Điều kiện kinh tế xã hội của xã Tiên Phong

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 36 - 39)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA XÃ TIÊN PHONG

4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của xã Tiên Phong

* Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của xã Tiên Phong, hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào tổng giá trị kinh tế của xã, cụ thể :

- Về trồng trọt: Với tổng diện tích nông nghiệp là 816,5 ha gieo trồng các loại cây lương thực, rau màu với loại cây trồng chính là lúa và ngô. Vụ đông xuân 2012 - 2013 với tổng diện tích gieo trồng lúa là 529 ha, năng suất bình quân ƣớc đạt 57 tạ/ha, tổng sản lƣợng ƣớc đạt trên 3000 tấn/năm.

- Về chăn nuôi - thú y:

+ Về chăn nuôi: Năm 2013, cả xã có 1215 con trâu, 1644 con bò, 10,427 con lợn, 90,000 con gia cầm. Trên toàn xã có 15 trang trại, trong đó 6 trang trại nuôi gà, vịt, ngan, 9 trang trại nuôi lợn thịt. Các mô hình chăn nuôi bán công nghiệp thuộc hộ gia đình tăng mạnh.

+ Về công tác thú y: Đã thực hiện tiêm phòng dại cho 1590 con chó, vƣợt chỉ tiêu trên giao. Tiêm phòng lở mồm long móng, phòng bệnh tụ huyết trùng cho 1000 con trâu, bò. Đã tiến hành tiêm phòng 2 đợt với 90,000 liều vacxin cho ngan, gà, vịt.

* Ngành phi nông nghiệp - Khu vực kinh tế công nghiệp

Xác định sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (xã có 3 làng nghề đã đƣợc công nhận) là một ngành kinh tế mũi nhọn, thể hiện giá trị đóng góp của sản xuất công nghiệp - xây dựng và tiểu thủ công nghiệp vào nền kinh tế xã chiếm tỷ trọng khá cao (26,30%). Bên cạnh sự phát triển của các làng nghề, trên địa bàn xã còn nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đóng góp ƣớc đạt 13,50 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2013 vào nền kinh tế của địa phương.

- Khu vực kinh tế dịch vụ.

Các loại hình dịch vụ phục vụ đời sống vào sản xuất nông nghiệp nhƣ đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc,…đáp ứng nhu cầu của nhân dân, sự hình thành và phát triển của các hoạt động dịch vụ, thương mại đã thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân dân.

4.1.2.2 Thực trạng phát triển xã hội

- Dân số: Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chiến dịch dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản và công tác KHHGĐ ở địa phương với đội ngũ y tá thôn bản đƣợc kiện toàn và hoạt động đều đặn ở 27/27 xóm. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tỷ suất sinh thô của xã đạt 6,7% với tổng số trẻ sơ sinh là 96 cháu.

- Lao động, việc làm và thu nhập: Tiên Phong là xã phát triển khá đồng đều trên cả 2 lĩnh vực là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nên hầu hết số lao động này có việc làm quanh năm, chủ yếu là lao động phổ thông, toàn xã có 1367 lao động nông thôn có nhu cầu đƣợc đào tạo nghề, 2 xóm có nhu cầu học nghề cao nhất là Đại Tân và Hòa Bình với 185 lao động đăng kí với nhu cầu học cao nhất là các ngành nghề về cơ khí, may mặc, mộc, xây dựng, dịch vụ. Điều này cho thấy nhu cầu học nghề của lao động nông thôn đang phù hợp với xu hướng phát triển chung trong giai đoạn hiện nay là theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Với các giải pháp thiết thực đến nay, hầu hết lao

động địa phương đều có việc làm, không để xảy ra tình trạng thất nghiệp cho lao động địa phương.

4.1.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giao thông: Đối với các tuyến đường bê tông nông thôn tại các xóm.

Đã lập hồ sơ thiết kế cho các thôn xóm là 10024 m, đƣợc UBND huyện ra quyết định 6994 m, còn lại 3030 m xã đang lập tờ trình bổ sung vào kế hoạch.

Trên cơ sở quyết định của UBND huyện, UBND xã chỉ đạo các thôn xóm đã có quyết định làm đường bê tông nông thôn năm 2011 làm lại mặt đường để đi vào thi công; phối hợp với UBND huyện Phổ Yên trong việc giải phóng mặt bằng và giám sát thi công xây dựng các tuyến đường vào khu ATK (đã thi công xong 2,5 km đường bê tông) và tuyến đường từ trung tâm xã vào làng nghề thôn Giã Trung.

- Thủy lợi: xã đã và đang hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng, kiên cố hóa kênh mương nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất sản xuất nông nghiệp.

- Y tế: Dù là một xã đông dân, đội ngũ cán bộ y bác sĩ còn thiếu nhƣng trạm y tế xã đã nỗ lực hết mình để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân cũng như các chương trình y tế triển khai ở địa phương.

Thực hiện đầy đủ các chương trình tiêm phòng cho bà mẹ, trẻ em.

- Giáo dục - đào tạo: Sự nghiệp giáo dục luôn đƣợc quan tâm hàng đầu của Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương nên các trường học đề được đảm bảo về cơ sở vật chất trường lớp, các trang thiết bị cho việc dạy và học và đã đạt được kết quả đáng mừng: Đội ngũ giáo viên của trường đã được chuẩn hóa 100%. Năm học 2012-2013, tỉ lệ lên lớp ở các trường đạt từ 98%

trở lên, tỷ lệ tốt nghiệp THCS là 100%. Tỷ lệ huy động trẻ em đến trường của 2 trường mầm non đạt 100% với 377 cháu ở trường mầm non 1 và 250 cháu ở trường mầm non 2, hai trường huy động 100% các cháu trong độ tuổi vào lớp 1, trường THCS huy động học sinh lớp 6 đạt 100%, duy trì tốt phổ cập THCS.

- Văn Hóa: Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao hướng vào quần chúng nhân dân. Tuyên truyền chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là chính sách đền bù giải phóng mặt bằng thu hút đầu tƣ…

- Năng lượng: Hiện nay tại Tiên Phong đã có điện lưới quốc gia. Xã đã thành lập hợp tác xã dịch vụ điện có cán bộ quản lí đảm bảo trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Bưu chính viễn thông: Xã đã có bưu điện văn hóa xã, 100% số trong xã có phương tiện nghe nhìn nên thông tin liên lạc đã phần nào được cải thiện.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)