CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Kiểm định sự khác biệt
Để kiểm định sự khác biệt giữa trung bình hai đám đông theo cách chọn mẫu độc lập (trong đó hai mẫu được chọn riêng biệt từ hai đám đông), ta sử dụng kiểm định trung bình Independent samples t-test. Trong phép kiểm định này, nếu mức ý nghĩa Sig. của kiểm định F (kiểm định Levene) > 0,05 thì khi đọc kết quả của kiểm định t chúng ta phải đọc ở dòng thứ nhất (lấy giá trị Sig. ở dòng phương sai đồng nhất); ngược lại chúng ta phải đọc kết quả so sánh hai trung bình ở dòng thứ hai (lấy giá trị Sig. ở dòng phương sai không đồng nhất). ANOVA là tên gọi tắt của phương pháp phân tích phương sai (Analysis of variance) được sử dụng để so sánh trung bình từ ba đám đông trở lên (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Việc kiểm định này giúp kiểm tra xem giữa các nhóm cán bộ Đoàn cơ sở khác nhau thì động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh có giống nhau hay không.
4.6.1 Kiểm định sự khác biệt động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh theo đặc điểm giới tính
Thống kê Levene Test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau. Kết quả Bảng 4.15 cho thấy, mức ý nghĩa 0,152 > 0,05, ta chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là có thể nói rằng phương sai của 2 nhóm nam nữ bằng nhau.
Kiểm định Independent – samples T-test với giả thuyết H0: Trung bình động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của hai nhóm nam nữ là như nhau. Kết quả kiểm định T-test cho trường hợp hai phương sai bằng nhau ở Bảng 4.15 là 0,039 < 0,05, nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở huyện Giang Thành giữa hai nhóm nam và nữ.
Bảng 4.15 Kiểm định T-test theo giới tính Kiểm định F
về sự cân bằng của phương sai
Kiểm địng t về sự cân bằng của trung bình
Kiểm định
F
Độ tin cậy (Sig.)
Kiểm định t
Bậc tự do (df)
Mức ý nghĩa (2bên)
Sự khác biệt về
giá trị trung bình
Sự khác biệt phần dư
chuẩn hoá
Khoảng tin cậy 95% của
sự khác biệt Thấp
hơn
Cao hơn Phương sai
của 2 biến bằng nhau
2,070 0,152 2,081 186 0,039 0,2049 0,0984 0,010 0,3991 Phương sai
của 2 biến không bằng
nhau
2,093 169,42 0,038 0,2049 0,0978 0,011 0,3981
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh theo đặc điểm dân tộc
Để kiểm định khác biệt động lực phụng sự công theo đặc điểm dân tộc, kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances ở Bảng 4.16 cho thấy mức ý nghĩa Sig =
0,390 > 0,05, vậy ta có thể chấp nhận giả thuyết H0 rằng phương sai của các tổng thể bằng nhau, hay có thể nói phương sai của Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh giữa các nhóm dân tộc không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.16 Kiểm định phương sai giữa các nhóm dân tộc
Levene Statistic Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa (Sig.)
0,947 2 185 0,390
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở theo đặc điểm dân tộc. Kết quả Bảng 4.17 cho thấy, mức ý nghĩa 0,433 > 0,05, điều này chứng tỏ động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở khối đoàn thể ở các nhóm dân tộc khác nhau là như nhau.
Bảng 4.17 Phân tích ANOVA về dân tộc
Tổng bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình bình
phương Thống kê F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm 0,759 2 0,379 0,841 0,433
Trong các nhóm 83,478 185 0,451
Tổng cộng 84,237 187
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh theo đặc điểm nhóm tuổi
Để kiểm định khác biệt động lực phụng sự công theo đặc điểm nhóm tuổi, kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances ở Bảng 4.18 cho thấy mức ý nghĩa Sig
= 0,236> 0,05, vậy ta có thể chấp nhận giả thuyết H0 rằng phương sai của các tổng thể bằng nhau, hay có thể nói phương sai của Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh giữa các nhóm tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.18 Kiểm định phương sai giữa các nhóm tuổi
Levene Statistic Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa (Sig.)
1,429 3 184 0,236
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở theo đặc điểm nhóm tuổi. Kết quả Bảng 4.19 cho thấy, mức ý nghĩa 0,580 > 0,05, điều này chứng tỏ động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở khối đoàn thể ở các nhóm tuổi khác nhau là như nhau.
Bảng 4.19 Phân tích ANOVA về nhóm tuổi
Tổng bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình bình
phương Thống kê F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm 0,892 3 0,297 0,656 0,580
Trong các nhóm 83,345 184 0,453
Tổng cộng 84,237 187
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
4.6.4 Kiểm định sự khác biệt động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh theo đặc điểm học vấn
Để kiểm định khác biệt động lực phụng sự công theo đặc điểm nhóm học vấn, kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances ở Bảng 4.20 cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0,608> 0,05, vậy ta có thể chấp nhận giả thuyết H0 rằng phương sai của các tổng thể bằng nhau, hay có thể nói phương sai của Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh giữa các nhóm học vấn không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.20 Kiểm định phương sai giữa các nhóm học vấn
Levene Statistic Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa (Sig.)
0,499 2 185 0,608
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở theo đặc điểm nhóm học vấn.
Kết quả Bảng 4.21 cho thấy, mức ý nghĩa 0,913 > 0,05, điều này chứng tỏ động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở khối đoàn thể ở các nhóm học vấn khác nhau là như nhau.
Bảng 4.21 Phân tích ANOVA về nhóm học vấn
Tổng bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình bình
phương Thống kê F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm 0,083 2 0,042 0,091 0,913
Trong các nhóm 84,154 185 0,455
Tổng cộng 84,237 187
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
4.6.5 Kiểm định sự khác biệt động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh theo đặc điểm thời gian công tác
Để kiểm định khác biệt động lực phụng sự công theo đặc điểm thời gian công tác, kết quả của bảng Test of Homogeneity of Variances ở Bảng 4.22 cho thấy mức ý nghĩa Sig = 0,727> 0,05, vậy ta có thể chấp nhận giả thuyết H0 rằng phương sai của các tổng thể bằng nhau, hay có thể nói phương sai của Động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh giữa các nhóm học vấn không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4.22 Kiểm định phương sai giữa các nhóm thời gian công tác
Levene Statistic Bậc tự do (df1) Bậc tự do (df2) Mức ý nghĩa (Sig.)
0,436 3 184 0,727
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để xem xét sự khác biệt về động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở theo đặc điểm nhóm thời gian công tác. Kết quả Bảng 4.23 cho thấy, mức ý nghĩa 0,844 > 0,05, điều này chứng tỏ động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở khối đoàn thể ở các nhóm thời gian công tác khác nhau là như nhau.
Bảng 4.23 Phân tích ANOVA về nhóm thời gian công tác
Tổng bình phương
Bậc tự do (df)
Trung bình bình
phương Thống kê F
Mức ý nghĩa (Sig.)
Giữa các nhóm 0,374 3 0,125 0,273 0,844
Trong các nhóm 83,863 184 0,456
Tổng cộng 84,237 187
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
4.6.6 Kiểm định sự khác biệt động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh theo đặc điểm chức vụ
Thống kê Levene Test được tiến hành với giả thuyết H0 rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau. Kết quả Bảng 4.24 cho thấy, mức ý nghĩa 0,027 < 0,05, ta bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là có thể nói rằng phương sai của 2 nhóm chức vụ khác nhau.
Bảng 4.24 Kiểm định T-test theo giới tính Kiểm định F
về sự cân bằng của phương sai
Kiểm địng t về sự cân bằng của trung bình
Kiểm định
F
Độ tin cậy (Sig.)
Kiểm định t
Bậc tự do (df)
Mức ý nghĩa (2bên)
Sự khác biệt về
giá trị trung bình
Sự khác biệt phần dư
chuẩn hoá
Khoảng tin cậy 95% của
sự khác biệt Thấp
hơn
Cao hơn Phương sai
của 2 biến bằng nhau
4,965 0,027 -1,371 186 0,172 -0,13401 0,09776 -0,32 0,058 Phương sai
của 2 biến không bằng
nhau
-1,362 176,14 0,175 -0,13401 0,09840 -0,32 0,060
Nguồn: Kết quả phân tích số liệu
Kiểm định Independent – samples T-test với giả thuyết H0: Trung bình động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của hai nhóm chức vụ là như nhau. Kết quả kiểm định T-test cho trường hợp hai phương sai bằng nhau ở Bảng 4.23 là 0,175 < 0,05, nghĩa là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về động lực phụng sự công gắn với sự hy sinh của cán bộ Đoàn cơ sở huyện Giang Thành giữa hai nhóm chức vụ như nhau.