12 220
18 Bắc 9 225
3.1.2.2. Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất là thành phần rất quan trọng của hệ sinh thái rừng, nó thường xuyên có mối quan hệ qua lại với các thành phần khác của hệ sinh thái, đặc biệt là với quần xã thực vật rừng. Đất không chỉ cung cấp nước, dinh dưỡng khoáng cho cây mà còn ảnh hưởng đến tính chất của hệ thống rễ cây rừng. Thông qua nhóm nhân tố sinh thái đá mẹ - thổ nhưỡng phát sinh quần thể thực vật rừng, đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, tổ thành và cấu trúc TTV rừng. Kết quả nghiên cứu một số tính chất lý, hóa học của đất ở khu vực nghiên cứu cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu là feralit nâu vàng phát triển trên đá phiến sét.
* Tính chất lý học của đất
Kết quả phân tích đất trên 18 OTC tại khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trong bảng 3.4.
Bảng 3.4. Một số tính chất lý học của đất
Trạng thái TTV Dung trọng (g/cm3)
Tỷ trọng (g/cm3)
Độ xốp (%)
Độ ẩm tự nhiên
(%)
Rừng giàu 0,95 2,16 56,02 27,1
Rừng trung bình 1,03 2,20 53,18 26,4
Rừng nghèo 1,10 2,30 52,17 25,8
Rừng Luồng 1,20 2,38 49,58 19,4
Rừng Keo tai tƣợng 1,10 2,29 51,97 26,6
Trảng cỏ, cây bụi 1,18 2,28 48,58 11,2
Kết quả bảng 3.4 cho thấy:
- Dung trọng: rừng tự nhiên có dung trọng dao động 0,95 - 1,10 g/cm3, sau đó đến rừng Keo tai tƣợng (1,10 g/cm3), rừng Luồng (1,20 g/cm3), trảng cỏ, cây bụi (1,18 g/cm3). Theo bảng đánh giá về dung trọng đất của Katrinski thì đất ở khu vực nghiên cứu thuộc loại đất trồng trọt điển hình và đất bị nén ít. Dựa vào kết quả này bước đầu có thể thấy rừng tự nhiên có hàm lượng mùn và dinh dưỡng cao nhất, sau đó đến rừng trồng Keo tai tƣợng, trảng cỏ, cây bụi; nghèo mùn và dinh dƣỡng, nhất là ở rừng trồng Luồng. Như vậy TTV che phủ và sự tác động của con người ở đây có ảnh hưởng rất lớn đến dung trọng đất.
- Tỷ trọng đất: Đất trồng Luồng có tỷ trọng đạt giá trị cao nhất (2,38 g/cm3), sau đó đến rừng nghèo (2,3 g/cm3), rừng Keo tai tƣợng (2,29 g/cm3), trảng cỏ, cây bụi (2,28 g/cm3), rừng trung bình (2,2 g/cm3) và thấp nhất là rừng giàu (2,16 g/cm3).
Theo đánh giá về tỷ trọng đất của Katrinski, đất dưới một số trạng thái TTV trong khu vực nghiên cứu có hàm lƣợng mùn cao đến trung bình.
- Độ xốp: Đất ở rừng tự nhiên trạng thái giàu có độ xốp lớn nhất (56,02%), sau đó giảm dần ở rừng trung bình (53,18%), rừng nghèo (52,17%), rừng Keo (51,97%), rừng Luồng (49,58%), trảng cỏ, cây bụi có độ xốp nhỏ nhất (48,58%).
Theo S. V. Astapop, đánh giá độ xốp (%) của đất tại khu vực nghiên cứu thuộc diện khá xốp đến xốp trung bình. Như vậy đất dưới rừng tự nhiên có độ xốp cao hơn đất dưới rừng trồng và trảng cỏ, cây bụi. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng kết quả điều tra thực tế cho thấy nguyên nhân quan trọng là do số lƣợng và thành phần loài thực vật của rừng tự nhiên nhiều hơn dẫn tới tổng lƣợng VRR lớn hơn, hàm lƣợng mùn tích lũy qua các năm dày hơn. Cây bụi thảm tươi ở rừng tự nhiên có độ che phủ cao hơn, đã góp phần rất lớn vào việc giảm thiểu xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt.
Vật rơi rụng chính là nguồn dinh dƣỡng mà cây trả lại cho đất và cũng là chất dinh dƣỡng của cây sau này. Sau khi bị phân hủy, VRR làm tăng hàm lƣợng mùn cho đất, giữ ẩm cho đất thông qua việc tạo kết cấu đất, làm tăng độ xốp của đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy trạng thái TTV khác nhau tương ứng khối lượng VRR khác nhau thì đều có giá trị độ xốp khác nhau. Kết quả kiểm tra bằng SPSS với F = 743,83 và Sig < 0,05 cũng khẳng định điều đó.
* Một số tính chất hóa học của đất
Bảng 3.5. Kết quả phân tích một số tính chất hóa học của đất
Trạng thái TTV Độ sâu (cm) pHKCl
Hàm lƣợng mùn (%)
Hàm lƣợng đạm tổng
số (%)
Tỷ lệ C/N
Rừng giàu 0 - 10 3,86 4,86
0,34 7,11
10 - 30 3,93 3,53
Rừng trung bình 0 - 10 3,95 4,21
0,26 8,10
10 - 30 3,98 3,05
Rừng nghèo 0 - 10 3,93 2,78
0,19 7,19
10 - 30 3,98 1,87
Rừng Keo tai tƣợng 0 - 10 3,86 1,97
0,17 7,37
10 - 30 3,97 1,18
Rừng Luồng 0 - 10 3,75 1,6
0,10 7,89
10 - 30 3,86 1,11
Trảng cỏ, cây bụi 0 - 10 4,19 1,87
0,11 8,12
10 - 30 4,26 1,21
Kết quả bảng 3.5 cho thấy:
- Độ chua của đất: pHKCl ở độ sâu 0 - 10 cm dưới trảng cỏ, cây bụi có giá trị lớn nhất (4,19), sau đó đến rừng trung bình (3,95), rừng nghèo là 3,93 và giảm dần rừng giàu và rừng Keo tai tƣợng có giá trị bằng nhau (3,86), cuối cùng là rừng Luồng (3,75). Ở độ sâu 10 - 30 cm, nhìn chung pHKCl đều tăng so với độ sâu 0 - 10 cm. Chỉ số pHKCl lớn nhất ở độ sâu này là trảng cỏ, cây bụi (4,26) rồi đến rừng nghèo và trung bình (3,98); Keo tai tƣợng (3,97), rừng giàu (3,93) và cuối cùng là rừng Luồng (3,86). Theo chỉ tiêu đánh giá của Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005) [34] đất ở khu vực nghiên cứu thuộc loại đất chua mạnh, tuy nhiên ở mỗi trạng thái TTV độ chua khác nhau khá rõ. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do: Ở trạng thái rừng tự nhiên, Keo tai tƣợng có độ che phủ khá lớn, lƣợng VRR tương đối dày, ít bị tác động. Tuy nhiên lớp thảm mục chưa bị phân hủy hết và đang đƣợc phân hủy nên gây ra giá trị pH thấp (đất chua). Riêng rừng trồng Luồng, do hệ
rễ mọc chằng chịt, nên lớp thảm khô lá rụng rất khó phân hủy do vậy đất ở đây chua hơn cả.
- Hàm lƣợng mùn (%): Mùn trung bình trong đất ở 6 trạng thái TTV đều giảm theo độ sâu tầng đất. Ở độ sâu từ 0 - 10 cm ở rừng giàu hàm lƣợng mùn là cao nhất (4,86%), lớn gấp 3,0 lần so với rừng trồng Luồng (1,6%) và 2,7 lần so với trảng cỏ, cây bụi (1,82%), sau đó giảm dần ở rừng trung bình (4,21%), rừng nghèo (2,78%), rừng Keo tai tượng (1,97%) và trảng cỏ, cây bụi (1,82%). Tương tự ở độ sâu 10 - 30 cm, hàm lƣợng mùn cao nhất là rừng giàu là 3,53%, tiếp theo là 3,0%
(rừng trung bình), cuối cùng là rừng trồng Luồng (1,16%).
Theo chỉ tiêu đánh giá hàm lƣợng mùn trong đất của Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình (2001) [33] thì đất ở khu vực nghiên cứu có hàm lƣợng mùn đạt ở mức trung bình (rừng tự nhiên trạng thái giàu và trung bình) đến nghèo mùn ở 4 trạng thái còn lại.
- Hàm lượng đạm tổng số và tỷ lệ C/N: Đạm tổng số dưới đất rừng giàu và rừng trung bình là lớn nhất (0,26% - 0,34%), sau đó đến rừng Keo tai tƣợng và rừng nghèo (0,17% và 0,19%), rừng Luồng (0,1%), trảng cỏ, cây bụi (0,11%). Theo phương pháp phân tích của Kjeldahl thì đất ở khu vực nghiên cứu có hàm lượng đạm tổng số đạt mức trung bình (0,1 - 0,15%), riêng rừng trồng Luồng đạt mức nghèo đạm (0,05 - 0,1). Nhƣ vậy, chứng tỏ TTV là một trong những nhân tố có liên quan đến hàm lƣợng đạm tổng số trong đất. Nơi nào có độ che phủ cao, nhiều VRR, hàm lƣợng mùn cao hơn, thì đạm tổng số lớn hơn. Ngƣợc lại nơi nào có độ che phủ thấp, đất bị tác động nhiều, dễ bị xói mòn, rửa trôi thì đạm tổng số trong đất thấp.
C/N là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng mùn. Tỷ lệ này nói lên quan hệ giữa sản phẩm hữu cơ trong đất với lƣợng đạm trong đất. Trị số C/N càng lớn thì đất càng nghèo đạm, tức là sự phân hủy chất hữu cơ khó do vi sinh vật lúc đầu thiếu đạm để tạo thành tế bào, lƣợng vi sinh vật ít, vi sinh vật hoạt động kém.
Số liệu ở trên cho thấy: tỷ lệ C/N cao nhất dưới trạng thái trảng cỏ, cây bụi (8,12), sau đó giảm dần ở trạng thái rừng trung bình (8,10), rừng Luồng (7,89), rừng Keo tai tƣợng (7,37), rừng nghèo (7,19) và thấp nhất ở rừng giàu (7,11).
Ngoài các chỉ tiêu trên, luận án tiếp tục phân tích trữ lƣợng mùn, đạm trong đất ở tầng A và hàm lƣợng các chất dễ tiêu, kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 3.6.
Bảng 3.6. Kết quả phân tích trữ lƣợng mùn, đạm và hàm lƣợng các chất dễ tiêu
TT Trạng thái TTV Độ dày (cm)
Trữ lƣợng mùn (tấn/ha)
Trữ lƣợng
đạm (tấn/ha)
Các chất dễ tiêu (mg/100 g đất) NH4
+ P2O5 K2O
1 Rừng giàu 22,7 90,47 7,33 4,50 2,51 9,73
2 Rừng trung bình 22,7 84,87 6,08 3,47 2,45 7,44
3 Rừng nghèo 19,7 50,38 4,12 3,42 1,98 5,03
4 Rừng Keo tai tƣợng 15 25,98 2,81 1,95 1,61 3,44
5 Rừng Luồng 12,7 20,65 1,52 0,97 0,46 1,67
6 Trảng cỏ, cây bụi 10 18,33 1,31 1,46 1,05 3,38 - Trữ lƣợng mùn và trữ lƣợng đạm trong đất: Trữ lƣợng mùn ở mỗi trạng thái đƣợc xác định thông qua độ dày tầng đất, dung trọng, % mùn tổng số trong đất.
Kết quả tính toán cho thấy, trữ lƣợng mùn ở mỗi trạng thái TTV đều có sự khác nhau rất rõ. Trong các trạng thái rừng tự nhiên, rừng giàu có giá trị lớn nhất (90,47 tấn/ha), bằng 3,5 lần rừng Keo tai tƣợng (25,98 tấn/ha) và bằng 4,4 lần rừng trồng Luồng (20,65 tấn/ha), tiếp theo là rừng trung bình (84,87 tấn/ha), đến rừng nghèo (50,38 tấn/ha). Trữ lƣợng mùn thấp nhất ở trạng thái trảng cỏ, cây bụi (18,33 tấn/ha). Trữ lƣợng mùn ở các trạng thái khác nhau là do tác dụng của lớp TTV che phủ đất. Thảm thực vật vừa có tác dụng che phủ, bảo vệ, chống xói mòn rửa trôi đất, vừa trả lại cho đất một lƣợng cành khô, lá rụng đáng kể; quá trình phân hủy của vi sinh vật đất đã tạo mùn cho đất. Nhƣ vậy, lƣợng mùn ở trạng thái có độ che phủ cao sẽ cao hơn lƣợng mùn ở trạng thái có độ che phủ thấp. Kết quả này phản ánh một thực tế đất dưới các trạng thái rừng tự nhiên tuy có tỷ lệ đá lẫn nhiều hơn so với các trạng thái khác, nhưng độ che phủ, lớp thảm khô lá rụng dày đã ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lƣợng mùn trong đất.
Tương tự đối với trữ lượng đạm, kết quả tính toán được cho thấy ở mỗi trạng thái đều có sự khác nhau. Trữ lƣợng đạm lớn nhất ở rừng tự nhiên, trong đó rừng giàu là 7,33 tấn/ha, bằng 2,6 lần so với rừng trồng Keo (2,81 tấn/ha) và bằng 5,6 lần
so với trảng cỏ, cây bụi (1,31); rừng nghèo cũng có trữ lƣợng đạm khá lớn là 4,12 tấn/ha, bằng 2,7 lần so với rừng trồng Luồng (1,52 tấn/ha). Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ vai trò tác dụng của thực bì đối với đất.
- Hàm lƣợng đạm dễ tiêu (NH4+): Đạm là nguyên tố đa lƣợng đối với cây trồng. Thực vật có thể sử dụng đạm ở dạng NH4+, NO3-, NO2-, chúng đƣợc tạo ra do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa đạm. NO2- hầu nhƣ không có trong đất nên thực vật chủ yếu sử dụng ở dạng NH4+
và NO3-. Ion NH4+ rất dễ bị hấp phụ bởi đất và một phần bị hấp phụ chặt, trong khi đó ion NO3- hầu nhƣ không bị hấp phụ và cây dễ sử dụng hơn.
Số liệu phân tích cho thấy hàm lượng đạm dễ tiêu của đất dưới rừng giàu là cao nhất (4,5 mg/100 g đất), sau đó đến rừng trung bình (3,47 mg/100 g đất), rừng nghèo (3,42 mg/100 g đất), rừng Keo tai tƣợng (1,95 mg/100 g đất), trảng cỏ, cây bụi (1,46 mg/100 g đất) và nhỏ nhất ở rừng Luồng (0,97 mg/100 g đất). Theo chỉ tiêu đánh giá của Konovoa Chiurin thì đất ở khu vực nghiên cứu có hàm lƣợng đạm dễ tiêu đạt từ mức rất nghèo đến trung bình và có khác biệt giữa các trạng thái TTV.
Kết quả này phản ánh đúng điều kiện thực tế và kết quả điều tra: các trạng thái TTV có độ tàn che 0,5 - 0,7, độ che phủ của lớp VRR là 100%, với độ dày thảm khô lá rụng 0,5 - 1,5 cm. Kết quả nghiên cứu cũng phản ánh tiềm năng đạm dễ tiêu ở khu vực nghiên cứu là rất lớn, đây là một nhân tố rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- Hàm lƣợng lân dễ tiêu (P2O5): Lân dễ tiêu là dạng dễ hoà tan trong dung dịch đất, cung cấp trực tiếp cho cây trồng; xác định lân dễ tiêu trong đất rất cần thiết vì sẽ biết đƣợc mức độ cung cấp lân trực tiếp cho cây trồng của từng loại đất và xác định đƣợc mức bón lân thích hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lƣợng lân dễ tiêu ở dưới rừng giàu là cao nhất (2,51 mg/100 g đất), sau đó đến rừng trung bình (2,45 mg/100 g đất), rừng nghèo (1,98 mg/100 g đất), rừng Keo tai tƣợng (1,61 mg/100 g đất), trảng cỏ, cây bụi (1,05 mg/100 g đất) và thấp nhất ở rừng Luồng (0,46 mg/100 g đất). Theo chỉ tiêu đánh giá của Kirsanop thì đất ở khu vực nghiên cứu có hàm lƣợng lân dễ tiêu ở cấp V (rất nghèo) đến cấp IV (nghèo). Điều này chứng tỏ TTV che phủ có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng lân trong đất. Rừng
trồng Luồng có hàm lượng lân rất thấp, là do VRR dưới tán rất khó bị phân hủy.
Kết hợp hàng năm do sự khai thác tỉa thƣa nên gây hiện tƣợng xói mòn bề mặt dẫn đến hiện tƣợng rửa trôi.
- Hàm lƣợng kali dễ tiêu (K2O): Sau đạm và lân thì kali là nguyên tố dinh dƣỡng quan trọng thứ 3 đối với thực vật, thực hiện những chức năng sinh lý quan trọng trong cơ thể sống. Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng kali dễ tiêu của đất rừng giàu là cao nhất (9,73 mg/100 g đất), sau đó đến rừng trung bình (7,44 mg/100 g đất), rừng nghèo (5,03 mg/100 g đất), rừng Keo tai tƣợng (3,44 mg/100 g đất), trảng cỏ, cây bụi (3,38 mg/100 g đất) và nhỏ nhất là ở rừng Luồng (1,67 mg/100 g đất). Theo chỉ tiêu đánh giá của Kirsanop thì đất ở khu vực nghiên cứu thuộc loại nghèo kali (<4 mg/100 g đất) đến trung bình kali (4 - 8 mg/100 g đất), riêng đất rừng giàu kali (9,73/8 - 14 mg/100 g đất). Phân tích cũng cho thấy mức chênh lệch hàm lƣợng kali dễ tiêu trong đất giữa các trạng thái TTV khác nhau và phản ánh tiềm năng dinh dƣỡng đất ở khu vực nghiên cứu.
Nhƣ vậy, sự suy giảm về mặt lý, hoá học đất là quá trình cơ bản của sự suy thoái đất. Những biểu hiện thấy đƣợc của sự suy thoái đất qua các đối tƣợng nghiên cứu là sự mất dần khả năng canh tác. Với kết quả phân tích các chỉ tiêu lý, hoá học cơ bản ở trên ta có thể khẳng định rằng sự tác động của con người đã phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, làm mất đất, mất rừng, mất TTV che phủ, làm cho đất suy thoái và ngày một nghèo kiệt dinh dƣỡng. Thực vật không những có tác dụng che phủ bảo vệ mặt đất mà còn có tác dụng trả lại cho đất một khối lƣợng dinh dưỡng đáng kể, đồng thời tạo ra môi trường thích hợp cho vi sinh vật đất phát triển tốt, từ đây cho đất ngày càng tăng độ phì. Vậy, bảo vệ đƣợc tài nguyên đất là bảo vệ đƣợc tài nguyên rừng, bảo vệ đƣợc đa dạng sinh học cho khu vực. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nông, lâm nghiệp và đặc biệt quan trọng đối với khu vực nghiên cứu có nhiệm vụ phòng hộ xung yếu của hồ thủy điện Hòa Bình.
- So sánh tính chất hóa học của các trạng thái TTV
Các tính chất hóa học của đất tại các trạng thái TTV đƣợc biểu diễn ở hình 3.2.
Hình 3.2. So sánh các chỉ tiêu tính chất hóa học của đất giữa các trạng thái TTV Hình 3.2 cho thấy, hầu hết các tính chất hóa học của đất đều giảm dần theo các trạng thái TTV cụ thể nhƣ sau: rừng giàu -> rừng trung bình -> rừng nghèo -> rừng Keo tai tƣợng -> rừng Luồng -> trảng cỏ, cây bụi. Sự giảm dần các chỉ tiêu tính chất hóa học của đất thể hiện sự thoái hóa của đất rừng giữa các trạng thái TTV.
Như vậy, qua các kết quả phân tích và so sánh các chỉ tiêu tính chất lý, hóa học của đất cho thấy: Sự suy giảm tính chất lý, hóa học có mối quan hệ chặt chẽ với vốn rừng, đặc biệt là trữ lượng rừng. Khi trữ lượng rừng càng lớn, độ tàn che cao, thì tính chất của đất càng tốt. Mặt khác, khi cấu trúc rừng càng ổn định sẽ giảm thiểu được hiện tượng xói mòn rửa trôi, đặc biệt là một khối lượng lớn VRR trên nền rừng sẽ phân hủy tạo ra nguồn dinh dưỡng trả lại cho đất. Nguồn dinh dưỡng này một phần tham gia vào quá trình hình thành đất còn một phần sẽ được cây rừng hấp thụ trực tiếp. Do đó, sự biến động của khối lượng VRR của các trạng thái TTV khác nhau phần nào ảnh hưởng đến tính chất của đất rừng, đặc biệt là hàm lượng mùn trong đất, độ ẩm của đất, kết cấu đất, độ xốp của đất,... Sự phân hủy VRR và sự giải phóng chất khoáng thường có mối liên hệ chặt chẽ với chu trình sinh địa hóa. Vật rơi rụng phân hủy, chuyển hóa tạo thành mùn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành đất và điều chỉnh sự thu nhận của các chất khoáng vào đất.