HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ TIÊN PHONG

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 40 - 44)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ TIÊN PHONG

4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI XÃ TIÊN PHONG

4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong

Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong đƣợc thống kê chi tiết hàng năm nhằm xác định rõ diện tích từng loại đất, từ đó có biện pháp chuyển đổi hợp lí. Chi tiết hiện trạng sử dụng đất của xã năm 2013 đƣợc cụ thể qua bảng 4.1.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tiên Phong năm 2013 STT Mục đích sử dụng Diện

tích (ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1493,48 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 1194,17 79,96

1.1 Đất lúa nước DLN 679,18 45,48

1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 169,80 11,37

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 299,40 20,05

1.4 Đất rừng sản xuất RSX 18,63 1,25

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NST 27,16 1,82

2 Đất phi nông nghiệp PNN 287,15 19,23

2.1 Đất trụ sở CQ, CTSN CTS 0,55 0,04

2.2 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,09 0,01 2.3 Đát sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 12,39 0,83 2.4 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng TTN 3,53 0,24 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 16,46 1,10 2.6 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 4,50 0,30

2.7 Đất sông, suối SON 62,20 4,16

2.8 Đất bằng phát triển hạ tầng DHT 83,14 5,57

2.9 Đất ở nông thôn ONT 104,29 6,98

3 Đất chƣa sử dụng DCS 12,6 0,81

(Nguồn số liệu xã Tiên Phong)

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất của UBND xã Tiên Phong năm 2013 nhƣ sau: Tổng diện tích tự nhiên theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 là 1493,48 ha trong đó cơ cấu các loại đất nhƣ sau:

* Nhóm đất nông nghiệp có 1194,17 ha, chiếm 79,96% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

+ Đất cây hàng năm còn lại: 169,80 ha, chiếm 11,37% diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng lúa nước: 679,18 ha chiếm 45,48% diện tích tự nhiên.

+ Đất trồng cây lâu năm: 299,40 ha, chiếm 20,05% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất rừng sản xuất có 18,63 ha, chiếm 1,25% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất nuôi trồng thủy sản: Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản có 27,16 ha, chiếm 1,82% tổng diện tích đất tự nhiên.

* Nhóm đất phi nông nghiệp có 287,15ha, chiếm 19,23% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:

- Đất ở có 104,29 ha, chiếm 6,98% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất có mặt nước chuyên dùng của xã hiện có 4,50 ha, chiếm 0,30% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 0,55 ha, chiếm 0,04% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp có 0,09 ha, chiếm 0,01% diện tích đất tự nhiên.

+ Đất tôn giáo, tín ngƣỡng: 3,53 ha, bằng 0,24% tổng diện tích tự nhiên, đây là đất xây dựng đình, chùa, miếu… phân bố ở các khu dân cƣ.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: có 16,46 ha, bằng 1,10% diện tích tự nhiên.

+ Đất sông suối: có 62,20 ha, bằng 4,16% diện tích tự nhiên.

+ Đất sản xuất vật liệu gốm xứ: có 12,39 ha, chiếm 0,83% diện tích đất tự nhiên.

* Nhóm đất chƣa sử dụng của xã là 12,6 ha, chiếm 0,81% diện tích đất tự nhiên.

Qua bảng số liệu, có thể thấy diện tích đất phi nông nghiệp thấp hơn diện tích đất nông nghiệp khá rõ rệt, cho thấy xu thế phát triển của xã Tiên Phong là làm nông nghiệp, phát triển nông nghiệp là chủ yếu, các ngành dịch vụ, tiểu

thủ công nghiệp, công nghiệp đang đƣợc đầu tƣ khuyến khích cho phát triển đúng với đường lối chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước.

4.2.2. Sơ lược về thực trạng quản lý đất đai tại xã Tiên Phong

* Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất Việc tổ chức thực hiện Luật Đất đai, các văn bản dưới luật của xã đang ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế đƣợc những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất, đã hoàn thành đƣợc những nhiệm vụ, kế hoạch của xã cũng nhƣ cấp trên đề ra.

* Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Kết quả của các dự án là đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí hệ thống cây trồng hợp lý, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất đến người sử dụng đất nông nghiệp, mà còn là cơ sở giải quyết nhƣng tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Công tác lập bản đồ địa chính xã: Xã Tiên Phong đã đƣợc đo vẽ thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 đối với đất ở và đất lúa nước và thường xuyên đƣợc chỉnh lý biến động theo thực tế.

* Công tác quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất

Xã đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006 - 2010 và đƣợc Ủy ban nhân dân huyện Phổ Yên phê duyệt. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất hợp lý.

Công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của xã đã thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để, đề nghị huyện bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

* Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.

Đất đai của xã đã đƣợc thống kê hàng năm theo quy định của nghành, 5 năm tổ chức kiểm kê đất đai. Năm 2010 xã đã hoàn thành công tác kiểm kê

đất đai định kỳ 5 với chất lƣợng đƣợc nâng cao, hạn chế đƣợc tình trạng sai lệch về số liệu, sai lệch bản đồ so với thực tế.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn xã tiên phong huyện phổ yên tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)