Cơ sở thực tiễn – thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Park View Huế (Trang 27 - 30)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VĂN HÓA

1.2. Cơ sở thực tiễn – thực trạng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Vài nét đặc trưng về văn hóa doanh nghiệp ở các nước trên thế giới Theo các nhà nghiên cứu cho biết: hầu hết các doanh nghiệp thành công trên thế giới đều duy trì, giữ gìn nét VHDN của mình thành nếp sinh hoạt truyền thống để giáo dục cho cán bộ, công nhân, người lao động của doanh nghiệp đó. Điều cần nói đến đây là sự khác biệt giữa các nền văn hóa của các dân tộc có khác nhau nên VHDN cũng khác nhau, theo đó là sự tác động ảnh hưởng cũng khác nhau đến người lao động, người sử dụng thành quả lao động đó cũng khác nhau.

Trên thực tế, mỗi nền văn hóa khác nhau đều đưa đến nhận thức khác nhau và tác động đến hệ thống VHDN khác nhau. Ở Nhật Bản, những người lao động thường làm việc suốt đời cho một công ty, công sở, họ được xếp theo trình độ tay nghề và bề dày công tác. Chính VHDN kiểu Nhật Bản đã tạo cho doanh nghiệp một không khí làm việc dựa trên cơ sở mối quan hệ với các thành viên như trong một gia đình, họ gắn bó với nhau chặt chẽ trong quá trình làm việc và sinh hoạt. Lãnh đạo doanh nghiệp luôn quan tâm đến các thành viên về mọi mặt, cả về vật chất lẫn tinh thần, người lao động được tạo điều kiện để học hỏi và đào tạo từ nguồn vốn của doanh nghiệp.

Đại học Kinh tế Huế

Tại Mỹ và các nước phương Tây, do việc quyết định số phận của một doanh nghiệp là do các cổ đông, cổ đông thì luôn yêu cầu nhà quản lý phải nâng cao chỉ số cổ tức. Vì mục đích lợi nhuận được đặt lên hàng đầu nên VHDN được đặt sang hoàng thứ yếu, và vì vậy ngày càng xuất hiện nhiều người bị thất nghiệp do không có công việc làm. Đây là mặt trái nhưng qua đó cũng cho thấy, người lao động dù ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải luôn cố gắng, tự nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề đảm bảo có công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống cho cá nhân gia đình.

Do vậy dù doanh nghiệp ở đâu, VHDN cũng luôn tồn tại và nó tồn tại trong chính mỗi thành viên của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, VHDN luôn có đặc thù riêng, đó là bản sắc dân tộc

Thực trạng VHDN ở các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

VHDN Việt Nam được hình thành là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này đến thế hệ khác mà chúng ta cần gìn giữ và bồi đắp trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. VHDN nước ta tiếp thu những nhân tố văn hóa trong kinh doanh hình thành qua nhiều năm của các nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời phát huy và tiếp thu những tinh hoa văn hóa trong kinh doanh của cha ông, vận dụng phù hợp với đặc điểm của xã hội ngày nay, đó là hiện đại hóa truyền thống đi đôi với sự truyền thống hóa hiện đại. Chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền thống và hiện đại, đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành VHDN mang đặc sắc Việt Nam

Tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại, chỉ có những doanh nghiệp lớn mới nhận thức rõ tầm quan trọng của VHDN, thực sự xây dựng VHDN cho doanh nghiệp mình.

Bên cạnh đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa thực sự chú trọng tới nhân tố gắn kết, phát triển con người, chính là yếu tố VHDN. Vì vậy, sự phát triển của họ chỉ dừng lại ở một mức độ nào đó và ít tạo dấu ấn riêng cho mình.

Nhìn chung, văn hóa công sở và VHDN của nước ta còn có những mặt hạn chế nhất định. Đó là môt nền văn hóa được xây dựng trên nền tảng dân trí thấp, môi trường

Đại học Kinh tế Huế

làm việc có nhiều bất cập, dẫn đến những cái nhìn ngắn hạn, chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, chưa có tính chuyên nghiệp, còn bị ảnh hưởng bởi tàn dư của nền kinh tế bao cấp, chưa có cơ chế dùng người thỏa đáng với từng vị trí làm việc, có sự bất cập trong giáo dục và đào tạo. Mặt khác, VHDN của Việt Nam còn các yếu tố khác chi phối.

VHDN Việt Nam có thể khái quát như sau:

Thời phong kiến, đế quốc, lịch sử đã ghi lại tên tuổi của những doanh nhân như Bạch Thái Bưởi được coi là “vua vận tải đầu thế kỷ XX”. Nguyễn Sơn Hà chủ hãng sơn Resistanco đã dùng thương hiệu của mình đánh bại nhiều thương hiệu hãng sơn đương thời. Trần Chánh Chiếu đã chủ trì nhiều cơ sở kinh doanh. Trương Văn Bền với nhãn hiệu xà phòng Cô Ba nổi tiếng. Thời đó, với phong trào cách tân đất nước đã kích thích nhiều người Việt lập ra những hãng buôn lớn, đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh. Qua đó có thể khẳng định trên khắp đất nước ta trong những năm bị đế quốc thống trị, đã có nhiều doanh nhân hiểu được nỗi đau mất nước, thân phận nô lệ nên quyết tâm đề cao tinh thần dân tộc trong kinh doanh – đó là nội dung cơ bản của VHDN thời đó.

Thời kỳ thực hiện thể chế kế hoạch hóa tập trung, văn hóa trong các doanh nghiệp không thể hiện rõ nhưng trong thời kỳ này cũng xuất hiện một số mô hình kinh doanh có hiệu quả, đã nêu lên một số đặc trưng của VHDN thời kỳ đó, tinh thần dám nghĩ dám làm, năng động, sáng tạo vươn lên khắc phục khó khăn, thiếu thốn và là tiền đề VHDN cho thế hệ doanh nhân, doanh nghiệp ngày nay kế thừa và phát triển.

Từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986) và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được chấp nhận mở ra cho các doanh nghiệp, doanh nhân nước ta những điều kiện mới có ý nghĩa quyết định để từ đó hình thành VHDN phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội ở nước ta, đó là VHDN Việt Nam và là động lực để phát huy sức mạnh dân tộc cho công cuộc chấn hưng đất nước. Mọi người được tự do phát huy tài năng, trí tuệ trong kinh doanh, làm giàu chính đáng cho mình và cho đất nước. Công cuộc đổi mới đã tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển dân

Đại học Kinh tế Huế

doanh, đội ngũ doanh nhân mới, hình thành và phát triển văn hóa doanh nhân mới, mở đường cho sự hình thành và phát triển của VHDN Việt Nam.

Theo PGS TS. Nguyễn Thu Linh (phó Viện trưởng Viện các vấn đề phát triển), Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế, quản lý các doanh nghiệp theo mô hình nông nghiệp, các doanh nghiệp cũng dễ nhận thấy rằng: những vấn đề về mặt kỹ thuật không đưa lại những thách thức bằng vấn đề hiểu và động viên các nhân viên cống hiến hết khả năng của mình. Và doanh nghiệp muốn thành công thì phải luôn sáng tạo ra những giá trị mới cho xã hội, mà điều này lại cần đến sự trợ giúp của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Hướng tiếp cận doanh nghiệp dưới góc độ văn hóa sẽ giúp đạt hiệu quả cao hơn trong việc huy động sự tham gia của con người trong tổ chức.

Ở Việt Nam một số doanh nghiệp đi tiên phong xây dựng VHDN là FPT, Mai Linh, Trafaco, Phù Đổng…và họ đã đo đếm được hiệu quả của phát triển doanh nghiệp trong tổ chức. Cho đến nay, vấn đề xây dựng văn hóa tổ chức và VHDN nói riêng mới được đề cập đến cả về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Park View Huế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)