PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP NÂNG CAO SỰ CAM KẾT GẮN BÓ CỦA NHÂN VIÊN VỚI KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ
NHÂN VIÊN VỚI KHÁCH SẠN PARK VIEW HUẾ
3.1. Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Khách sạn
Định hướng dài hạn: Khách sạn Park View Huế là khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, có sứ mệnh đáp ứng nhu cầu du khách với chất lượng phuc vụ tốt thông qua dịch vụ hoàn hảo nhất. Xây dựng Park View trở thành khách sạn được nhiều người biết đến. Dịch vụ khách hàng hoàn hảo là sản phẩm vàng của Khách sạn.
Định hướng ngắn hạn:
- Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh Khách sạn Park View Huế đến với du khách trong và ngoài nước.
- Quản lí đóng vai trò then chốt: Nhà quản lí không nên đòi hỏi nhân viên mà hãy làm gương và thuyết phục họ hướng đến mục tiêu chung của DN bằng chính khả năng của họ.
- Cần chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo. Việc tìm kiếm nhân viên kỹ càng, có năng lực, trình độ cũng như có thái độ làm việc tốt, tận tâm sẽ làm giảm thời gian và chi phí cho việc đào tạo. Tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi kinh nghiệm, các kỹ năng mới liên quan đến công việc, cơ hội thăng tiến lên những vị trí cao hơn, trách nhiệm nhiều hơn. Đảm bảo việc phát triển sự nghiệp cá nhân gắn liền với thành công tổ chức
- Đề cao tinh thần dám nghĩ dám làm, sáng tạo và tư duy hiện đại, luôn đổi mới của toàn thể nhân viên. Kết hợp xây dựng các chính sách khen thưởng, khích lệ kịp thời để tạo hiệu quả thực hiện.
- Tạo ra bản sắc riêng và tính thống nhất trong cam kết của lãnh đạo và của mọi thành viên trong Khách sạn về mục đích và mục tiêu mà Khách sạn phải đạt tới.
- Tiếp tục giữ vững sự ổn định, tập trung đầu tư, tăng năng lực quản trị, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ tốt nhu cầu lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác
Đại học Kinh tế Huế
3.2 Các giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên với khách sạn Park View
Qua quá trình nghiên cứu các yếu tố trong VHDN ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên đang làm việc tại Khách sạn Park View Huế, ta thấy ở mỗi yếu tố, mức độ ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó của nhân viên là khác nhau. Từ đó cho thấy, làm thế nào để nâng cao sự cam kết gắn bó của nhân viên là vấn đề cần quan tâm của nhà lãnh đạo khách sạn Park View Huế. Qua nghiên cứu, tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
3.2.1. Giao tiếp trong tổ chức
Trong quá trình làm việc, quá trình giao tiếp trao đổi thông tin giữa những thành viên trong bộ phận và giữa các bộ phận với nhau đóng vai trò rất quan trọng giúp công việc được hoàn thành tốt hơn, đảm bảo đúng yêu cầu và tiến trình của công việc. Vì vậy, để tăng mức độ cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tôi đề xuất một số giải pháp cần thiết đó là:
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp thông tin hai chiều giữa cấp trên và cấp dưới giúp nhân viên có đầy đủ thông tin để thực hiện công việc. Khi nhân viên gặp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm việc họ có thể nhận được sự hướng dẫn kịp thời của cấp trên cũng như việc cấp trên sẽ phản hồi thông tin về việc thực hiện công việc đến cấp dưới giúp họ cải tiến và thực hiện công việc tốt hơn. Ban lãnh đạo công ty nên thiết kế một kênh thông tin mở để mang lại hiệu quả tốt nhất. Tạo điều kiện thông tin được truyền đạt và phản hồi nhanh chóng, chính xác. Kênh thông tin này không chỉ phục vụ cho công việc mà còn phải là nơi nhân viên có thể thể hiện tâm tư tình cảm, gắn bó tinh thần đồng nghiệp
- Tích cực thúc đẩy mối quan hệ giữa các nhân viên hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
- Những thay đổi về các chính sách liên quan đến nhân viên trong công ty nên được thông báo đầy đủ, rõ ràng giúp họ hiểu rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của mình đối với tổ chức, từ đó thu hút sự quan tâm nhiều hơn của họ với tổ chức.
Đại học Kinh tế Huế
- Sau mỗi tháng mỗi quý thông qua các cuộc thảo luận tiến hành thu thập thông tin, đây là một trong những công cụ hiệu quả để thu thập thông tin trong tổ chức nhanh nhất và đạt hiệu quả
- Nên có những đánh giá thường xuyên về mức độ quan tâm của nhân viên, lực lượng thông tin được truyền đạt để có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi
3.2.2. Phần thưởng và sự công nhận
Khách sạn cần có những biện pháp, phần thưởng phù hợp giúp người lao động nhận thấy thành quả làm việc của mình được công nhận và được nhận lại phần thưởng xứng đáng thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên tạo ra không khí làm việc hăng say hơn.
- Thực hiện sự phản hồi của cấp trên đối với cấp dưới về việc thực hiện công việc của họ, thể hiện quan điểm giúp cho việc đánh giá năng lực và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân sau này rõ ràng hơn.
- Đưa ra những phần thưởng tương xứng với kết quả đóng góp của người lao động bằng cách xây dựng rõ ràng, cụ thể về hệ thống lương, thưởng, phụ cấp, phúc lợi trong công ty và phổ biến một cách rộng rãi để tất cả mọi người đều biết.
- Có thưởng phạt rõ ràng để khuyến khích nhân viên làm việc tốt và cảm thấy có sự quan tâm của ban lãnh đạo. Đưa ra những biện pháp xử lý đối với những nhân viên không tích cực trong công việc.
- Xây dựng nhiều chính sách động viên nhân viên như cung cấp các chương trình bảo hiểm y tế toàn diện, chế độ nghỉ dưỡng bù hoặc bổ sung, khen thưởng những nhân viên đạt thành tích xuất sắc, tặng quà hoặc tiền mặt vào các dịp lễ tết,…
- Cung cấp thông tin về chính sách nhân sự, những cơ hội giúp nhân viên có thể thăng tiến trong công việc. Việc đưa ra thông tin sẽ giúp nhân viên định hướng được mục tiêu rõ ràng, phấn đấu nỗ lực để đạt được kết quả tốt cũng như tiền đề cho sự thăng tiến của họ.
3.2.3. Hiệu quả trong việc ra quyết định
Theo như kết quả nghiên cứu nhân tố này là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất trong các nhân tố thuộc VHDN ảnh hưởng đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của nhân viên tại
Đại học Kinh tế Huế
khách sạn Park View Huế. Chứng tỏ yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc cam kết gắn bó với KS, để nâng cao nhân tố này KS cần:
- Ban lãnh đạo cần bố trí công việc phù hợp theo năng lực của mỗi người, tạo môi trường làm việc tốt nhất để nhân viên có thể phát huy hết năng lực làm việc của mình. Khi nhân viên thấy rằng doanh nghiệp có những quyết định có tính hiệu quả trong chính sách quản trị, họ sẽ cảm thấy mình có quyết định đúng đắn khi trung thành với tổ chức, họ tin tưởng doanh nghiệp và cảm nhận được vai trò quan trọng của mình trong DN, vì vậy họ sẵn sàng chấp nhận sự phân công công việc, sự chỉ thị từ cấp quản lý.
- Khách sạn nên thường xuyên tổ chức các cuộc họp để tạo điều kiện cho lãnh đạo và nhân viên tiếp xúc giao lưu với nhau và triển khai công việc trong từng giai đoạn, khuyến khích mọi nhân viên tham gia đóng góp ý kiến để xây dựng cho đơn vị.
- Khách sạn phải có hệ thống đánh giá thường xuyên, liên tục về các công việc đã thực hiện trong quá khứ, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và cùng trao đổi với mọi người trong bộ phận.
- Trước mỗi một quyết định quan trọng KS nên có thời gian thu thập thông tin từ nhân viên. Để đảm bảo hiệu quả trong việc ra quyết định công ty có thể thu thập thông tin và ý kiến phản hồi trước khi ra các quyết định quan trọng.
3.2.4. Chấp nhận rủi ro do sáng tạo và cải tiến
Điều này thật sự quan trọng và cần thiết trong môi trường cạnh tranh gay gắt ngày nay khi mà yếu tố cải tiến trở thành điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
- Các nhà quản trị nên khuyến khích nhân viên tự tin đề xuất những ý tưởng, sáng kiến, cải tiến mới trong tổ chức, thường xuyên tổ chức nhiều cuộc thi trí tuệ nhằm phát huy tinh thần sáng tạo của nhân viên tạo điều kiện tốt nhất để nhân viên sẵn sàng học hỏi, tìm tòi nghiên cứu rút kinh nghiệm từ những ý tưởng không hay đó.
- Những sáng kiến cải tiến hiệu quả mang lại lợi ích cho KS nên được đánh giá, công nhận và thưởng bằng nhiều hình thức khác nhau từ đó khiến họ tự hào và tự tin vào bản thân sẵn sàng đóng góp hết mình vào sự phát triển của công ty.
Đại học Kinh tế Huế
- Luôn động viên, khuyến khích nhân viên học hỏi, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của sự sáng tạo; hạn chế mọi hình thức khiển trách đối với những ý tưởng không mang lại kết quả tốt nhằm khích lệ tinh thần nhân viên, giúp họ mạnh dạn hơn khi đề xuất ý tưởng.
3.2.5. Sự công bằng và nhất quán trong các chính sách quản trị
Tính công bằng và nhất quán là yếu tố cần thiết khi xây dựng các chính sách quản trị nhằm tạo ra động lực kích thích, động viên nhân viên do bởi nhân viên thường mong đợi những cố gắng và kết quả thực hiện công việc của họ sẽ được đánh giá, khen thưởng xứng đáng với công sức nỗ lực đã bỏ ra.
- Các cấp lãnh đạo phải làm cho mọi nhân viên nhận thức được sự chênh lệch về năng lực của họ và mức lương họ sẽ nhận được để có động cơ phấn đấu.
- Nâng cao và hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý nhân viên, phòng tổ chức hành chính nên chủ động hơn trong công tác đánh giá thành tích người lao động, xây dựng các tiêu chí đánh giá khách quan, công bằng, phù hợp với từng chuyên môn của nhân viên từ đó có cơ sở, căn cứ cho việc đề bạt.
- Để duy trì và gia tăng đánh giá của nhân viên về yếu tố này thì sự công khai và minh bạch, rõ ràng trong các chính sách là điều rất quan trọng. Nếu các chính sách và hoạt động quản trị trong doanh nghiệp giúp nhân viên nhận thấy rằng sự cố gắng, vất vả và mức độ thực hiện công việc tốt của họ được đền bù tương xứng, họ sẽ cố gắng làm việc, có thể hình thành tính năng động, sáng tạo của nhân viên.
- Sự công bằng còn thể hiện ở tính chất công việc, mức độ vất vả, không nên đánh giá chung giữa các nhóm khác nhau điều đó làm cho nhân viên cảm thấy không
công bằng trong đánh giá. Đại học Kinh tế Huế