Đặc điểm hút nước của VRR

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tích lũy, phân hủy và vai trò thủy văn của vật rơi rụng ở rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình (Trang 99 - 102)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. Vai trò thủy văn của VRR

3.4.2. Đặc điểm hút nước của VRR

Nhìn chung, lượng nước giữ của VRR chiếm tỷ lệ thấp, nên không có tác dụng nhiều cho tiêu giảm nước đỉnh lũ và lưu lượng lũ, cũng không nên coi là có hiệu quả đối với bảo vệ nước vì nó không thể chảy vào sông ngòi, cũng không thể được thực vật hấp thu, mà chỉ thông qua bốc hơi nước để trở về khí quyển. Nhưng lợi ích của VRR là ở chỗ, nhờ có sự che phủ của VRR mà khống chế được bốc hơi nước của đất rừng một cách có hiệu quả, qua đó bảo vệ được nước trong đất rừng.

Bảng 3.24. Tốc độ hút nước của VRR ở các trạng thái TTV Trạng thái TTV VRR

Tốc độ hút nước của VRR (lít/kg/giờ)

0,25 0,5 1 2 4 15 24

Rừng giàu

CPH 2,60 1,50 0,80 0,43 0,22 0,06 0,04 BPH 4,00 2,30 1,20 0,63 0,34 0,09 0,06 PH 6,20 3,30 1,75 0,93 0,48 0,13 0,08 Rừng trung bình

CPH 3,80 2,20 1,15 0,60 0,31 0,09 0,06 BPH 4,12 2,26 1,20 0,63 0,32 0,09 0,06 PH 4,52 2,40 1,27 0,68 0,35 0,10 0,06 Rừng nghèo

CPH 2,12 1,26 0,70 0,38 0,19 0,05 0,03 BPH 2,56 1,48 0,80 0,43 0,23 0,06 0,04 PH 2,92 1,68 0,90 0,48 0,25 0,07 0,04 Luồng

CPH 2,40 1,50 0,80 0,45 0,25 0,07 0,05 BPH 2,80 1,60 0,85 0,45 0,25 0,07 0,04 PH 4,20 2,20 1,25 0,63 0,34 0,09 0,06 Keo tai tƣợng

CPH 3,60 2,00 1,05 0,55 0,29 0,08 0,05 BPH 5,00 2,70 1,50 0,78 0,39 0,11 0,07 PH 6,00 3,40 1,75 0,90 0,46 0,13 0,08 Trảng cỏ, cây bụi

CPH 2,28 1,40 0,75 0,39 0,20 0,06 0,04 BPH 2,80 1,60 0,85 0,45 0,23 0,06 0,04

PH 3,00 1,60 0,85 0,44 0,23 0,06 0,04

Bản chất quá trình hút nước của VRR chính là hiện tượng khuếch tán và hiện tượng thẩm thấu (các phân tử nước phải vận động thường xuyên qua bề mặt tiếp xúc) của VRR. Kết quả xác định về tốc độ hút nước của VRR ở các trạng thái TTV

khác nhau (bảng 3.24) cho thấy, lúc đầu tốc độ hút giữ nước của VRR tương đối lớn, từ 0 - 0,25 giờ đầu đạt tốc độ tối đa, sau đó theo thời gian lâu dần thì tốc độ hút giữ nước cũng dần dần giảm xuống, sau 24 giờ thì VRR đạt tới lượng giữ nước tối đa và tốc độ hút giữ nước có xu thế tiến tới 0. Tốc độ hút giữ nước trong khoảng 0 - 0,25 giờ đầu của VRR lớn gần gấp hai lần tốc độ hút giữ nước trong khoảng thời gian 0 - 0,5 giờ đầu. Tốc độ hút nước của VRR tăng dần từ phần chưa phân hủy đến bán phân hủy và phần phân hủy.

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của mức độ phân hủy VRR và thời gian hút nước đến lượng nước hút của VRR (lít/kg)

Trạng thái TTV VRR Lượng nước VRR hút được theo thời gian (lít/kg)

0,25 0,5 1 2 4 15 24

Rừng giàu

CPH 0,65 0,75 0,80 0,86 0,88 0,90 0,96 BPH 1,00 1,15 1,20 1,26 1,36 1,35 1,44 PH 1,55 1,65 1,75 1,86 1,92 1,95 1,99 Rừng trung bình

CPH 0,95 1,10 1,15 1,20 1,24 1,35 1,44 BPH 1,03 1,13 1,20 1,26 1,28 1,35 1,44 PH 1,13 1,20 1,27 1,36 1,40 1,50 1,44 Rừng nghèo

CPH 0,53 0,63 0,70 0,76 0,76 0,75 0,72 BPH 0,64 0,74 0,80 0,86 0,92 0,95 0,96 PH 0,73 0,84 0,90 0,96 1,00 1,05 0,96 Luồng

CPH 0,60 0,75 0,80 0,90 1,00 1,05 1,20 BPH 0,70 0,80 0,85 0,90 1,00 1,05 0,96 PH 1,05 1,10 1,25 1,26 1,36 1,40 1,44 Keo tai tƣợng

CPH 0,90 1,00 1,05 1,10 1,16 1,20 1,20 BPH 1,25 1,35 1,5 1,56 1,58 1,65 1,68 PH 1,50 1,70 1,75 1,80 1,82 1,95 1,99 Trảng cỏ, cây bụi

CPH 0,57 0,70 0,75 0,78 0,80 0,90 0,96 BPH 0,70 0,80 0,85 0,90 0,92 0,95 0,98 PH 0,75 0,80 0,85 0,88 0,92 0,95 0,98 Kết quả ở bảng 3.25 cho thấy, quy luật chung là, tốc độ hút nước của VRR tăng dần theo thứ tự: phần chƣa phân hủy (CPH) - bán phân hủy (BPH) - đã phân

hủy (PH), đồng thời tốc độ hút nước cũng giảm dần khi thời gian hút nước tăng lên (từ 0,25 giờ đến 24 giờ). Như vậy, cả mức độ phân hủy VRR và thời gian hút nước của VRR đều ảnh hưởng rõ nét đến lượng nước hút của nó. Lượng nước hút tăng dần từ phần chƣa phân hủy đến bán phân hủy và phân hủy. Ở một phần tƣ giờ đầu, lượng nước hút của phần bán phân hủy lớn hơn của phần chưa phân hủy 1,32 lần, của phần đã phân hủy lớn hơn của phần chƣa phân hủy và bán phân hủy lần lƣợt là 1,22 và 1,61 lần. Tại thời điểm hút nước 24 giờ, những trị số này chỉ còn lần lượt là 1,18 và 1,43 lần. Về khía cạnh này, sự phân hủy VRR có tác dụng rõ rệt về vai trò sinh thái và thủy văn rừng. Ảnh hưởng rõ rệt nhất của thời gian hút nước đến lượng nước hút của VRR được thể hiện ở chỗ, lượng nước hút tăng dần khi thời gian tăng lên và đạt ổn định vào lúc 24 giờ. Lượng nước hút lúc bão hòa (lúc 24 giờ) cao hơn lượng nước hút tại thời điểm 0,25 giờ của các bộ phận chưa phân hủy, bán phân hủy và phân hủy biến động lần lượt là 1,47, 1,33 và 1,30 lần. Lượng nước hút của phần phân hủy lớn nhất, nhưng lại tăng chậm nhất kể từ thời điểm hút nước đến thời điểm bão hòa.

a. Lượng nước hút bởi VRR b. Tốc độ hút nước và lượng nước hút được của VRR chƣa phân hủy

c. Tốc độ hút nước và lượng nước hút được của VRR bán phân hủy

d. Tốc độ hút nước và lượng nước hút được của VRR phân hủy

Hình 3.22. Biến đổi của lượng nước hút và tốc độ hút nước của VRR

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm tích lũy, phân hủy và vai trò thủy văn của vật rơi rụng ở rừng phòng hộ đầu nguồn hồ thủy điện tỉnh Hòa Bình (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)