1.1 Tổng quan về chi gừng
1.1.3 Tác dụng dược lý
Gừng có vị cay, tính ôn. Quy kinh tỳ, vị, phế.
Gừng có công năng chữa phong hàn, ôn trung hòa vị, và chỉ nôn và được kết hợp trong một số bài thuốc để tăng tác dụng chỉ nôn (bán hạ chế); tăng tác dụng chỉ ho (bán hạ chế); giảm tính hàn của một số vị thuốc, tăng tính ấm cho vị thuốc (thục địa chế); giảm tác dụng gây nê trệ của một số vị thuốc sinh tân dịch như huyền sâm, mạch môn; tăng tác dụng phát tán của thuốc, giảm tính kích ứng của một số vị thuốc (bán hạ) [39].
Sinh khương là thân rễ tươi của cây gừng, có vị cay, tính ấm. Sinh khương thuộc nhóm thuốc giải biểu cay ấm (tân ôn giải biểu, phát tán phong hàn) dùng
(CH2)nCH3
O OH
HO H3CO
Gingerol
(CH2)nCH3 O
HO H3CO
shogaol
n = 4: 6 - gingerol n = 6: 8 - gingerol n = 8:10- gingerol Dehydrat hóa
O HO
H3CO Retro-aldo
zingeron n = 4: 6 - shogaol
n = 6: 8 - shogaol n = 8:10- shogaoll
C (CH2)nCH3
H O
n = 4: Hexanal n = 6: Octanal n = 8: Decanal
+
13 trong cảm mạo do phòng hàn gây ra; làm ấm vị (ấm dạ dày) hết nôn dùng khi bị lạnh… dùng để giải cảm, phế lạnh có đàm, lạnh bụng, ăn không tiêu [39].
Can khương là thân rễ phơi khô của cây gừng, có vị cay, tính ấm. Quy kinh tỳ, vị, tâm và phế. Can khương thuộc nhóm thuốc khử hàn (thuốc ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch) có công năng ôn trung ở liều thấp, hồi dương ở liều cao dùng khi tỳ vị hư nhược; hàn gây tiết tà bụng sôi, phân nát lỏng; hàn tà phạm vị gây nôn ra nước dãi; hàn ẩm phạm phế gây ho, khí, suyễn [39].
b. Theo y học hiện đại
Hiện nay, gừng không những được sử dụng khá phổ biến như một loại gia vị mà còn được bổ sung vào các khẩu phần ăn để chữa bệnh buồn nôn, chống say tàu xe, chống oxy hóa và kháng viêm [40]. Dịch chiết từ củ gừng gồm các hợp chất bay hơi và chất tan tạo ra mùi hương đặc trưng và vị cay của gừng. Trong đó, hai hợp chất 6-gingerol và 6-shogaol tạo vị cay đặc trưng hơn các hợp chất khác có trong gừng.
Các nghiên cứu y học hiện đại đã có những kết luận về tác dụng dược lý của gừng gây tác dụng co mạch, hưng phấn thần kinh trung ương và thần kinh giao cảm, tăng tuần hoàn, tăng huyết áp, ức chế trung tâm nôn, sung huyết ở dạ dày, cầm máu nhẹ.
+ Tác dụng giảm đau bụng kinh nguyên phát: nghiên cứu phân tích meta và tổng quan hệ thống đã chứng minh hiệu quả của 750 – 2000mg bột gừng trong 3 – 4 ngày đầu tiên của chu kì kinh nguyệt cho chứng đau bụng kinh nguyên phát [41].
+ Tác dụng trên cải thiện các chỉ số glycemic của bệnh nhân đái tháo đường tuýp II: Nghiên cứu mù đôi, thử nghiêm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng của Shidfa F. và cộng sự đã chỉ ra việc cung cấp 3 g bột gừng trong 3 tháng đã cải thiện chỉ số glycemic indices, TAC (dung lượng chống oxy hóa toàn phần trong huyết tương), và PON-1 (chỉ số paraoxonase) trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 [42].
+ Tác dụng chống nôn: Nghiên cứu pha 2 ngẫu nhiên mù đôi có đối chứng với placebo của Konmun J. và cộng sự đã chỉ ra tác dụng chống nôn của bệnh nhân có khối u rắn được điều trị hóa chất [43] và tác dụng được chỉ ra tương tự trong nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư vú nữ [44]. Ngoài ra rất nhiều nghiên cứu cũng
14 đã chỉ ra tác dụng vượt trội của gừng so với placebo trên tác dụng chống buồn nôn và chống nôn [45, 46].
+ Tác dụng kháng khuẩn: gừng có tác dụng ức chế một số khuẩn Escherichia coli gây tiêu chảy ở chuột [27].
+ Tác dụng chống viêm: Nghiên cứu đến từ Trung Quốc đã báo cáo kết quả 113 bệnh nhân với bệnh thấp khớp và đau thắt lưng đã tiêm dịch chiết gừng 5 – 10% vào điểm đau. Kết quả là những bệnh nhân giảm đau một phần hoặc toàn bộ, giảm các khớp sung và cải thiện hoặc phục hồi chức năng khớp [13]. Một nghiên cứu khác sử dụng bột gừng đường uống cho bệnh nhân thấp khớp và rối loạn cơ xương (MSDs) cũng báo cáo kết quả tương tự trên mức độ giảm đau khác nhau cũng như giảm sưng [47].
+ Tác dụng chống oxy hóa: Hoạt tính chống oxy hóa của gừng được chứng minh cả trên các nghiên cứu in vitro và in vivo. Tác dụng chống oxy hóa của gừng được chỉ ra trên tác dụng ức chế quá trình peroxyd hóa lipid, tăng glutathione cũng như loại bỏ các gốc tự do trên mô hình động vật [48-50].
Một số nghiên cứu so sánh tác dụng dược lý của 6-gingerol và 6-shogaol + Qua những nghiên cứu được công bố gần đây thể hiện rõ tác dụng ức chế tế bào ung thư đại trực tràng trên người. 6-shogaol thể hiện cơ chế rõ ràng và tiêu diệt nhiều tế bào ung thư đại trực tràng 6-gingerol [51].
+ Trên tác dụng chống oxy hóa: thử nghiệm in vitro đã đưa ra kết quả giá trị IC50 của 6-gingerol, 8-gingerol, 10-gingerol và 6-shogaol lần lược là 26,3, 19,47, 10,47 và 8,05 àM [52]
+ Tác dụng chống lại gốc tự do [O]: giá trị IC50 của 6-gingerol, 8-gingerol, 10-gingerol và 6-shogaol lần lược là 4,05, 2,5, 1,68 và 0,85 àM [52].
+ Tác dụng chống lại gốc tự do [-OH]: giá trị IC50 của 6-gingerol, 8-gingerol, 10-gingerol và 6-shogaol lần lược là 4,62, 1,97, 1,35 và 0,72 àM [52].
Điều này chứng tỏ tác dụng chống oxy hóa và chống viêm của 6-shogaol là mạnh nhất và 10-gingerol có tác dụng mạnh nhất trong các gingerol.
Chưa có một báo cáo chính thức nào liên quan đến việc sử dụng gingerol ở người. Tuy nhiên theo một số nguồn, Gingerol được khuyến cáo nên tránh hoàn
15 toàn đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Họ cũng cho rằng trẻ em từ 2- 17 tuổi chỉ nên sự dụng tối đa 1,3 g/ngày và người lớn từ 18 tuổi trở lên nên tiêu thụ không nhiều hơn 4 g/ngày [53].
Các thử nghiệm trên in vitro trên chuột đã chỉ ra sản phẩm từ gừng như trà gừng có ảnh hưởng đến bào thai chuột (làm cho phôi thai phát triển sớm hơn và tăng sự phát triển của bào thai), nên khuyến cáo không nên sử dụng trà gừng cho phụ nữ có thai. Trên thử nghiệm lâm sàng có báo cáo trà gừng gây tiêu chảy nhẹ, gây ợ nóng và làm kích thích dạ dày khi dùng liều cao hơn 6g/ngày [40].
Trên thực tế, một số nghiên cứu đã so sánh hoạt tính sinh học của 6-gingerol và 6-shogaol, là hai thành phần đại diện cho hai nhóm quan trọng nhất trong chất cay là nhóm gingerol và shogaol. Bằng chứng là trên các tác dụng chống viêm, dị ứng, hoặc hoạt tính chống các gốc oxy hóa, 6-shogaol đều cho tác dụng ở mức liều thấp hơn 6-gingerol. Tuy nhiên, vì hoạt tính mạnh ở liều thấp này, 6-shogaol sẽ gây tác dụng quá mức nếu có hàm lượng quá cao trong gừng. Chính vì điều này mà trong dược điển Mỹ USP35 quy định giới hạn trên cho 6-shogaol không được quá 0,18% tính theo hàm lượng dược liệu khô [54].
Một số phương pháp định lượng chất cay trong gừng
Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu tiến hành định lượng các hàm lượng chất cay trong gừng từ nhiều nguyên liệu khác nhau: gừng tươi [55, 56], bột gừng, trà gừng, các viên nang mềm, nang cứng chứa gừng, gel giảm đau chứa gừng… Trong các nghiên cứu đó, phương pháp hay sử dụng nhiều nhất là HPLC và HPLC-MS được trình bày chi tiết bảng 1.5 với nguyên liệu đầu vào là bột gừng.
16 Bảng 1.5. Các phương pháp định lượng 6-gingerol bằng HPLC
TLTK Xử lý mẫu Điều kiện
[30]
Cân chính xác khoảng 1 g bột gừng, đặt trong ống ly tâm, thêm 30 ml hỗn hợp MeOH và nước (3: 1), lắc trong 20 phút, sau đó ly tâm và tách riêng phần chất lỏng bên trên, lặp lại việc chiết xuất thêm 2 lần nữa. Gộp dịch chiết định mức vừa đủ 100 ml.
Cột C18, 40oC, pha động: H2O: ACN:
H3PO4 (3800: 2200:
1);
UV: 205nm; V = 10àL, tR = 19 phỳt
[57]
Cân chính xác 0,25 g bột cho vào bình nút mài, thêm 20 ml của MeOH 75% và cân. Dùng sóng siêu âm (100 W, tần số 40 kHz) trong 40 phút, để nguội và cân lại, bù lại thể tích dung môi đã mất.
Cột: C18, pha động:
ACN: MeOH: H2O (40: 5: 55); UV:
280nm; V = 10àL
[58]
Cân chính xác 2,0 g gừng tươi/ bột gừng thêm 60 ml MeOH, chiết hồi lưu trong 2 giờ và lọc, lặp lại quá trình hồi lưu với 30 ml MeOH, gộp dịch chiết và định mức 100 ml.
Cột: C18, pha động:
ACN: H2O (45: 55);
UV: 280nm; V = 10àL, tR = 7 phỳt
[59]
Cân chính xác 150 mg bột gừng, chiết xuất bằng 10 ml ethylacetat.
Đuổi dung môi và thêm 2,0 ml dung môi pha động, lắc trộn khoảng 25 giây và ly tâm 2500 ± 100 vòng/
phút trong 20 phút. Lấy dịch lọc bằng pipet trong vial 700 àL
Cột: C8, pha động:
MeOH: H2O (65 : 35)
UV: 282 nm; f = 1,0 ml/phỳt; V = 25 àL, tR = 5,716 phút
[55] Gừng được chiết xuất bằng methanol.
Dịch chiết methanol được lọc vào
Cột: Inertsil ODS-3
17 chuyển vào bình cô quay 100 ml, quay
chân không ở 40oC.
Pha động: MeOH : H2O; UV: 282 nm; f
= 1,0 ml/ phút, tR
=3,8-16,2 phút
[31]
Gừng rửa sạch, thái lát, và làm sấy lạnh, rây qua rây 200. Cân 10 g bột gừng đặt trong bình thủy tinh Soxhlet chiết bằng CO2 áp suất cao. Nhiệt độ dùng bình cách thủy 45 ± 2oC, p = 600 – 700 psi, t = 24 giờ. Sau đó, được làm lạnh -70oC (dùng cồn) để giảm áp suất bên trong. Chiết bằng aceton dưới áp suất giảm thu được nhựa dầu gừng.
Cột: Varian Micro Pak SP- C18, pha động: Gradient từ MeOH : H2O (65 : 35) tới MeOH : Nước (100 : 0); UV 282 nm; f = 1,0 ml/
phút, tR = 6,2 phút