Đánh giá công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 48 - 52)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN

4.3.4 Đánh giá công tác tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Tiên

Tặng cho QSD đất là một hình thức chuyển QSD đất cho người khác theo quan hệ tình cảm người chuyển QSD đất không thu tiền hoặc hiện vật

nào cả. Nó thường diễn ra theo quan hệ tình cảm huyết thống, tuy nhiên nó cũng không loại trừ ngoài quan hệ này.

Kết quả tặng cho QSD đất trên địa bàn xã Tiên Phong giai đoạn 2011 - 2013 đƣợc thể hiện qua bảng 4.4:

Bảng 4.4: Kết quả tặng cho QSDD tại xã Tiên Phong giai đoạn 2011 - 2013

Năm

Đối tƣợng Số lƣợng đăng ký Đã hoàn thành thủ tục

Tặng cho Nhận tặng cho

Trường hợp

Diện tích (ha)

Trường hợp

Diện tích (ha)

2011 Cá nhân Cá nhân 80 15,62 80 15,62

2012 Cá nhân Cá nhân 289 54,87 289 54,87

2013 Cá nhân Cá nhân 175 36,74 175 36,74

Tổng 544 107,23 544 107,23

(Nguồn: UBND xã Tiên Phong)

Qua số liệu thu thập đƣợc cho thấy, từ năm 2011 đến năm 2013, trên toàn xã có 544 trường hợp đăng kí tặng cho QSD đất với tổng diện tích 107,23 ha và 100% là cá nhân cho cá nhân. Có thể nói trong 3 năm qua tình hình chuyển QSD đất dưới hình thức tặng cho QSD đất trên địa bàn xã là rất sôi động.

Có đƣợc kết quả đó là do:

- Tặng cho QSD đất là một hình thức đặc biệt của chuyển nhƣợng QSD đất, không phải chịu thuế nhà nước. Những trường hợp phải hoặc không phải chịu thuế nhà nước quy định cụ thể trong Luật đất đai 2003. Chính vì vậy, những thuận lợi của công tác tặng cho QSD đất đƣợc kế thừa kế những thuận lợi trong công tác giải quyết chuyển nhƣợng QSD đất.

- Hầu hết các trường hợp tặng cho QSD đất trên địa bàn xã cũng như toàn huyện đều là của cha mẹ cho con cái. Do nhu cầu tách khẩu ra ở riêng của con cái đồng nghĩa với đó là nhu cầu về đất ở và sản xuất. Trong khi đó cha mẹ đã già yếu không thể lao động sản xuất như trước. Do vậy họ tách đất

của mình chia cho các con để các con ổn định cuộc sống. Đồng thời hình thức tặng cho QSD đất giữa cha mẹ và con cái là một hình thức không phải chịu thuế nhà nước, do vậy khi thực hiện quan hệ này người dân không phải nộp tiền nhƣ các hình thức khác.

- Nhu cầu tách riêng giấy chứng nhận QSD đất để thuận lợi cho việc đăng kí thế chấp bằng giá trị QSD đất phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Trong 2 năm 2012 và 2013 tặng cho QSD đất trên địa bàn xã Tiên Phong diễn ra khá sôi động và có số trường hợp tăng đáng kể là do: Nhu cầu tách hộ của người dân trong năm 2012 và 2013 có phần cao hơn những năm khác. Do tặng cho QSD đất đã có từ những năm trước nhưng chưa có sự đăng kí với cơ quan nhà nước có thẩm quyền này do nhu cầu tách riêng giấy chứng nhận QSD đất nên người dân mới tiến hành các thủ tục cần thiết với cơ quan nhà nước.

4.3.5. Đánh giá công tác thừa kế quyền sử dụng đất tại xã Tiên Phong giai đoạn 2011 -2013

Thừa kế QSD đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với quy định của pháp luật.

Quan hệ thừa kế một dạng đặc biệt của quan hệ chuyển nhƣợng, nội dung của quan hệ này vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính trị xã hội. Vì vậy, quyền này chủ yếu tuân theo quy định của luật dân sự về thừa kế.

Bảng 4.5: Kết quả thừa kế QSDĐ trên địa bàn xã Tiên Phong giai đoạn 2011 – 2013

Năm

Đối tƣợng Số lƣợng đăng ký Đã hoàn thành thủ tục Thừa kế Nhận

thừa kế

Trường hợp

Diện tích (ha)

Trường hợp

Diện tích (ha)

2011 Cá nhân Cá nhân 4 0,054 4 0,054

2012 Cá nhân Cá nhân 7 0,25 7 0,25

2013 Cá nhân Cá nhân 3 0,051 3 0,051

Tổng 14 0,355 14 0,355

(Nguồn: UBND xã Tiên Phong)

Theo bảng số liệu trên cho ta thấy tổng số trường hợp để thừa kế trong giai đoạn 2011- 2013 là 14 trường hợp với diện tích là 0,355 ha và 14 trường hợp hoàn thành xong thủ tục và giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

Thừa kế QSDĐ chủ yếu là đất của bố mẹ để cho con cái. Đất để thừa kế chủ yếu là đất ở và đất trồng cây lâu năm.

Có đƣợc kết quả trên là do:

- Luật 2003 quy định rõ hơn, cụ thể hơn về hình thức để thừa kế QSDĐ và nhu cầu tất yếu để lại tài sản của họ cho người thân khi họ mất đi. Luật pháp bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất và tôn trọng đúng di nguyện của người đã chết.

- Bản chất thừa kế là một dạng quan hệ đặc biệt mang tính dân sự và nhiều vấn đề nhạy cảm nên thời gian giải quyết và thực hiện có chậm hơn so với các hình thức chuyển quyền khác

Thừa kế QSDĐ ở xã Tiên Phong từ năm 2011 - 2013 diễn ra ít nguyên nhân là do:

- Về bản chất đây là một quan hệ đặc biệt mang tính chất dân sự và có tính thời gian thực hiện chậm hơn so với các hình thức chuyển QSD đất khác, không theo ý muồn của con người.

- Hoạt động của hình thức này phụ thuộc vào trình độ dân trí và phong tục tập quán của người dân. Hầu hết, từ xưa đến nay việc để lại thừa kế được thực hiện bằng miệng không có văn bản chứng nhận và việc thừa kế đều đƣợc thỏa thuận trong gia đình.

- Trường hợp nữa là do nhu cầu tách riêng khẩu của con cái ra riêng với ba mẹ, cha mẹ già yếu không lao động đƣợc nữa do vậy họ tách riêng cho các con ổn định cuộc sống. Vậy nên đất đai đƣợc cha mẹ tặng cho QSD đất khi còn sống chứ không phải để lại di trúc khi mất.Một phần nữa khi cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con cái là hình thức không phải chịu

thuế nhà nước còn thừa kế thì phải chịu thuế nên người dân sẽ làm theo hình thức tặng cho quyền sử dụng đất.

Trong thời gian tới, cần tuyên truyền, giải thích pháp luật về thừa kế cũng như các vấn đề liên quan tới người dân, để người dân hiểu và thực hiện nhằm đem lại lợi ích cho nhà nước cũng như lợi ích cho chính bản thân họ.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)