Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đặc điểm tích lũy VRR
3.2.2. Vật rơi rụng bổ sung
3.2.2.1. Tổng khối lượng VRR bổ sung
Lƣợng VRR bổ sung xuống nền rừng do sự rơi rụng của lá là chủ yếu và một số ít các bộ phận khác nhƣ hoa, quả, cành. Đặc tính rụng lá đã phát triển lặp đi lặp lại ở thực vật, đây là một đặc tính sinh lý trong quá trình phát triển để thay thế các bộ phận già cỗi và giúp cây thích nghi với điều kiện môi trường sống. Tổng khối lƣợng VRR bổ sung xuống nền rừng của các trạng thái rừng đƣợc theo dõi trong các năm 2012, 2013, 2014 và đƣợc tổng hợp tại bảng 3.11 và minh họa ở hình 3.6.
Bảng 3.11. Tổng khối lƣợng VRR bổ sung của các trạng thái TTV
Đơn vị: tấn/ha/năm Trạng thái TTV Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Trung bình
Rừng giàu 26,5 33,3 25,9 28,6
Rừng trung bình 24,7 23,6 23,0 23,8
Rừng nghèo 16,1 18,6 16,7 17,2
Luồng 21,3 20,8 19,7 20,6
Keo tai tƣợng 16,6 19,1 15,8 17,2
Trảng cỏ, cây bụi 7,5 7,5 7,7 7,6
Bảng 3.11 cho thấy, tổng khối lƣợng VRR bổ sung có sự khác nhau qua các năm. Điều này dễ hiểu vì VRR chính là kết quả của một quá trình sinh lý của thực vật. Sự rơi rụng của cành nhánh, lá cây, vật hậu là hoạt động cần thiết để cây rừng tồn tại, sinh trưởng, phát triển tốt và thích nghi với điều kiện môi trường sống. Tổng khối lƣợng VRR bổ sung xuống nền rừng cao nhất tại trạng thái rừng giàu, bình quân 28,6 tấn/ha/năm, tiếp đến là trạng thái rừng trung bình 23,8 tấn/ha/năm, rừng Luồng 20,6 tấn/ha/năm, rừng Keo tai tƣợng 17,3 tấn/ha/năm, rừng nghèo 17,2 tấn/ha/năm và thấp nhất là trạng thái trảng cỏ, cây bụi 7,6 tấn/ha/năm.
Khối lƣợng VRR bổ sung có sự chênh lệch nhau rất lớn giữa các trạng thái TTV. Khối lƣợng VRR bổ sung bình quân hàng năm của trạng thái rừng giàu gấp 1,2 lần rừng trung bình; gấp 1,7 lần rừng nghèo và Keo tai tƣợng; gấp 1,4 lần rừng Luồng và gấp tới 3,8 lần trảng cỏ, cây bụi. Điều này cho thấy, năng suất và chất lƣợng rừng càng cao thì khối lƣợng VRR bổ sung càng lớn.
Hình 3.6. Tổng khối lƣợng VRR bổ sung qua các năm
Nhƣ vậy, lƣợng VRR bổ sung phụ thuộc vào các nhân tố tổ thành và kiểu rừng, tuổi, mật độ, điều kiện lập địa (cấp đất), độ tàn che, ...
3.2.2.2. Diễn biến lượng VRR bổ sung của các trạng thái TTV
Để đánh giá diễn biến khối lƣợng VRR của các trạng thái TTV đã tiến hành xem xét diễn biến theo từng thời điểm trong năm; kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 3.12.
Bảng 3.12. Diễn biến lƣợng VRR bổ sung của các trạng thái TTV
Trạng thái TTV
Khối lƣợng /Hệ số biến
động
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Trung bình
T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4
Rừng giàu Tổng (tấn/ha) 7,0 3,5 4,2 11,7 9,3 4,4 6,1 13,6 4,8 3,8 5,3 12,0 7,1 S% 14,6 18,5 20,1 18,1 14,2 14,7 15,3 17,7 15,8 16,9 21,5 19,3 17,2 Rừng trung bình Tổng (tấn/ha) 6,3 3,1 5,9 9,5 6,8 3,5 4,2 9,0 5,8 4,0 4,3 9,0 5,9
S% 16,6 23,5 25,1 18,9 16,2 19,7 20,3 15,9 17,8 17,9 26,5 18,1 19,7 Rừng nghèo Tổng (tấn/ha) 5,8 1,8 3,0 5,6 6,7 2,0 3,3 6,7 5,0 2,7 2,6 6,4 4,3
S% 26,6 28,5 27,1 19,6 21,2 24,7 22,3 19,9 27,8 22,9 28,5 18,6 24,0 Luồng Tổng (tấn/ha) 6,2 2,1 5,1 7,9 6,5 2,5 6,5 5,3 6,0 2,8 5,7 5,2 5,2
S% 24,6 26,5 25,1 12,1 19,2 22,7 20,3 19,5 25,8 20,9 26,5 21,9 22,1 Keo tai tƣợng Tổng (tấn/ha) 2,3 1,8 3,6 8,9 3,4 2,5 3,8 9,4 1,2 2,6 3,4 8,6 4,3
S% 22,6 24,5 23,1 9,7 17,2 20,7 18,3 17,6 23,8 18,9 24,5 16,3 19,8 Trảng cỏ, cây bụi Tổng (tấn/ha) 1,5 1,2 1,6 3,2 1,5 1,3 1,7 3,0 1,6 1,4 1,4 3,3 1,9
S% 32,6 34,5 33,1 25,9 22,2 30,7 28,3 33,1 33,8 28,9 34,5 36,3 31,2
Lượng VRR bổ sung thường tuân theo qui luật mùa, bởi các loài cây có những mùa rụng lá khác nhau. Khu vực nghiên cứu có đặc điểm khí hậu đƣợc chia thành 4 mùa rõ rệt: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông tương ứng với 4 thời điểm: T1, T2, T3 và T4 mà đề tài đã theo dõi trong vòng 3 năm: năm 2012, năm 2013, năm 2014.
Những thay đổi về khối lƣợng VRR bổ sung theo mùa đƣợc thể hiện bằng giá trị trung bình khối lƣợng VRR trong từng thời điểm Ti (từng mùa). Các dẫn liệu đƣợc trình bày ở bảng 3.12 cho thấy:
- Ở tất cả các trạng thái TTV trong năm đều tồn tại lƣợng VRR bổ sung. Có nghĩa là trong năm tại các trạng thái TTV nghiên cứu luôn có sự rụng lá. Tuy nhiên, mức độ lƣợng VRR bổ sung xuống nền rừng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của thành phần loài cây trong rừng. Theo đó, lƣợng VRR bổ sung xuống nền rừng có sự khác nhau giữa các thời điểm Ti trong năm và khác nhau giữa các trạng thái TTV.
- Lƣợng VRR bổ sung đạt cao nhất vào mùa rụng lá của từng loài. Hầu hết các loài đều có mùa rụng lá vào mùa khô, một số ít loài rụng lá vào mùa mƣa, một số loài lại rụng lá quanh năm.
- Đa số ở các trạng thái TTV lƣợng VRR bổ sung nhiều tập trung vào thời điểm T1 và T4 trong năm. Tại khu vực nghiên cứu, thời tiết trong khoảng thời gian T1 và T4 trong năm thường rất khô hanh, đặc biệt là vào tháng 11, 12 hàng năm.
Cho nên cây thường rụng bớt một phần lá để giảm sự bốc thoát hơi nước thích nghi với điều kiện môi trường sống.
Ngƣợc lại, thời điểm T2 và T3 trong năm, độ ẩm không khí và nhiệt độ tăng cao, đồng thời đây cũng là thời điểm bước vào mùa mưa. Thời tiết rất thuận lợi cho cây rừng sinh trưởng và phát triển mạnh. Lúc này, một số lá cây già cỗi rụng đi và thay thế bằng lá cây mới. Sự rụng lá vẫn diễn ra theo nhu cầu sinh lý và đảm bảo quy luật sinh trưởng phát triển của cây rừng. Tuy nhiên, khối lượng VRR ở thời điểm này ít hơn so với thời điểm T1 và T4. Hình ảnh trực quan biểu diễn quá trình diễn biến của khối lƣợng VRR bổ sung đƣợc thể hiện tại hình 3.7 và 3.8
Hình 3.7. Động thái lƣợng VRR bổ sung
Hình 3.8. Động thái lƣợng VRR bổ sung của các trạng thái TTV
Hệ số biến động cao nhất tại trạng thái trảng cỏ, cây bụi là 31,2% tiếp đến là rừng nghèo 24,0%, rừng Luồng 22,1%, rừng Keo tai tƣợng 19,8%, rừng trung bình 19,7% và thấp nhất là trạng thái rừng giàu 17,2%. Qua đây cho thấy, các trạng thái TTV mang tính ổn định về cấu trúc (thành phần loài, năng suất… ) nhƣ rừng giàu thì sự biến động về khối lƣợng VRR bổ sung là thấp nhất còn trạng thái rừng nghèo có sự biến động lớn về cấu trúc do đó có sự biến động cao.