Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC PHỤNG SỰ GẮN VỚI SỰ HY SINH CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CẤP CƠ SỞ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Ở chương 2, đưa ra một số khái niệm, các nghiên cứu trước, mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan trong mô hình. Cụ thể, mô hình được đề xuất:

H1: Duy trì tốt Văn hóa phụng sự công trong tổ chức Đoàn tác động tích cực đến động lực phụng sự công của các Đoàn viên tại huyện Giang Thành.

H2: Duy trì tích cực phong thái Lãnh đạo cống hiến trong tổ chức Đoàn tác động tích cực đến động lực phụng sự công của các Đoàn viên thanh niên huyện Giang Thành.

Để có cách nhìn trực quan hơn về các nhóm nhân tố và biến quan sát, trong phần này tác giả sẽ trình bày cơ sở hình thành thang đo và tổng hợp các thang đo sử dụng.

Từ những thang đo phổ biến nhất đã được khẳng định giá trị qua các nghiên cứu trước, tác giả sử dụng bảng câu hỏi sau cùng cho tất cả các thang đo. Cụ thể, các nhóm nhân tố trong mô hình như: lãnh đạo phụng sự của Ehrhart (2004); văn hóa phụng sự của Liden và ctg (2014); và nhân tố động lực phụng sự của Perry (1997) nhưng không chọn thang đo nhân tố động lực phụng sự của Perry (1996) do thang đo Perry (1997) phù hợp với nội dung đề tài mà tác giả chọn.

Các thang đo sau khi được tập hợp, biên dịch và điều chỉnh thật phù hợp với môi trường, điều kiện của cán bộ Đoàn hiện nay. Tác giả trao đổi với 11 cá nhân đang làm việc và có kinh nghiệm với công tác đoàn gồm Lãnh đạo huyện ủy, Phòng nội vụ, Cán bộ huyện đoàn. Kết quả cho thấy, những người được phỏng vấn rất nhiệt tình xây dựng, đóng góp ý kiến sửa đổi bổ sung vào bảng khảo sát cho phù hợp với những nội dung vấn đề cần nghiên cứu. Kết quả quá trình nghiên cứu định tính được trình bày dưới đây từ đó hình thành bảng hỏi chính thức gồm 02 yếu tố độc lập và 01 yếu tố phụ thuộc.

Phỏng vấn thử 05 cán bộ Đoàn thành niên cấp cơ sở để xem mức độ hiểu biết câu hỏi, sau đó điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

3.2.2 Xây dựng thang đo

Thang đo Văn hóa phụng sự:

Nghiên cứu của Liden và ctg (2014) về mối quan hệ giữa lãnh đạo phụng sự và văn hóa phụng sự nêu lên thang đo về văn hóa phụng sự gồm 07 biến quan sát. Phỏng

vấn định tính cho thấy tất cả các đáp viên đều đồng ý với nội dung của các thang đo được trình bày trong Bảng 3.1, cụ thể như sau:

Bảng 3.1 Thang đo Văn hóa phụng sự

TT Mã hóa Nội dung biến quan sát Nguồn

1 VHPS1

Cấp ủy và cán bộ đoàn chúng tôi có tinh thần phát hiện những vấn đề không ổn trong quá trình xử lý công việc.

Liden và Ctg (2014), Thảo luận nhóm 2 VHPS2 Cấp ủy và cán bộ đoàn chúng tôi luôn dành ưu tiên

cho phát triển nghề nghiệp của bản thân.

3 VHPS3 Cấp ủy và cán bộ đoàn chúng tôi luôn hỗ trợ người khác nếu họ có vấn đề cá nhân

4 VHPS4 Cấp ủy và cán bộ đoàn chúng tôi luôn nêu cao tầm quan trọng việc đóng góp cho cộng đồng

5 VHPS5 Cấp ủy và cán bộ đoàn chúng tôi luôn đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích cá nhân

6 VHPS6

Cấp ủy và cán bộ đoàn chúng tôi tự tin Trao quyền cho người khác để giải quyết những tình huống khó khăn.

7 VHPS7

Cấp ủy và cán bộ đoàn không vì hoàn thành công việc chung mà đánh đổi những nguyên tắc đạo đức.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

Thang đo lãnh đạo phụng sự:

Trong một nghiên cứu vào năm 2004 về phong cách lãnh đạo và công bằng quy trình, Ehrhart đã giới thiệu thang đo về lãnh đạo phụng sự gồm 14 biến quan sát. Phỏng vấn định tính cho thấy tất cả các đáp viên đều đồng ý với nội dung của các thang đo.

Riêng có 01 biến không phù hợp với thực tế của cán bộ Đoàn vì câu hỏi trừu tượng, gây khó hiểu và dễ dẫn đến nhầm lẫn trong khi phỏng vấn. Do đó, thang đo về lãnh đạo phụng sự được thể hiện ở Bảng 3.2, cụ thể như sau:

Bảng 3.2 Thang đo Lãnh đạo phụng sự

TT Mã hóa Nội dung biến quan sát Nguồn

1 LDPS1 Cấp ủy tôi luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ thân thiết gắn bó với mọi người trong tổ chức.

Ehrhart (2004), Thảo luận nhóm 2 LDPS2 Cấp ủy Tôi luôn tạo dựng tinh thần mình vì mọi

người trong quá trình lãnh đạo công tác.

3 LDPS3 Cấp ủy đơn vị Tôi khi ra quyết định luôn tôn trọng các ý kiến của tập thể.

4 LDPS4 Cấp ủy tôi khi ra quyết định luôn cố gắng đạt sự đồng thuận cao nhất trong tổ chức.

5 LDPS5 cấp ủy Tôi sẵn sàng chia sẻ tình cảm với mọi người bên cạnh công việc chung.

6 LDPS6 Cấp ủy tôi luôn quan tâm Phát triển cá nhân của cán bộ đoàn đoàn viên thanh niên.

7 LDPS7 cấp ủy Tôi Yêu cầu cán bộ đoàn đoàn viên thanh niên tuân thủ chuẩn mực đạo đức công vụ cao.

8 LDPS8 Cấp ủy Tôi luôn giữ lời hứa của mình với các cộng sự dưới quyền.

9 LDPS9

Cấp ủy Tôi vừa quan tâm đến công việc tác nghiệp và Vừa quan tâm đến những kế hoạch tương lai cho tập thể.

10 LDPS10

Cấp ủy Tôi thể hiện kiến thức sâu rộng và luôn quan tâm đến việc tìm ra giải pháp tốt nhất cho các vấn đề phát sinh.

11 LDPS11 Cấp ủy Tôi luôn tạo điều kiện để cán bộ đoàn đoàn viên thanh niên phát huy hết năng lực của họ.

12 LDPS12 Cấp hủy tôi khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động tình nguyện gắn với cộng đồng.

13 LDPS13 Cấp ủy Tôi luôn nêu cao tầm quan trọng của việc đóng góp cho cộng đồng.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính

Thang đo Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh:

Khái niệm động lực phụng sự công (Public Service Motivation - gọi tắt là PSM) được đặt ra lần đầu tiên vào năm 1982 bởi Rainey (Rainey, 1982). Tuy nhiên, thang đo động lực phụng sự công đầu tiên và được sử dụng rộng rãi hiện nay được phát triển bởi Perry (1997). Ở khái niệm sự tự hy sinh, có 09 biến quan sát qua thảo luận nhóm, thang đo được điều chỉnh như sau:

Bảng 3.3 Thang đo Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh

TT Mã hóa Nội dung biến quan sát Nguồn

1 DLPS1 Tôi tin rằng phải đặt trách nhiệm lên trên lợi ích bản thân.

Perry 1997, Thảo luận nhóm 2 DLPS2 Tăng thu nhập sẽ quan trọng với tôi hơn là làm

việc vì quyền lợi chung.

3 DLPS3 Tôi sẵn sàng hy sinh lợi ích bản thân để phục vụ cho lợi ích của cộng đồng.

4 DLPS4 Tôi sẵn sàng đánh đổi tổn thất cá nhân để phục vụ cho xã hội.

5 DLPS5 Những công việc tôi làm là vì lợi ích của cộng đồng.

6 DLPS6 Tôi là một trong số ít người dám nhận lấy tổn thất về mình để giúp người khác.

7 DLPS7 phụng sự nhân dân mang đến cho tôi cảm giác thăng hoa ngay cả khi không được trả công.

8 DLPS8 Hầu hết những việc tôi làm vì một lý tưởng cao cả hơn bản thân mình.

9 DLPS9 Tôi luôn sẵn sàng xung phong đến những nơi khó khăn nhất phục vụ lợi ích cộng đồng.

Nguồn: Kết quả nghiên cứu định tính 3.2.2 Nghiên cứu đinh lượng

Nghiên cứu định lượng (Quanlitative research method) là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp cho vấn đề nghiên cứu là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một

kết quả nào đó, tác động của việc can thiệp vào một vấn đề nào đó bằng chính sách kinh tế, hay phân tích dự báo sự xuất hiện của sự vật hiện tượng theo những điều kiện cho trước. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết hay cách giải thích (Trần Tiến Khai, 2014). Mục đích nghiên cứu định lượng nhắm đến việc lượng hóa vấn đề nghiên cứu bằng cách mô tả sự kiện bằng những con số, làm tiền đề cho việc phân tích và xử lý áp dụng thống kê (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Trong nghiên cứu này, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua việc khảo sát cán bộ Đoàn thanh niên cấp cơ sở trên địa bàn huyện Giang Thành. Các phương pháp phân tích dữ liệu để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn thanh niên huyện Giang Thành bao gồm thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy bội, kiểm định sự khác biệt.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC PHỤNG SỰ GẮN VỚI SỰ HY SINH CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CẤP CƠ SỞ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)