Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện lập địa, cấu trúc và sinh trưởng của rừng
3.1.3. Đặc điểm cấu trúc của các trạng thái TTV
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Đà Bắc lớn thứ hai toàn tỉnh Hoà Bình với 30.522 ha, trong đó, rừng tự nhiên chiếm 84,25% (25.715 ha), rừng trồng chiếm
15,75%. Hiện tại ở khu vực nghiên cứu vẫn còn tồn tại một số trạng thái TTV nhƣ:
* Đối với rừng tự nhiên
Rừng giàu: Rừng bị tác động với mức độ thấp, trữ lƣợng rừng còn cao, cấu trúc rừng chƣa bị phá vỡ; rừng có 3 tầng tán; rừng còn giàu trữ lƣợng, có độ tàn che
> 0,7; có tổng tiết diện ngang > 26 m2/ha, trữ lƣợng > 250 m3/ha.
Rừng trung bình: Đây là rừng đã bị tác động nhƣng đã có quá trình phục hồi tốt, rừng có từ 2 tầng tán chính. Độ tàn che từ 0,5 - 0,7 có tổng tiết diện ngang >16 m2/ha, trữ lƣợng > 120 m3/ha.
Rừng nghèo: Rừng mới qua khai thác chọn kiệt, cấu trúc rừng đã bị phá vỡ hoàn toàn, tán rừng bị phá vỡ thành từng mảng lớn, tầng trên còn sót lại một số cây cao nhƣng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm, tre, nứa xâm lấn. Độ tàn che 0,3, có tổng tiết diện ngang < 10 m2/ha, trữ lƣợng < 80 m3/ha.
+ Về tổ thành loài:
Tổ thành loài là nhân tố quyết định tính chất quần xã thực vật rừng cũng nhƣ đặc trƣng cơ bản để xác định, phân biệt các loại hình quần xã thực vật rừng khác.
Kết quả bảng 3.7 cho thấy các loài cây rừng tự nhiên khá phong phú nhƣng nhìn chung các loài cây có giá trị kinh tế ở các tầng cao còn lại rất ít. Trạng thái rừng nghèo kiệt các tầng cao chỉ còn các loài cây kém giá trị kinh tế nhƣ: Mán đỉa, Ba bét,.... Ở các tầng dưới các loài: Chẹo, Sồi, Dẻ gai, Trâm tía… Tổ thành tầng cây tái sinh ở hầu hết các trạng thái TTV, bên cạnh những loài cây có mặt trong tổ thành tầng cây cao còn xuất hiện thêm những loài mới có giá trị nhƣ: Vàng tâm, Kháo…
tạo nên sự đa dạng phong phú về thành phần loài trong quần xã thực vật rừng.
Bảng 3.7. Tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh rừng tự nhiên Trạng thái
TTV Công thức tổ thành tầng cây cao Công thức tổ thành tầng cây tái sinh
Rừng giàu
13,0 Dẻ gai đỏ + 7,1 Sồi xanh + 6,2 Dẻ cau + 5,3 Chẹo tía + 5,1 Giổi + 5,0 Bứa + 59,3 LK
11,2 Chẹo trắng + 7,3 Chò đãi + 7,0 Vàng tâm + 5,3 Giổi + 5,1 Mán đỉa + 5,0 Bứa + 59,1 LK
Rừng trung bình
20,0 Dẻ gai đỏ + 11,1 Sồi xanh + 6,2 Mò roi + 5,8 Dẻ gai Ấn độ + 5,5
7,3 Chôm + 7,2 Sồi xanh + 6,4 Kháo lá thuôn + 6 Nanh chuột + 5,1 Máu
Trạng thái
TTV Công thức tổ thành tầng cây cao Công thức tổ thành tầng cây tái sinh Lòng mang + 5,3 Nhãn rừng + 5,3
Trai lý + 5,2 Trâm tía + 5,0 Vải rừng + 31,6 LK
chó lá nhỏ + 5,0 Thừng mực + 63,0 LK
Rừng nghèo
10,5 Bã đậu + 9,6 Ba bét + 9,4 Dẻ bộp + 6,5 Chòi mòi + 6,2 Dung + 6,1 Kháo xanh + 6,1 Mán đỉa + 6,0 Ngũ gia bì + 39,6 LK
8,8 Bời lời + 8,2 Chẹo tía + 8,0 Máu chó lá nhỏ + 7,5 Bã đậu + 7,3 Bứa +7,2 Kháo xanh + 7,1 Mán đỉa + 7,1 Vạng trứng + 6,3 Côm + 32,5 LK Tổ thành tầng tái sinh có ý nghĩa sinh vật học sâu sắc, là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính ổn định, bền vững, đa dạng của cây rừng, mối quan hệ giữa các loài với nhau và giữa chúng với môi trường xung quanh.
+ Chỉ số đa dạng tầng cây gỗ:
Để tính toán các chỉ số đa dạng trên các OTC của các trạng thái rừng nghiên cứu, áp dụng chỉ số phong phú loài của Menhinick, mức độ đa dạng loài của Shannon-Wiener, chỉ số ƣu thế của Simpson, chỉ số Margalef kết quả đƣợc thống kê ở bảng 3.8.
Bảng 3.8. Chỉ số đa dạng tầng cây gỗ
Chỉ số Trạng thái TTV Trị số
Chỉ số Shannon - Wiener (H’)
Rừng giàu 3,2927
Rừng trung bình 3,2126
Rừng nghèo 2,8491
Chỉ số ƣu thế Simpson (D)
Rừng giàu 0,9521
Rừng trung bình 0,9426
Rừng nghèo 0,9312
Chỉ số phong phú Menhinick
Rừng giàu 1,3326
Rừng trung bình 1,3250
Rừng nghèo 0,9558
Chỉ số Margalef Rừng giàu 5,0458
Rừng trung bình 4,8676
Nhận xét: chỉ số đa dạng sinh học và phong phú giảm dần theo thứ tự: rừng giàu -> rừng trung bình -> rừng nghèo. Quần xã thực vật có tính đa dạng càng cao thì mức độ ổn định của quá trình tuần hoàn vật chất càng lớn. Qua đó thể hiện sự ổn định của tuần hoàn thủy văn rừng, trong đó VRR là một mắt xích quan trọng.
* Đối với rừng trồng
Rừng Keo tai tƣợng: ở khu vực nghiên cứu rừng Keo có độ tuổi 5, mật độ, cấu trúc tầng cũng rất khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng có độ tàn che đạt từ 0,5 trở lên. Tuy nhiên, các rừng có độ tàn che thấp thì độ che phủ của cây tái sinh, cây bụi thảm tươi khá cao (0,4 - 0,7). Dưới các rừng Keo, tổ thành cây tái sinh rất đơn giản, khoảng 1 - 2 loài/m2. Mật độ trung bình 1.400 - 1.500 cây/ha.
Rừng Luồng: Đa số rừng Luồng đƣợc trồng từ năm 2000, có cấu trúc gồm 2 tầng với tầng thảm tươi bên dưới. Tuy nhiên, với đặc điểm rừng trồng Luồng lớp cây bụi, thảm tươi và cây gỗ tái sinh rất ít với mật độ thấp, chiều cao trung bình dưới 0,7 m, độ che phủ 30 - 60%. Mật độ cây trồng chính còn lại 400 - 600 khóm/ha, tương đương 4.100 - 5.000 cây/ha.
Trảng cỏ, cây bụi: Chủ yếu là những nương rẫy bỏ hoang sau quá trình canh tác kém hiệu quả. Lớp phủ thực vật chủ yếu là các loài cỏ Lá tre, Dương xỉ, cây Bông hôi, cỏ Chỉ, Lấu… và một số cây tiên phong nhƣ: Ba soi, Ba bét, Hu đay,...
Hình 3.3. Bản đồ hiện trạng rừng huyện Đà Bắc, Hòa Bình
Hình 3.4. Bản đồ quy hoạch ba loại rừng huyện Đà Bắc, Hòa Bình