Phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC PHỤNG SỰ GẮN VỚI SỰ HY SINH CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CẤP CƠ SỞ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Phân tích nhân tố khám phá

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Crobach’s Alpha cho thấy, các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy. Điều này chứng tỏ, các biến quan sát của các thang đo ở yếu tố độc lập và yếu tố phụ thuộc đều được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho các biến quan sát của các yếu tố độc lập và phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu như sau:

• Phân tích nhân tố khám phá các biến độc lập:

Kết quả phân tích EFA của 20 biến quan sát của 02 yếu tố độc lập trong mô hình nghiên cứu gồm Văn hóa phụng sự và Lãnh đạo phụng sự được cho bởi các Bảng 4.4, 4.5, 4.6. Cụ thể, như sau:

Hệ KMO = 0,848 > 0,6 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Do đó, dự liệu đưa vào phân tích nhân tố là thích hợp (Bảng 4.4).

Kết quả tổng kết giải thích phương sai chứng tỏ, các nhân tố được rút ra giải thích được 54,804% sự biến thiên của dữ liệu (Bảng 4.5).

Kết quả phân tích nhân tố cũng chỉ ra, có 02 nhân tố được rút ra với các giá trị hệ số nhân tố tải của 20 biến quan sát đều lớn hơn 0,5. Chứng tỏ, không có biến quan sát

nào bị loại bỏ ở bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Bảng 4.6). Mặt khác, các nhân tố được rút ra tương đồng với lý thuyết xây dựng thang đo cho từng yếu tố độc lập trong mô hình nghiên cứu đều xuất.

Bảng 4.4 Kiểm định KMO and Bartlett các biến độc lập

Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 0,848

Kiểm định Bartlett's Xấp xỉ Chi bình phương 2164,803

Bậc tự do 190

Mức ý nghĩa 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu

Bảng 4.5 Tổng kết giải thích phương sai các biến độc lập

Nhân tố

Giá trị đặc trưng ban đầu Tổng bình phương khi rút nhân tố

Tổng bình phương khi xoay nhân tố

Tổng

% phương

sai

% tích

lũy Tổng

% phương

sai

% tích lũy Tổng

% phương

sai

% tích lũy 1 7,068 35,342 35,342 7,068 35,342 35,342 6,536 32,680 32,680 2 3,892 19,462 54,804 3,892 19,462 54,804 4,425 22,124 54,804 3 0,989 4,947 59,751

4 0,932 4,659 64,409 5 0,809 4,047 68,456 6 0,765 3,826 72,282 7 0,722 3,610 75,892 8 0,658 3,288 79,180 9 0,624 3,119 82,299 10 0,561 2,805 85,103

… … … …

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu

Bảng 4.6 Ma trận xoay nhân tố các biến độc lập Nhân tố

1 2

VHPS1 0,623

VHPS2 0,735

VHPS3 0,752

VHPS4 0,741

VHPS5 0,854

VHPS6 0,886

VHPS7 0,821

LDPS1 0,757

LDPS2 0,719

LDPS3 0,677

LDPS4 0,698

LDPS5 0,777

LDPS6 0,713

LDPS7 0,733

LDPS8 0,614

LDPS9 0,688

LDPS10 0,704

LDPS11 0,687

LDPS12 0,600

LDPS13 0,748

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu

- Yếu tố Văn hóa phụng sự được tạo thành bởi 07 biến quan sát VHPS1, VHPS2, VHPS3, VHPS4, VHPS5, VHPS6, VHPS7. Ta tạo biến Văn hóa phụng sự bằng trung bình chung mức độ đồng ý các biến quan sát ở yếu tố này như sau:

VHPS = mean(VHPS1,VHPS2,VHPS3,VHPS4,VHPS5,VHPS6,VHPS7)

- Yếu tố Lãnh đạo phụng sự được tạo thành bởi 13 biến quan sát LDPS1, LDPS2, LDPS3, LDPS4, LDPS5, LDPS6, LDPS7, LDPS8, LDPS9, LDPS10, LDPS11,

LDPS12, LDPS13. Ta tạo biến Lãnh đạo phụng sự bằng trung bình chung mức độ đồng ý của 13 biến quan sát ở yếu tố này như sau:

LDPS=mean(LDPS1,LDPS2,LDPS3,LDPS4,LDPS5,LDPS6,LDPS7,LDPS8, LDPS9, LDPS10,LDPS11,LDPS12,LDPS13)

• Phân tích nhân tố khám phá các biến phụ thuộc:

Kết quả phân tích EFA của 09 biến quan sát của yếu tố phụ thuộc Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh được cho bởi các Bảng 4.7, 4.8, 4.9. Cụ thể, như sau:

Hệ KMO = 0,835 > 0,6 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Do đó, dự liệu đưa vào phân tích nhân tố là thích hợp (Bảng 4.7).

Bảng 4.7 Kiểm định KMO and Bartlett nhân tố phụ thuộc

Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin 0,835

Kiểm định Bartlett's Xấp xỉ Chi bình phương 953,045

Bậc tự do 36

Mức ý nghĩa 0,000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu

“Bảng 4.8 Tổng kết giải thích phương sai nhân tố phụ thuộc Nhân

tố

Giá trị đặc trưng ban đầu Tổng bình phương khi rút nhân tố Tổng % phương sai % tích lũy Tổng % phương sai % tích lũy

1 5,007 55,636 55,636 5,007 55,636 55,636

2 0,987 10,966 66,602

3 0,796 8,840 75,441

4 0,589 6,545 81,986

5 0,525 5,833 87,819

6 0,404 4,492 92,311

7 0,280 3,114 95,426

8 0,255 2,838 98,263

9 0,156 1,737 100,000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu

Kết quả tổng kết giải thích phương sai chứng tỏ, các nhân tố được rút ra giải thích được 55,636% sự biến thiên của dữ liệu (Bảng 4.8).

Kết quả phân tích nhân tố cũng chỉ ra, có 01 nhân tố được rút ra với các giá trị hệ số nhân tố tải của 09 biến quan sát đều lớn hơn 0,5. Chứng tỏ, không có biến quan sát nào bị loại bỏ ở bước phân tích nhân tố khám phá (EFA) (Bảng 4.9). Mặt khác, các nhân tố được rút ra tương đồng với lý thuyết xây dựng thang đo cho yếu tố phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu đều xuất.

Bảng 4.9 Ma trận xoay nhân tố của nhân tố phụ thuộc Nhân tố

1

DLPS1 0,712

DLPS2 0,672

DLPS3 0,835

DLPS4 0,801

DLPS5 0,745

DLPS6 0,715

DLPS7 0,818

DLPS8 0,660

DLPS9 0,735

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu

- Yếu tố Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh được tạo thành bởi 09 biến quan sát DLPS1, LDPS2, DLPS3, DLPS4, DLPS5, DLPS6, DLPS7, DLPS8, DLPS9.

Ta tạo biến Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh bằng trung bình chung mức độ đồng ý của 09 biến quan sát ở yếu tố này như sau:

DLPS=mean(DLPS1,LDPS2,DLPS3,DLPS4,DLPS5,DLPS6,DLPS7,DLPS8,DLPS9).

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC PHỤNG SỰ GẮN VỚI SỰ HY SINH CỦA CÁN BỘ ĐOÀN THANH NIÊN CẤP CƠ SỞ HUYỆN GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)